Người dùng Grab sẽ sớm được truyền phát video trên ứng dụng
Truyền phát video đã trở nên phổ biến trên toàn cầu và trên toàn khu vực – với sự phổ biến của điện thoại thông minh, kết nối internet tốc độ cao.
Vào ngày 29.1, Grab, gã khổng lồ gọi xe ở Đông Nam Á cho biết người dùng sẽ sớm có thể phát trực tuyến phim và chương trình truyền hình trên ứng dụng của mình sau khi hợp tác với Hooq, một start-up về truyền phát video trực tuyến, CNBC đưa tin.
Các công ty cho biết họ sẽ cung cấp hơn 10.000 giờ nội dung từ một thư viện phim Hollywood, phim truyền hình địa phương nổi tiếng và các kênh phát sóng miễn phí từ Hooq. Người dùng Grab cũng sẽ có bản dùng thử ba tháng với dịch vụ này, lần đầu tiên sẽ có mặt tại Singapore và Indonesia vào cuối tháng 3, các công ty cho biết.
Động thái phù hợp với mục tiêu của Grab để trở thành cái mà họ gọi là “siêu ứng dụng hàng ngày”, theo chia sẻ của Hidayat Liu, trưởng nhóm chiến lược của Grab.
Dù Grab khởi đầu với dịch vụ gọi xe, thì theo thời gian start-up này đã giới thiệu các dịch vụ phụ trợ bao gồm giao hàng thực phẩm và tạp hóa, thanh toán di động và cho vay vi mô tại Đông Nam Á. Ý tưởng tích hợp nhiều dịch vụ bên trong một ứng dụng bắt nguồn từ việc người dùng có xu hướng chỉ sử dụng một số ít ứng dụng hàng ngày, ngay cả khi họ có thể có hàng trăm ứng dụng được tải xuống trên điện thoại thông minh của họ.
Video đang HOT
Truyền phát video đã trở nên phổ biến trên toàn cầu và trên toàn khu vực – với sự phổ biến của điện thoại thông minh, kết nối internet tốc độ cao và sự xuất hiện của các dịch vụ truyền phát video như Netflix, Iflix cũng như rất nhiều tên tuổi của Trung Quốc bao gồm cả iQiyi.
App Annie, công ty phân tích di động và nhà cung cấp dữ liệu, dự đoán trong một báo cáo gần đây rằng, vào năm 2019, cứ 10 phút trong mỗi giờ mà người dùng trải nghiệm trên các phương tiện như trên TV và internet sẽ dành cho việc truyền phát video cá nhân trên thiết bị di động của họ. Tổng thời gian dành cho các ứng dụng truyền phát video trên mỗi thiết bị sẽ có thể tăng 110% từ năm 2016 đến 2019, báo cáo cho biết.
Theo NCĐT
GrabFood tăng trưởng 25 lần chỉ trong 7 tháng
Số lượng đơn hàng dịch vụ GrabFood đã tăng 25 lần, số lượng đối tác kinh doanh tăng 10 lần tại Việt Nam từ tháng 6/2018 đến nay.
Sáng nay 23/1/2019, bà Demi Yu, Giám đốc GrabFood khu vực Thái Lan-Malaysia và Việt Nam công bố, kể từ lúc ra mắt vào tháng 6/2018 đến nay số lượng đơn hàng dịch vụ GrabFood đã tăng 25 lần, số lượng đối tác kinh doanh tăng 10 lần tại Việt Nam chỉ trong 7 tháng qua.
Grab cũng công bố kết quả khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar TNS cho thấy GrabFood là thương hiệu giao nhận thức ăn số 1 tại thị trường TP.HCM. 54% người dùng được khảo sát bình chọn GrabFood là thương hiệu được sử dụng thường xuyên nhất trong số các dịch vụ giao nhận thức ăn tại TP.HCM
Ngoài ra, theo khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Gcomm về hành vi sử dụng dịch vụ đặt món trực tuyến cũng cho thấy GrabFood là dịch vụ giao nhận thức ăn dẫn đầu về mức độ hài lòng của người dùng với điểm số 4,46/5.
Theo bà Demi Yu, GrabFood sẽ tiếp tục được mở rộng ra thêm 12 tỉnh thần tại Việt Nam bao gồm Cần Thơ; Quảng Ninh; Hải Phòng; Huế; Nha Trang; Vũng Tàu; Bình Dương; Đồng Nai; Đà Lạt; Phan Thiết; Buôn Ma Thuột và Hội An. Như vậy tính đến nay GrabFood đã có mặt tại 15 tỉnh thành của Việt Nam và trở thành thương hiệu dịch vụ giao nhận thức ăn phát triển vào loại nhanh nhất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Trả lời câu hỏi về lợi ích của các đối tác và khách hàng khi sử dụng dịch vụ GrabFood, bà Demi Yu cho biết, Grab hiện nay duy trì được thời gian giao hàng cho khách hàng đặt hàng GrabFood qua cổng ứng dụng Grab là tối đa 20 phút/đơn hàng.
Về phía đối tác cho thấy, sau khi hợp tác cùng GrabFood các đối tác nhà hàng-quán ăn đã có biên độ lợi nhuận tăng khoảng 300% trong vòng 2-3 tháng từ khi sử dụng nền tảng GrabFood trong giao dịch với khách hàng.
GrabFood có số lượng đơn hàng tăng 25 lần chỉ sau 7 tháng ra mắt
Số lượng đối tác của GrabFood không được Grab công bố, nhưng bà Demi Yu cho biết con số này tại Việt Nam đã lên đơn vị hàng ngàn đối tác với tốc độ tăng trưởng lên đến 10 lần so với lần đầu ra mắt vào tháng 6/2018.
Ứng dụng này cũng đem lại doanh thu tăng thêm khoảng 26% cho các đối tác tài xế tham gia vào dịch vụ này của Grab.
Chia sẻ về hướng phát triển sắp tới, bà Demi Yu cho biết, Grab tiếp tục sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng và hướng tới kết nối với hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt GrabPay by Moca để hoàn thiện "hệ sinh thái" Grab trước mắt tại 12 tỉnh thành GrabFood hiện diện.
Được biết, Grab hiện nay là một trong những nền tảng di động O2O được sử dụng thường xuyên nhất tại Đông Nam Á. Hiện nay, ứng dụng Grab được tải xuống trên hơn 130 triệu thiết bị di động với 8,5 triệu đối tác tài xế, kinh doanh và các đại lý.
Grab hiện đang cung cấp các dịch vụ đặt xe công nghệ đa dạng nhất khu vực Đông Nam Á tại khắp 336 thành phố thuộc 8 quốc gia Đông Nam Á. GrabFood được triển khai tại 6 quốc gia gồm Việt Nam; Singapore; Malaysia; Thái Lan; Indonesia và Philippines
Theo Đầu Tư
Tuyên bố thu chiết khấu vào 'thời điểm nhạy cảm', Go-Viet đang 'tự làm khó' mình? Được xem là một trong những đối thủ mạnh của Grab, việc Go-Viet tuyên bố thu chiết khấu khiến rất nhiều tài xế cảm thấy thất vọng khi chỉ còn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán. Cùng với việc thu chiết khấu, Go-Viet cũng thay đổi chính sách thưởng mới đối với các tài xế. Từ khi tuyên bố ra mắt...