Người đứng đầu Google xác nhận không có kế hoạch mua lại TikTok
Trước đó, Bloomberg đưa tin Google sẽ mua lại một phần nhỏ cổ phần TikTok Mỹ thông qua một nhóm các nhà đầu tư.
CEO Google Sundar Pichai mới đây chính thức lên tiếng xác nhận về việc Google không có bất kì kế hoạch thâu tóm TikTok nào, theo nguồn tin từ Bloomberg. Cụ thể, trong một cuộc phỏng vấn trong chương trình Pivot Schooled, Pichai đã được hỏi về việc liệu Google có muốn mua lại mảng vận hành của ứng dụng video nổi tiếng TikTok tại Mỹ hay không. “Chúng tôi không”, người đứng đầu Google đáp lại.
Ông Sundar Pichai, người đứng đầu Google.
Hồi đầu tháng 8, Alphabet, công ty mẹ của Google, đã cân nhắc mua một cổ phần nhỏ của TikTok thông qua một nhóm tham gia đấu giá, đàm phán, theo một báo cáo mới từ Bloomberg. Dù vậy, kế hoạch nói trên đã “đổ bể” ở thời điểm hiện tại.
Video đang HOT
YouTube, thuộc Google, xem TikTok là một đối thủ lớn. Có nguồn tin nói rằng YouTube đang phát triển một tính năng video ngắn có tên Shorts để cạnh tranh với TikTok.
Cụ thể, Bloomberg cho biết Alphabe đã cân nhắc mua một lượng cổ phần nhỏ, không có quyền biểu quyết thông qua một trong những bộ phận đầu tư của mình, có thể là GV hoặc CapitalG. Cả hai bộ phận đầu tư này đều hoạt động độc lập so với Google song thuộc quyền quản lý của Alphabet.
“Số phận” của TikTok ở Mỹ, cho tới thời điểm này, vẫn là một ẩn số.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, ông Pichai xác nhận TikTok đang sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của Google. Ông cũng cho biết TikTok là một trong số ít các công ty công nghệ vẫn phát triển vượt bậc trong thời gian đại dịch bùng nổ song không vấp phải các điều tra liên quan đến độc quyền như Google.
Giá trị thương vụ mua lại TikTok Mỹ có thể dao động từ 10 tỉ USD đến 50 tỉ USD.
Như vậy, ở thời điểm hiện tại, Microsoft và Oracle vẫn được xem là hai công ty có nhiều lợi thế nhất trên bàn đàm phán mua lại mảng vận hành của TikTok ở Mỹ. Trong khi Microsoft đã xác nhận tham gia đàm phán và muốn “chốt deal” trước thời điểm ngày 15/9 tới đây, Oracle lại công khai nhận được sự ủng hộ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo sắc lệnh hành pháp mà người đứng đầu nước Mỹ kí, ByteDance, công ty mẹ của TikTok, cần bán TikTok ở Mỹ hoặc sẽ bị cấm ở nước này.
TikTok sẽ rời khỏi thị trường Hồng Kông
Theo The Verge, TikTok sẽ ngừng cung cấp ứng dụng video xã hội của mình tại Hồng Kông, sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia mới.
TikTok sẽ rời khỏi thị trường Hồng Kông trong một vài ngày tới
Các công ty công nghệ toàn cầu hoạt động tại Hồng Kông đã bày tỏ lo ngại luật mới có thể buộc họ tuân thủ tiêu chuẩn kiểm duyệt của Trung Quốc và phải gửi dữ liệu người dùng đến đại lục. Google, Facebook và Twitter đã ngừng xử lý yêu cầu dữ liệu người dùng từ chính quyền Hồng Kông.
Phát ngôn viên của TikTok đưa ra thông báo về hành động này: "Trước những sự kiện gần đây, chúng tôi đã quyết định ngừng hoạt động của ứng dụng TikTok tại Hồng Kông".
TikTok trước đó nói họ sẽ không tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào của chính phủ Trung Quốc để kiểm duyệt nội dung hoặc truy cập vào dữ liệu người dùng của TikTok, và cũng chưa bao giờ được yêu cầu làm như vậy.
Hồng Kông là thị trường nhỏ của TikTok, thu hút 150.000 người dùng. Trên toàn cầu, TikTok đã được tải xuống hơn 2 tỉ lượt thông qua các cửa hàng Play Store và App Store, theo công ty phân tích Sensor Tower.
TikTok, thuộc sở hữu của công ty ByteDance (Trung Quốc), được biết đến là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội ra mắt vào năm 2017 dành cho các thị trường bên ngoài Trung Quốc. Trong khi ứng dụng Douyin dành cho thị trường Trung Quốc ra mắt vào tháng 9.2016. TikTok và Douyin giống nhau nhưng chạy trên các máy chủ khác nhau để tuân thủ chính sách kiểm duyệt của Trung Quốc.
Google chi 1.000 USD cho nhân viên tiếp tục chọn làm việc tại nhà Google sắp sửa mở cửa văn phòng trở lại song chúng sẽ được mở cửa theo nguyên tắc cực kì hạn chế. Google cho biết sẽ mở trở lại nhiều văn phòng từ ngày 6/7 cho nhân viên muốn hoặc cần sử dụng chúng. "Kể từ ngày 6/7, nếu điều kiện ngoại cảnh cho phép, chúng tôi sẽ bắt đầu mở cửa nhiều...