Người đứng sau những chiến công
Hơn 5 năm kể từ ngày vào công tác tại Đội Tin học – Phòng Viễn thông tin học, Trung úy Bùi Minh Tùng đã tham gia được gần 20 chuyên án lớn nhỏ. Ngày ngày cặm cụi bên bàn máy tính, lặng lẽ làm công việc “hậu trường”, song đóng góp của anh và các chiến sĩ trẻ trong đội tin học vào các vụ án không hề thua kém những đồng nghiệp trên mặt trận tiên phong.
Bùi Minh Tùng miệt mài với công việc không kể ngày đêm
Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội chuyên ngành công nghệ thông tin, chàng trai trẻ sinh năm 1981 đã sớm khẳng định được tài năng của mình khi từng được đảm trách vai trò trưởng nhóm nghiên cứu trong một công ty tư nhân. Thế rồi năm 2008, cơ duyên đã đưa anh đến với ngành công an. Cuộc đời anh bước sang một ngã rẽ mới. Nhớ lại giây phút ấy, Tùng bồi hồi: “Lúc đó, mình chỉ là “dân ngoại đạo” mới bước vào ngành, môi trường làm việc thực sự rất khác biệt, tính kỷ luật trong công tác rất chặt chẽ. Nhất là vấn đề bảo mật phải đặt lên hàng đầu, mọi quy trình đều phải đảm bảo an toàn tuyệt đối chứ không thể lơ là…”.
Công việc đòi hỏi Bùi Minh Tùng phải không ngừng cập nhật kiến thức nên việc thức đến sáng bên máy tính là chuyện rất đỗi bình thường. Lúc rỗi rãi, anh vẫn thường xuyên dành thời gian đọc hàng trăm trang tài liệu mới về tin học bằng tiếng Anh để cập nhật, nâng cao kiến thức, để không bị tụt lại trong cuộc chiến công nghệ cao đang biến động hàng ngày. Cũng nhờ tinh thần đó, trong công việc chuyên môn được giao tại Đội Tin học, Trung úy Bùi Minh Tùng đã đăng ký thực hiện nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, được đồng nghiệp đánh giá cao. Mới đây nhất là đề tài “Phân tích quy trình thực hiện đăng ký tạm trú và tự động hóa một phần quy trình tác nghiệp”, góp phần cải cách hành chính trên địa bàn thành phố một cách rất hiệu quả. Anh cũng đã tham gia thực hiện công tác kiểm tra, phát hiện và khắc phục nhiều lỗ hổng bảo mật hệ thống cho trang thông tin của Công an TP Hà Nội, đồng thời tham gia nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp phòng chống “siêu mã độc” – virus gián điệp Gauss và Flame…
Với người chiến sĩ trẻ “sành” công nghệ thông tin này, những kỷ niệm đáng nhớ nhất vẫn là những lần tham gia cùng các phòng nghiệp vụ, các đơn vị của công an thành phố lập lên các chiến công hiển hách trong cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Chỉ tính riêng trong năm 2012, anh đã phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ và Công an quận Đống Đa, quận Long Biên trong nhiều vụ án kinh tế, vụ án tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, vụ án đánh bạc qua mạng internet, điện thoại, máy fax, camera… Điển hình như vụ án Công ty Diamond Holiday do Lâm Phúc Hùng và Nguyễn Thị Ái Dân lừa đảo hàng triệu USD của hàng nghìn người trên toàn quốc với hình thức vừa đi du lịch vừa kiếm tiền, do Công an quận Long Biên phối hợp với Cục nghiệp vụ Bộ Công an và một số phòng nghiệp vụ của Công an Thủ đô điều tra, phá án thành công. Hay vụ mua bán trái phép chất ma túy do đối tượng Santos Welia Rongavilla, người Philippines cầm đầu….
Dù vậy, công việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng. Tùng kể, có những vụ án mà đối tượng sử dụng rất nhiều phương tiện công nghệ cao, việc giải mã công nghệ để truy tìm, lấy và xác minh thông tin rất khó khăn. Nhiều khi để đảm bảo đúng tiến độ cuộc điều tra, anh cùng các đồng nghiệp trong đội tin học phải thức trắng đêm làm việc tại cơ quan. Chưa kể có những vụ phức tạp mà việc giải mã thông tin kéo dài hàng tháng trời. Áp lực công việc là vậy nhưng nhiều khi lại không thể chia sẻ cùng ai, kể cả với những người gần gũi nhất. Tâm sự chuyện đời tư với chúng tôi, Trung úy Bùi Minh Tùng cho biết, nhiều khi về đến nhà chỉ dám than mỗi chữ “mệt, đau đầu” với vợ con chứ không dám chia sẻ, bởi những thông tin trong quá trình điều tra tuyệt đối không được tiết lộ ra ngoài với bất cứ ai. “Được cái vợ mình dù không làm trong ngành nhưng cũng hiểu đặc thù công việc của chồng, động viên chồng. Đó là động lực để mình tiếp tục toàn tâm toàn ý theo đuổi niềm đam mê tin học, tiếp tục hoàn thành tốt công việc của người chiến sĩ công an” – anh tâm sự.
Theo ANTD
Cảnh báo bệnh quan liêu, giấy tờ tăng trở lại
Hôm qua, 28-3, Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội đã giao ban quý I-2013 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã và các sở, ngành về nội dung cải cách hành chính (CCHC), giải pháp nâng cao ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức, thực hiện Năm kỷ cương hành chính 2013.
Cải cách hành chính đã có nhiều tiến bộ nhưng còn chưa đáp ứng được nhu cầu (Ảnh minh họa)
Theo đánh giá chung, CCHC của TP đã có những chuyển biến tích cực trên một số lĩnh vực, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính và nâng cao ý thức trách nhiệm thực thi công vụ của các cơ quan công quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở. Nhiều thủ tục hành chính liên quan tới đời sống dân sinh, thường bị kêu ca, phàn nàn, bức xúc đã được rà soát, loại bỏ. Nền nếp làm việc, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ, thái độ, tác phong của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là bộ phận một cửa có nhiều chuyển biến tích cực, được dư luận nhân dân ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp, nhân dân vẫn còn kêu ca phàn nàn, chủ yếu là về trách nhiệm giải quyết công việc và sự phối hợp của các sở, ngành thành phố như: Tình trạng đùn đẩy, né tránh hứa hẹn nhưng không giải quyết hoặc chậm giải quyết. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện sách nhiễu, không nhiệt tình giúp doanh nghiệp tháo gỡ, giải quyết khó khăn.
Kết luận hội nghị, đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, TP phải tiếp tục CCHC mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa để đáp ứng yêu cầu bức xúc từ cuộc sống. Đồng chí nói: "Phải CCHC ngay trong cuộc họp này. Đáng ra, mỗi ý kiến chỉ nên 7-10 phút như ở diễn đàn Quốc hội để có nhiều người được nói, có trao đi đổi lại, chất lượng thảo luận sẽ cao hơn". Phân tích những lực cản đối với tiến trình CCHC của TP, Bí thư Thành ủy cho biết, khảo sát gần đây chỉ ra, tồn tại, hạn chế đang nằm ở các sở, ngành nhiều hơn ở cơ sở: "Nhiều quận, huyện còn "kêu" thành phố. Nếu các đồng chí quận, huyện mà ngồi với nhau thì than phiền không nhẹ nhàng đâu, có cả địa chỉ chứ không mơ hồ chung chung...".
Đề cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức, Bí thư Thành ủy nêu ví dụ: "Khi chúng tôi vào thăm tỉnh Bình Dương, có đến công viên Đại Nam (vốn được xem là lớn nhất Việt Nam - PV). Ông chủ dự án có kể lại là khi đầu tư, có đề nghị Bình Dương cho xây dựng một... quả núi - hạng mục chính - trong công viên. Không ai dám duyệt đề xuất này bởi thực tế không có quy định hay tiêu chuẩn nào về việc xây... núi. Đang lúc rất bí thì địa phương "tư vấn" chủ dự án làm đề án xây dựng nhà dáng núi thì mới phê duyệt được. Đó chính là sự sáng tạo của họ. Nếu không có sự vào cuộc thực sự, cộng đồng trách nhiệm như vậy thì không bao giờ có công viên lớn như bây giờ...".
Cảnh báo bệnh quan liêu, công văn, giấy tờ có xu hướng tăng gần đây, Bí thư Thành ủy nói: "Có nhiều dẫn chứng lắm. Đô trưởng TP Viêng Chăn có gửi thư chúc mừng tới lãnh đạo TP nhân dịp Quốc khánh 2-9. Thế mà mất tới 30 ngày sau, thư trả lời cảm ơn bạn mới được trình tới tay tôi. Khi kiểm tra ra thì Văn phòng UBND TP chậm 22 ngày, Sở Ngoại vụ chậm 8 ngày. Không chủ động tham mưu đã là thiếu sót, đến việc trả lời cũng chậm như vậy. Tôi rất khó chịu vì như thế thì còn cảm ơn gì nữa".
Đề cập việc Hà Nội tụt 15 bậc trên bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI - năm 2012, Bí thư Thành ủy cho rằng, "rất đáng tiếc là có tới 5 tiêu chí Hà Nội bị đánh giá ở mức thấp và rất thấp". Đi thẳng vào phân tích tiêu chí được cho là nhạy cảm - "chi phí không chính thức" - Bí thư Thành ủy nói: "Đấy là người ta nói cho nhẹ đi chứ thực ra đó là chi phí tiêu cực. Tôi nghe người ta nói ở đâu cũng có chi phí này, chỉ là nhiều hay ít. Người ta châm biếm là ở nơi khác "bôi" nó "trơn", nhưng Hà Nội thì "bôi" cũng không "trơn"...". Bí thư Thành ủy nhìn nhận, PCI của Hà Nội thấp trước hết thể hiện sự không hài lòng của các DN đối với chất lượng giải quyết công việc của chúng ta trong lĩnh vực tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư.
Đồng chí nhấn mạnh: "Với tinh thần nghiêm túc và thái độ thực sự cầu thị, chúng ta cần đi sâu phân tích, làm rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan. Đây cũng là lời báo động, nhắc nhở chúng ta phải củng cố, chấn chỉnh, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính hơn nữa đòi hỏi chúng ta phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa...".
Bí thư Thành ủy nêu yêu cầu: "Người cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ phải giải quyết đúng đắn, kịp thời các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật chứ không phải là ban phát như trong cơ chế xin - cho".
Theo ANTD
Khởi công xây dựng 4 trụ sở đội CSGT Sáng qua 17-3, CATP Hà Nội đã đồng loạt tổ chức khởi công xây dựng trụ sở mới cho 4 đội CSGT thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt. Theo đó, các đội CSGT được xây dựng trụ sở gồm: Đội CSGT số 3 ở địa chỉ 1234 đường Láng; Đội CSGT số 9 ở số 5 đường thị trấn Phùng; Đội...