Người em gái quyền lực của ông Milei
Trong suốt nhiều tháng vận động bầu cử, “El Jefe” luôn đi trước anh trai bà trên sân khấu để giới thiệu ông với đám đông.
“El Jefe” – tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “ông chủ”, là cách mà mọi người thường gọi bà Karina Milei, em gái của tân Tổng thống Argentina Javier Milei.
Bà được xem là nhân vật đứng sau thành công của ông Milei trên con đường lên đỉnh cao quyền lực.
Khi ông Javier Milei lần đầu tiên bước vào Dinh Tổng thống Argentina hồi đầu tháng 12/2023, đi kèm bên ông không phải là Phó Tổng thống Victoria Villarruel, cũng không phải là bạn gái ông, nữ diễn viên Fátima Flórez. Người hộ tống ông Milei vào thời điểm chính trị quan trọng này là một phụ nữ được nhiều nhà phân tích mô tả là người có quyền lực thực sự đằng sau chiếc ghế tổng thống của ông Milei: Đó là em gái Karina của ông.
Bà Karina được cho là người có quyền lực thực sự đằng sau ông Milei.
Quyền lực của bà được cho là còn hơn cả người anh trai Milei. Theo El Loco, cuốn tiểu sử phát hành gần đây về Tổng thống Milei của tác giả Juan Luis González, El Jefe quản lý nhật ký sinh hoạt và làm việc của ông Milei, quyết định ai có quyền tiếp cận nhà lãnh đạo, thậm chí cả cách ông ấy ăn mặc. Bà vốn là thành viên kín tiếng nhất của chính quyền mới và cũng được cho là bộ não đằng sau một trong những hiện tượng chính trị bất ngờ nhất trong lịch sử gần đây của Argentina. Bà là người có công trong việc xây dựng một phong trào thu hút gần 56% tổng số phiếu bầu trong cuộc bầu cử. El Jefe đã nghĩ ra một số ý tưởng khiến ông Milei nổi tiếng, bao gồm cả việc xổ số trả lương cho ông với tư cách là thành viên quốc hội sau khi ông được bầu lần đầu tiên vào năm 2021. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào năm 2022, ông Milei đã ví em gái mình như một “lãnh đạo vĩ đại”, còn bản thân ông chỉ là “người phát ngôn”.
Video đang HOT
Argentina có truyền thống lâu đời về các cặp đôi thống trị chính trường tổng thống. Juan Domingo Perón và Eva “Evita” Perón xây dựng một phong trào dân túy đã xác định nền chính trị trong nước trong nhiều thập kỷ cũng như giới thiệu các ngày nghỉ được trả lương và quyền bầu cử cho phụ nữ. Gần đây hơn, Néstor Kirchner và Cristina Fernández de Kirchner lần lượt giữ chức tổng thống từ năm 2003 đến năm 2015, với chương trình nghị sự theo chủ nghĩa Peronist.
Việc lần này có hai anh em độc thân và không có con cái được một số người coi chỉ là sự phản ánh nền chính trị mà gia đình Milei đang mang đến cho đất nước Argentina đang gặp khủng hoảng.
Carolina Barry, nhà nghiên cứu khoa học chính trị tại Hội đồng Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia (CONICET) và Đại học Quốc gia Tres de Febrero, cho biết: “Quyền lực của Karina Milei vượt xa mọi vị trí chính trị. Bà ấy kiểm soát nhiều khía cạnh trong cuộc sống của ông Milei, từ việc kiểm tra ánh sáng trên sân khấu để bạn không thể nhìn thấy chiếc cằm đôi của ông, đến việc giúp ông giảm cân và đảm bảo ông gặp được những doanh nhân phù hợp. Đặt tất cả những khác biệt lớn sang một bên, bà ấy khiến tôi nhớ đến hình ảnh của bà Eva Perón. Bà ấy là một nhân vật đứng trên cấu trúc chính trị và có nhiều quyền lực hơn các bộ trưởng, thậm chí cả thống đốc”.
Nhưng, không giống như bà Eva Perón – người đảm nhận vai trò là tiếng nói của những người bị gạt ra ngoài lề xã hội ở Argentina và trở thành gương mặt đại diện cho dự án Peronist – bà Karina Milei chỉ trả lời một vài cuộc phỏng vấn. Bà tốt nghiệp chuyên ngành quan hệ công chúng tại Đại học Kinh doanh Argentina và có một số công việc kinh doanh tương đối thành công, trong đó có một cửa hàng bánh ngọt, trước khi bắt đầu tổ chức các chương trình nghị sự trước công chúng của anh trai mình và bắt đầu sự nghiệp của ông ấy trong đời sống công chúng cách đây khoảng một thập kỷ.
Bà Karina sinh ra ở Buenos Aires vào năm 1972, kém anh trai mình 2 tuổi. Họ là những người con của ông Norberto Milei và bà Alicia Lucich. Lớn lên, Javier sống xa cách cha mẹ, và bà Karina là thành viên gia đình duy nhất mà ông giữ liên lạc trong nhiều năm. Theo CNN và BBC, thuở nhỏ Javier hay bị bắt nạt và bạo lực gia đình. Karina lúc đó là chỗ dựa tâm lý duy nhất trong suốt thời thơ ấu của ông. Bất chấp việc Karina cố gắng giữ kín chuyện riêng tư gia đình, trong một số cuộc phỏng vấn, Javier đã xác nhận một số khía cạnh trong mối quan hệ gia đình của hai anh em.
Trưởng thành, Karina đi học và có bằng cấp về quan hệ công chúng của Đại học Kinh doanh Argentina và cũng học tiếp thị tại Đại học Belgrano. Trước khi tham gia chính trị cùng anh trai, bà là giám đốc tài chính của ông. Karina cũng học để trở thành đầu bếp bánh ngọt, nhà điêu khắc và người bói bài tarot, những hoạt động mà bà làm theo sở thích và công việc.
Việc ông Milei đề cử bà Karina làm Tổng Thư ký tổng thống vào ngày 10/12/2023 đã được thực hiện sau khi ông nhậm chức cùng ngày và một trong những hành động đầu tiên của ông là sửa đổi một sắc lệnh đã được người tiền nhiệm Mauricio Macri ban hành, trong đó cấm đề cử người thân của tổng thống vào các vị trí trong nội các.
Karina Milei là một trong những phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực chủ chốt của chính quyền Tổng thống Milei. Những người khác bao gồm Phó Tổng thống Victoria Villarruel; Patricia Bullrich – người về thứ ba trong cuộc bầu cử tổng thống và trước đây là đối thủ gay gắt của ông Milei; và người thứ tư là bà Sandra Pettovello – một nhà báo bảo thủ, sẽ phụ trách một bộ mới chịu trách nhiệm lãnh đạo các vấn đề bao gồm giáo dục, lao động và phát triển
Tổng thống Argentina kêu gọi Quốc hội thông qua các giải pháp kinh tế khẩn cấp
Tổng thống Argentina Javier Milei đã kêu gọi Quốc hội nước này thông qua gói chính sách cải tổ triệt để kinh tế vĩ mô do Chính phủ đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển, kiềm chế tình trạng siêu lạm phát, giải quyết tình trạng nghèo đói gia tăng và tăng nguồn dự trữ ngoại tệ.
Tổng thống Argentina Javier Milei phát biểu tại Buenos Aires. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông điệp gửi tới người dân Argentina vào đêm Giao thừa, ông Milei cảnh báo nếu các nghị sĩ không thông qua Nghị định Cần thiết và Khẩn cấp (DNU) cũng như một dự thảo luật với nhiều giải pháp kinh tế - xã hội nhằm cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu công, giảm thiểu tình trạng thâm hụt ngân sách, mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy tư nhân hóa, nền kinh tế lớn thứ ba Mỹ Latinh sẽ rơi vào tình trạng "thảm họa chưa từng có tiền lệ trong lịch sử".
Tổng thống Milei, người nhậm chức hôm 10/12 vừa qua, khẳng định tính cấp bách cần cải tổ triệt để nền kinh tế bằng những "liệu pháp gây sốc", đồng thời cũng thừa nhận trong dự thảo luật trình Quốc hội thông qua với tên gọi "Luật Xe buýt", Chính phủ sẽ có "đặc quyền" trong việc đưa ra các chính sách kinh tế, tài chính, an ninh và xã hội tới cuối năm 2025 để điều hành đất nước và có thể gia hạn quyền này thêm hai năm tiếp theo.
Trong phát biểu được phát trên kênh truyền hình và đài phát thanh quốc gia, ông Milei tuyên bố "Luật Xe buýt cho phép cơ quan hành pháp quyền tối cao cần thiết để hành động trong tình huống khẩn cấp hiện nay, tránh để đất nước rơi vào thảm họa kinh tế, bên cạnh việc thúc đẩy những cải cách triệt để về thương mại, thuế, sản xuất, xã hội, an ninh, giáo dục và hoạt động ở tất cả các cấp chính quyền".
Theo ông Milei, các nghị sĩ có thể bác bỏ dự luật này và "tiếp tục mô hình đã làm nghèo đất nước trong suốt một thế kỷ qua" hoặc thông qua gói chính sách cải cách để có thể tạo ra "một sự thay đổi sâu sắc". Ông Milei, thủ lĩnh đảng cựu hữu Tự do tiến lên (La Libertad Avanza, LLA) chiếm thiểu số trong Quốc hội, nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động "ngay lập tức và quyết liệt trong tình trạng nguy kịch hiện nay".
Thành lập năm 2021, LLA chỉ nắm 38/257 ghế ở Hạ viện và 7/72 ghế ở Thượng viện, rất cần sự ủng hộ của lưỡng viện Quốc hội để thông qua khoảng 500 chính sách cải cách do Chính phủ đề xuất.
Ông Milei thừa nhận tình cảnh hiện nay của Argentina tồi tệ hơn so với cuộc khủng hoảng giai đoạn 2001-2002 tại nước này và những tháng tới sẽ "rất khắc nghiệt" với tất cả người dân quốc gia Nam Mỹ. Ông kêu gọi các công dân cùng lên tiếng yêu cầu các nghị sĩ thông qua dự thảo luật cải cách của Chính phủ.
Từ ngày 26/12 vừa qua, Quốc hội Argentina đã triệu tập phiên họp bất thường để xem xét gói các chính sách cải cách của Chính phủ và dự kiến phiên họp này sẽ kéo dài tới 31/1 tới. Nhiều nghị sĩ đảng đối lập đã gửi đơn kiện lên Tòa án Tối cao vì cho rằng việc Chính phủ soạn thảo dự luật tự cho cơ quan này quyền tối cao điều hành đất nước là hành động vi hiến.
Ông Milei, 53 tuổi, đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng hai diễn ra hôm 19/11 vừa qua sau khi giành được 55% số phiếu bầu. Đây là lần đầu tiên kể từ khi nền dân chủ Argentina được thiết lập vào năm 1983, một chính trị gia theo chủ nghĩa tân tự do và không phải là người của các nhóm liên minh chính trị trung tả và trung hữu lên nắm quyền điều hành đất nước.
Argentina thông báo chính thức về việc không gia nhập BRICS Ngày 29/12, Tổng thống Argentina, Javier Milei, chính thức thông báo về việc nước này sẽ không gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) theo như lịch trình dự kiến vào ngày 1/1/2024 tới. Tổng thống Argentina Javier Milei và Ngoại trưởng Diana Mondino. Nguồn: EFE Trong thư gửi lãnh đạo 5 nước thành viên BRICS gồm Tổng thống các...