Người dùng tránh được lừ.a đả.o từ nhận dạng khuôn mặt nhờ công cụ AI mới
Mô hình AI Chameleon có thể thêm mặt nạ kỹ thuật số để bảo vệ hình ảnh khỏi các công cụ nhận dạng khuôn mặt.
Công cụ Chameleon sử dụng một kỹ thuật đặc biệt để bảo vệ chất lượng hình ảnh của khuôn mặt được bảo vệ
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có thể bảo vệ người dùng khỏi việc quét khuôn mặt từ những tin tặc, lừ.a đả.o để truy cập vào các thông tin, tài khoản số cá nhân.
Công cụ này được gọi là Chameleon.
Chameleon hoạt động “che giấu” khuôn mặt người dùng bằng cách tạo ra một mặt nạ ẩn, mô hình trí tuệ nhân tạo này được tối ưu hóa về dữ liệu khiến nó có thể được sử dụng trên các thiết bị công nghệ hiệu suất thấp.
Mô hình AI này được các nhà nghiên cứu Học viện Công nghệ Georgia ( Georgia Tech, Mỹ) công bố trên tạp chí arXiv.
Video đang HOT
Nó sẽ giúp người dùng có thể bảo vệ danh tính của mình khỏi các nỗ lực quét dữ liệu khuôn mặt của những tin tặc và các bot thu thập dữ liệu AI.
Giáo sư Ling Liu, Khoa Dữ liệu Điện toán Thông minh, Trường Khoa học Máy tính của Georgia Tech cho biết: “Việc chia sẻ dữ liệu và phân tích bảo vệ quyền riêng tư như Chameleon sẽ giúp thúc đẩy việc quản trị, áp dụng công nghệ AI một cách có trách nhiệm, đồng thời tạo động lực trong lĩnh vực khoa học với sự đổi mới và có trách nhiệm”.
Sau khi mô hình mặt nạ được áp dụng, các công cụ nhận dạng khuôn mặt không thể phát hiện hình ảnh vì quá trình quét sẽ hiển thị chúng “như một người khác”.
Trên thực tế, các công cụ AI tương tự như vậy đã tồn tại, nhưng Chameleon được cải tiến rất nhiều như tối ưu hóa dữ liệu và chất lượng bảo mật hình ảnh cao hơn.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, thay vì sử dụng các mặt nạ riêng biệt cho mỗi bức ảnh, công cụ này tạo ra một mặt nạ cho mỗi người dùng dựa trên một vài bức ảnh khuôn mặt do người dùng cập nhật.
Một trong những thách thức từ công cụ này chính là việc bảo toàn chất lượng hình ảnh, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật tối để tối ưu hóa “nhận thức” từ Chameleon.
Nó sẽ tự động kết xuất mặt nạ mà không cần bất kỳ sự can thiệp thủ công hoặc thiết lập tham số nào, do đó cho phép AI không làm lu mờ chất lượng hình ảnh tổng thể.
Đây là một công cụ AI hướng tới bảo vệ quyền riêng tư, các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng, họ sớm có kế hoạch phát hành mã Chameleon công khai trên GitHub, nguồn mở sau đó sẽ được nhà phát triển sử dụng tích hợp vào các ứng dụng.
Nhật Bản: Thúc đẩy một khuôn khổ đối thoại mới về các quy tắc sử dụng AI
Nhật Bản đang cân nhắc thiết lập một khuôn khổ đối thoại mới giữa các quốc gia có ý tưởng tương đồng để thảo luận về các quy định quốc tế đối với việc sử dụng phù hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu tại cuộc họp báo ở Tokyo ngày 17/3/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn Kyodo dẫn một nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết Thủ tướng Kishida Fumio dự kiến sẽ công bố kế hoạch triển khai hội nghị "Những người bạn" về các vấn đề AI tại một cuộc họp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự kiến diễn ra vào ngày 2-3/5 tới tại Paris.
Theo nguồn tin, thông qua khuôn khổ này, Nhật Bản sẽ kêu gọi sự ủng hộ rộng rãi hơn đối với "Quy trình AI Hiroshima" - một sáng kiến được Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) khởi động vào năm ngoái nhằm tạo điều kiện thảo luận về việc xây dựng các quy tắc toàn cầu về AI.
Nhật Bản thúc đẩy ý tưởng trên trong bối cảnh thế giới đang tìm cách kiểm soát việc khai thác các công cụ AI tạo sinh đang phát triển nhanh chóng, trong khi có nhiều ý kiến lo ngại việc lan truyền thông tin sai lệch thông qua sử dụng AI có thể đ.e dọ.a sự ổn định chính trị.
Nguồn tin trên cho biết Nhật Bản đặt mục tiêu đóng vai trò dẫn đầu trong việc xây dựng các quy tắc quốc tế về AI, qua đó thúc đẩy cả việc phát triển công nghệ và quy định liên quan đến AI.
Việc tạo ra Quy trình AI Hiroshima đã được nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh G7 do ông Kishida chủ trì tại Hiroshima vào tháng 5 năm ngoái. Tháng 12 cùng năm, các bộ trưởng kỹ thuật số G7 đã xây dựng một khuôn khổ chính sách toàn diện của quy trình và điều này đã được các nhà lãnh đạo G7 nhất trí trong một cuộc họp trực tuyến cùng tháng. Đây là chương trình quốc tế toàn diện đầu tiên bao gồm các nguyên tắc chỉ đạo và quy tắc ứng xử không chỉ cho các nhà phát triển mà còn cho cả người dùng.
Theo Chính phủ Nhật Bản, các hướng dẫn không ràng buộc này nhằm thúc đẩy các hệ thống AI tiên tiến an toàn, bảo mật và đáng tin cậy.
Cũng theo nguồn tin, Nhật Bản cho rằng việc thiết lập các quy định phổ quát và nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân càng sớm càng tốt là điều cần thiết, theo đó, một cuộc họp của OECD, nơi thảo luận về những thách thức toàn cầu mới, là phù hợp để thể hiện tầm quan trọng của Quy trình AI Hiroshima.
Kỳ lạ người đàn ông nhìn thấy mặt mọi người đều biến dạng Khác với chứng "mù mặt" không nhận ra bất cứ khuôn mặt nào, chứng bệnh lạ này khiến bệnh nhân nhìn thấy những người dù là thân quen nhất đều bỗng trở nên dị dạng. Hình ảnh 2D mô phỏng khuôn mặt biến dạng mà một số người mắc PMO nhìn thấy. Ảnh: Antônio Mello Một ngày mùa đông, Victor Sharrah (59 tuổ.i)...