Người dùng iPhone và Android chia đều thị phần ở Mỹ
Nghiên cứu mới đến từ Consumer Intelligence Research Partners (CIRP) cho thấy sự chênh lệch giữa lượng người dùng iPhone và Android ở Mỹ gần như không còn rõ ràng nữa.
Người dùng tại Mỹ ngày càng trung thành với iPhone
Theo PhoneArena , báo cáo từ CIRP nói Android và iOS đều chiếm 50% lượng smartphone kích hoạt mới ở Mỹ trong quý 2, kết thúc vào tháng 6.2021. Điều này khác biệt so với 5 năm trước, thời điểm cho thấy sự chia rẽ rõ rệt giữa lượng kích hoạt Android và iPhone. Ở thời điểm đó, gần 70% lượng smartphone mới được kích hoạt thuộc về Android, trong khi iPhone chỉ chiếm nhiều hơn 30% một chút.
Thị phần của Apple đã tăng mạnh trong những năm gần đây và đạt mức cao nhất là 50% trong quý 2/2020 sau khi iPhone SE thế hệ thứ hai ra mắt. Và những con số mới nhất từ CIRP cho thấy nhu cầu vẫn ổn định mặc dù Apple chưa tung ra mẫu iPhone SE mới.
Một phần quan trọng trong thành công gần đây của Apple tại Mỹ là nhờ vào sự trung thành với thương hiệu. CIRP tuyên bố 93% chủ sở hữu iPhone đã chọn gắn bó với Apple trong quý 2/2021, so với 88% người dùng Android.
Về lâu dài, lòng trung thành với iPhone được cho là sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn. Dữ liệu được chia sẻ mới nhất cho thấy lòng trung thành với Apple đã tăng 5% trong 5 năm, trong khi lòng trung thành với Android vẫn không thay đổi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc duy trì sự phân chia 50/50 trong tương lai sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Apple. Khi mà chu kỳ “siêu nâng cấp” dự kiến tiếp tục trong nửa cuối năm 2021, doanh số iPhone 13 được cho là sẽ tăng mạnh. Đồng thời, LG chỉ còn vài tuần nữa sẽ rời khỏi mảng kinh doanh smartphone, dẫn đến việc Apple sẽ bị ít cạnh tranh hơn. Một số khách hàng cũng có thể bị cám dỗ để chuyển sang iPhone, khiến thị phần của Apple thậm chí còn cao hơn.
AirTag ngăn người dùng iPhone chuyển sang Android
AirTag sẽ sớm phổ biến trên toàn cầu nhờ vào hơn một tỷ người dùng iPhone - điều mà các thiết bị từ đối thủ khác không có.
Sau nhiều năm chỉ xuất hiện dưới dạng tin đồn, Apple đã cho ra mắt AirTag - phụ kiện có hình đồng xu với giá 29 USD, cho phép gắn vào các đồ dùng có giá trị, chìa khóa, ba lô... để tìm nếu thất lạc. AirTag hoạt động thông qua phần mềm Find My của Apple.
AirTag sẽ cạnh tranh với một số sản phẩm tương tự trên thị trường, gồm Tile hay Galaxy SmartTag của Samsung.
Mạng lưới hàng tỷ thiết bị Apple sẽ là yếu tố giúp AirTag thành công.
AirTag tận dụng 1 tỷ người dùng iPhone
AirTag không được trang bị nhiều công nghệ. Phụ kiện của Apple được làm bằng thép không gỉ, dùng pin đồng xu CR2032, có Bluetooth LE, chip U1 và hỗ trợ NFC, không có định vị GPS - yếu tố có thể gây hao pin nhanh chóng và đặt người dùng vào nguy cơ về quyền riêng tư. Để hoạt động, nó sẽ dựa vào tín hiệu Bluetooth từ các iPhone, iPad với nhau để thông báo cho người mất. Theo Apple, cách làm này hoàn toàn bảo mật và không lộ dữ liệu người dùng.
"Sử dụng Bluethooth từ hàng trăm triệu thiết bị iOS, iPadOS và macOS, người dùng có thể xác định được vị trí vật dụng bị mất ngay cả khi thiết bị đó không thể kết nối với Wi-Fi hoặc mạng di động", Apple giải thích. "Bất kỳ thiết bị iOS, iPadOS hoặc macOS nào có bật tính năng tìm kiếm ngoại tuyến (Offline Finding) trong cài đặt Find My đều có thể hoạt động như một thiết bị tìm kiếm".
Với AirTag, Apple đang tận dụng hơn một tỷ người dùng iPhone làm cơ sở hạ tầng để xây dựng dịch vụ - điều mà các đối thủ cạnh tranh khác không thể có, ít nhất là hiện tại. Giờ đây, iPhone là một phần của mạng lưới tìm kiếm thiết bị mất cắp hàng đầu thế giới, kể cả khi người dùng smartphone này không mua AirTag.
"AirTag là một ví dụ điển hình về khả năng tận dụng dụng hệ sinh thái của Apple trong việc tạo ra một sản phẩm hấp dẫn", Gene Munster, người sáng lập Loup Ventures, nhận xét. "Với các tính năng điều hướng, kết hợp cùng mạng lưới hàng tỷ thiết bị, AirTag có thể được sử dụng để giúp xác định vị trí đồ bị mất theo cách hiệu quả nhất".
Find My hiện là tính năng được bật mặc định, và cũng là tính năng hữu ích đối với người dùng iPhone. Thông qua tính năng này, người mất iPhone có thể xác định để tìm lại thiết bị, thông qua việc đăng nhập vào iCloud. Tất nhiên, người dùng có thể tắt Find My, nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc họ không thể nhận được các lợi ích do nó mang lại.
Hiện nay, Apple cũng mô tả dịch vụ Find My của mình là một "mạng toàn cầu rộng lớn". Không chỉ tự sản xuất thiết bị riêng, công ty Mỹ cũng cho phép các nhà sản xuất phụ kiện bên thứ ba phát hành các sản phẩm tận dụng lợi thế từ tính năng này.
Đối với một sản phẩm như AirTag, số lượng thiết bị tham gia mạng lưới hỗ trợ là điều cực kỳ quan trọng. Chẳng hạn, nếu AirTag bị mất giữa sa mạc, không có thiết bị Apple nào hoạt động trong phạm vi Bluetooth, nó không thể kết nối với Internet để gửi tín hiệu hoặc cập nhật vị trí mất cho người dùng. Nhưng nếu AirTag bị mất tại một thành phố của Mỹ - nơi có khoảng 42% người dùng iPhone - nó có thể được tìm ra nhanh chóng.
Thực tế, một số công ty khác cũng có số lượng người dùng khổng lồ, chẳng hạn Samsung. Tuy nhiên, do không thể kiểm soát được hệ điều hành như Apple, tính năng tìm kiếm tương tự Find My khó áp dụng rộng rãi.
Chiếc lược "Chỉ có Apple"
Tim Cook, CEO Apple, từng mô tả chiến lược sản phẩm của công ty là "chỉ có Apple", trong đó xây dựng phần cứng, phát triển phần mềm và chạy các dịch vụ trực tuyến của riêng mình. Theo nhà phân tích Rod Hall của Goldman Sachs, AirTag có lẽ là một nỗ lực của Apple nhằm phân biệt giữa iPhone với sản phẩm khác và ngăn cản người dùng iPhone hiện tại chuyển sang thiết bị Android, thay vì nhắm đến doanh thu.
"Tôi không nghĩ rằng AirTag sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu Apple, kể cả khi nó thành công. Thiết bị này cũng không tác động lớn đến số liệu dự báo của chúng tôi", Hall cho biết.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của AirTag cũng đặt ra nhiều câu hỏi về tính riêng tư và bảo mật cá nhân. Giới chuyên gia cho rằng, phụ kiện này là "thử nghiệm lớn" đối với những tuyên bố về quyền riêng tư của Apple.
Kể từ 2015, Apple luôn nhấn mạnh sự khác biệt của iPhone so với các đối thủ khác là nhờ vào quyền riêng tư và bảo mật. Công ty cũng đảm bảo rằng Find My không làm rò rỉ vị trí hoặc dữ liệu của người dùng trong hoạt động tìm kiếm thiết bị bị mất, giữ dữ liệu vị trí ở chế độ riêng tư và ẩn danh, đồng thời không lưu trữ dữ liệu hoặc lịch sử vị trí trên máy chủ của mình. Dù vậy, một số ý kiến cho rằng người dùng cần phải quyết định xem họ có hiểu và tin tưởng vào mạng lưới Find My hay không trước khi sử dụng AirTag.
Cách xử lý khi iPhone bị treo Những thao tác đơn giản giúp bạn xử lý tình trạng iPhone không phản hồi hoặc treo logo Apple. Nếu iPhone gặp sự cố treo ứng dụng, người dùng có thể thoát về màn hình chính, bật màn hình đa nhiệm rồi tắt ứng dụng bị treo . Trong đa số trường hợp, thao tác này sẽ giúp ứng dụng bị treo hoạt...