Người già không nên bổ sung vitamin
Việc bổ sung vitamin đối với người già là vô cùng cần thiết.
Vitamin có vai trò hết sức quan trọng, bảo đảm các chuyển hóa, các quá trình hóa học trong cơ thể, trong đó các quá trình phản ứng men rất hệ trọng mà các quá trình đó vốn đã giảm sút theo tuổi già. Do vậy, bổ sung vitamin đối với người già là cần thiết. Tuy nhiên, việc bổ sung tùy tiện, không đúng cách sẽ gây ra rất nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm.
Có nên bổ sung vitamin cho người già?
Đối với người già, khả năng bài tiết dịch vị giảm, gây trở ngại cho hoạt động của các vi khuẩn lên men ở ruột, giảm khả năng tổng hợp một số vitamin của chúng, do đó gây cho cơ thể người cao tuổi thiếu một số vitamin.
Mặt khác, người già thì nhu cầu về nhiều loại vitamin đều tăng lên. Các vitamin có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa những suy nhược cơ thể, ngăn ngừa sự lão hóa… Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ teo dạ dày ở người già rất cao, sự kém tiết dịch dạ dày và ruột sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu thức ăn, các chất khoáng và vitamin.
Các vitamin có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa những suy nhược cơ thể, ngăn ngừa sự lão hóa…(Ảnh: Internet)
Theo GS.TS Bùi Minh Đức (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), trong chế độ ăn uống hàng ngày, rau và trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể nhưng không thể đầy đủ các loại vitamin, chẳng hạn như vitamin C, không phải tất cả các loại rau có chứa vitamin C. Ngoài ra, vitamin C có thể dễ dàng bị mất khi các loại rau được rửa sạch, nó cũng có thể bị mất ở nhiệt độ cao trong quá trình nấu. Ngoài ra, nó thậm chí có thể bị oxy hóa trong không khí, đôi khi, hơn 90% vitamin C có thể bị mất.
Video đang HOT
Đồng thời, áp lực cao trong cuộc sống và công việc cũng có thể tiêu thụ một lượng vitamin nhất định. Do đó, việc bổ sung các vitamin và nguyên tố vi lượng cho người già là rất cần thiết.
Một số vitamin cần bổ sung cho người già
Các vitamin B: vitamin B1 giúp chuyển hóa glucid và dẫn truyền thần kinh, dùng chữa tê phù, viêm đa thần kinh, đau xương khớp; Vitamin B2 làm lành các tổn thương mắt, da và niêm mạc; Vitamin B6 tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa ở hệ thần kinh… ;Vitamin B12 có thể làm giảm hàm lượng homocysteine trong cơ thể, qua đó giúp phòng chống bệnh mất trí nhớ ở người già.
Vitamin D: Thiếu vitamin D không chỉ gây gẫy xương mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ bắp, hệ thống miễn dịch, hệ thống tim mạch…
Beta caroten và vitamin A: beta caroten là tiền chất vitamin A (khi ăn vào cơ thể, nó được chuyển thành vitamin A), nhưng điều đặc biệt là các betacaroten có khả năng khử các gốc tự do (một chất gây hại cho cơ thể) tốt hơn vitamin A; nó còn giúp trẻ hóa làn da, giảm tử vong do bệnh tim mạch. Còn vitamin A thì giúp quá trình tạo da, niêm mạc và tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn, rất cần cho người bị khô mắt, rụng tóc…
Vitamin E: Là chất chống oxy hóa mạnh. Nó có tác dụng chống xơ cứng tổ chức, kích thích dinh dưỡng hệ thần kinh cơ, làm trẻ hóa tế bào, giúp chữa các bệnh ở mô tạo keo… Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng rất rõ trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm sự mệt mỏi, suy nhược.
Vitamin C: tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức đề kháng của cơ thể; khi thiếu nó, nhiều phản ứng miễn dịch sinh học của cơ thể giảm xuống. Vitamin C có nhiều tác dụng tốt đối với người cao tuổi như giúp tổng hợp lipid, protein, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng với nhiễm khuẩn, bảo vệ tốt các mạch máu và hệ hô hấp.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong cuộc sống hàng ngày, người già cần đảm đảm hai nguyên tắc đó là chế độ ăn uống cân bằng và bổ sung các loại thuốc phù hợp để duy trì sức khỏe cho cơ thể.
Đối với người già còn có khả năng ăn uống và tiêu hóa tốt thì nên bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin. Vitamin E có nhiều trong mầm giá đỗ, hành, rau xà lách, trứng, dầu thực vật… Vitamin A có nhiều ở mỡ cá, gan gia súc gia cầm và caroten có nhiều trong gấc, cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ, xoài muỗm… Vitamin B1 có nhiều trong men bia, thịt (gà, bò, lợn…), đậu đỗ, lớp ngoài của hạt gạo (cám). Vitamin C thì có nhiều trong rau quả tươi. Người già nên ăn nhiều rau quả tươit, nó có tác dụng chống xơ mỡ động mạch, chống táo bón, điều hòa tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng và có nhiều vitamin, nhất là vitamin C.
Theo Eva
Mẹo hay duy trì sức sống sau tuổi 50
Tuổi 50 đánh dấu một giai đoạn mới của đời người, sức khỏe sau tuổi này cần thiết phải quan tâm nhiều hơn. Mạng sức khỏe của Pháp đưa ra 3 phương pháp tham khảo giúp tuổi trung niên tìm lại được sức sống để có thể 50 năm tiếp theo "vẫn chạy tốt".
Điểm then chốt để duy trì sức khỏe chính là duy trì giấc ngủ chất lượng, tuy nhiên những người ở độ tuổi trên dưới 50 thường xuất hiện chứng mất ngủ. Do đó, trước hết hãy tăng cường đi bộ, hòa mình vào thiên nhiên trong lành với ánh nắng không quá gay gắt.
Ánh sáng tự nhiên có tác dụng quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể. Tối kị là ngồi lỳ trong nhà hoặc phòng làm việc cả ngày, nên ra ngoài nhiều, tham gia các hoạt động giao lưu xã hội. Tiếp theo, xây dựng thói quen nghỉ ngơi có quy luật, đến đúng giờ là phải đi ngủ. Đồng thời, những vấn đề như ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn đều phải được điều chỉnh, loại bỏ từ trước khi ngủ, vì độ tuổi 50 rất dễ nhạy cảm với những yếu tố gây phiền nhiễu giấc ngủ trên.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý với tuổi tác
Do tuổi tăng cao, hệ bài tiết hoạt động cũng chậm dần, cảm giác thèm ăn giảm sút, vị giác suy yếu. Lúc này, duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng và đủ dưỡng chất là hết sức quan trọng, 4 loại chất dinh dưỡng sau càng phải đặc biệt chú ý:
Ở độ tuổi 50 nên bổ sung ngũ cốc nguyên cám. (Ảnh minh họa)
Bổ sung ngũ cốc nguyên cám
Bổ sung ngũ cốc nguyên cám (ví dụ như gạo lứt) làm thành phần thực phẩm chủ đạo để cung cấp cho cơ thể các chất carbohydrate, loại thực phẩm này cũng giàu cellulose, do đó có thể giúp người cao tuổi phòng tránh được khó tiêu, táo bón. Tiếp theo, những người ở độ tuổi 50 cần chú ý đến tiếp nạp protein hợp lý, loại chất này góp phần nuôi dưỡng cơ bắp và có thể kháng viêm. Thực phẩm chứa protein chất lượng gồm thịt gia cầm, cá, trứng, các loại sữa, chế phẩm từ đậu và trái cây sấy khô. Thứ 3, nên lựa chọn dầu ăn thực vật trong chế biến bữa ăn hàng ngày, điều này có lợi cho phòng tránh các bệnh về tim mạch. Cuối cùng, không thể coi nhẹ việc bổ sung vitamin D, loại vật chất này có nhiều trong dầu cá, vitamin D giúp tổng hợp canxi, phòng chứng loãng xương.
Vận động nhẹ nhàng, có quy luật
Duy trì thể dục hàng ngày là cách tốt nhất để phòng tránh tuổi già
Duy trì thể dục hàng ngày là cách tốt nhất để phòng tránh tuổi già, duy trì sức sống trẻ trung. Thường xuyên luyện tập giúp các khớp linh hoạt hơn, tăng cảm giác thèm ăn, giảm áp lực căng thẳng. Ngoài ra, vận động cũng giúp người già giảm tỷ lệ phát sinh chứng alzheimer. Bước qua tuổi 50, các động tác vận động nên được chú ý giảm cường độ và giảm lực. Trong khi vận động nên duy trì hơi thở đều và phương pháp luyện tập chuẩn xác, nếu xuất hiện cảm giác đau mà cho rằng không phải do vận động bình thường dẫn đến, thì nên kịp thời đến bác sĩ khám.
Theo Khánh Chi (An ninh thủ đô)
Duy trì sự khỏe mạnh của tim mạch ở tuổi già Các bệnh lý tim mạch là mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe người cao tuổi. Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, vữa xơ động mạch... luôn gia tăng tỷ lệ thuận với tuổi tác. Tuy nhiên, nếu chúng ta có một chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý sẽ làm giảm nguy cơ mắc các...