Người dùng đang chán phần mềm của Microsoft?
10 ứng dụng được sử dụng nhiều nhất của năm tại Mỹ tới từ 3 công ty lớn: Facebook, Google, và Apple, trong khi một trong những hãng sản xuất phần mềm máy tính lớn nhất, Microsoft, lại vắng mặt.
Microsoft không có tên trong danh sách 10 ứng dụng được sử dụng nhiều nhất trên điện thoại di động
Trong năm 2015, 3 ứng dụng của Facebook có vị trí trong top 10, bao gồm cả vị trí số một. Google có 5 ứng dụng lọt top, Apple đứng cuối bảng xếp hạng với 2 phần mềm.
Thời gian qua, để củng cố uy tín của mình, Microsoft đã làm được một việc đáng khen là xây dựng bộ sản phẩm thân thiện, bao gồm phiên bản miễn phí của bộ phần mềm ứng dụng cao cấp và phổ biến Office 365. Với Windows 10, các ứng dụng mà các nhà phát triển viết cho PC cũng sẽ hoạt động được trên điện thoại của Microsoft. Điều đó góp phần giải quyết vấn đề “con gà và quả trứng” mà Microsoft gặp phải từ lâu: Quá ít người dùng sở hữu điện thoại Windows để các nhà phát triển quan tâm và xây dựng các ứng dụng cho nền tảng này và khách hàng thì không muốn mua điện thoại Windows vì chúng không có đủ ứng dụng.
Tuy nhiên, Microsoft là một trong những công ty phần mềm lớn nhất hành tinh, và việc không nằm trong top 10 những ứng dụng được sử dụng nhiều nhất trên điện thoại di động rõ ràng có những tổn thất nhất định. Microsoft cần quan tâm đến những bảng xếp hạng như vậy vì chúng vẽ ra một bức tranh rõ nét về những gì mà người dùng cần và muốn điện thoại của họ làm được. Và đó không phải là thứ mà Microsoft xây dựng nên. Thời gian qua, Microsoft đã không đáp ứng những yêu cầu mà người dùng phản hồi lại.
Sự hiện diện của Google và Apple trong danh sách này là hoàn toàn hợp lý, bởi vì các ứng dụng của hai công ty này có mặt ngay trên sản phẩm điện thoại di động của họ. Người dùng không cần phải tải về ứng dụng Gmail để sử dụng trên điện thoại Android hay tải Apple Music về iPhone. Còn sự thành công của Facebook xứng đáng là nguồn khích lệ đối với Microsoft, Facebook vẫn chiếm ưu thế về ứng dụng cho điện thoại di động, dù không có hệ điều hành của riêng mình. Người dùng chọn để tải về và sử dụng Facebook và Instagram trên bất kỳ thiết bị nào mà họ sở hữu.
Phương Dung
Video đang HOT
Theo VNE
Internet công nghiệp và ngành kinh tế hàng nghìn tỷ USD
Trong 15 năm tới, sẽ có hàng nghìn tỷ USD được tạo ra nhờ Internet công nghiệp với vô số tiềm năng dành cho các tổ chức doanh nghiệp toàn cầu.
Khái niệm Internet công nghiệp hiểu nôm na là sự gắn kết giữa phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và Internet of Things (IoT), giúp tạo ra nhiều cơ hội lớn lao cho các tổ chức doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành hàng không, dầu khí, giao thông vận tải, sản xuất và truyền tải điện, chế tạo, chăm sóc y tế và khai thác mỏ.
Quy mô của ngành kinh tế dựa trên Internet công nghiệp cũng rất lớn. Dự kiến tới năm 2020 sẽ có 500 tỷ USD đổ vào ngành này, và tới năm 2030 sẽ tạo 15 nghìn tỷ USD cho GDP toàn cầu. Theo ước tính của General Electric (GE), Internet công nghiệp sẽ tác động tới 46% nền kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng 100% tới ngành sản xuất năng lượng.
Khái niệm Internet công nghiệp đã được nhắc tới từ năm 2012, và trên thực tế nó đã được triển khai rộng rãi trong lĩnh vực kỹ thuật số. Các tập đoàn đa quốc gia lớn đã phát triển nhiều cách thức cho phép tích hợp cảm biến thiết bị, công nghệ trí tuệ nhân tạo và phần mềm dữ liệu vào các thiết bị công nghiệp.
Khả năng này cho phép cung cấp dữ liệu thời gian thực từ hệ thống máy móc công nghiệp, giúp tăng đáng kể năng suất và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nhiều 'ông lớn' công nghệ tham gia
Tháng 3/2014, Tổ chức Internet công nghiệp (IIC) đã được thành lập với các thành viên chính là AT&T, Cisco, General Electric, IBM và Intel, có nhiệm vụ kết nối các đối tác đến từ tập đoàn đa quốc gia, tổ chức nghiên cứu, cơ quan chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển và sử dụng rộng rãi các công nghệ Internet Công nghiệp.
Trong số này, GE tỏ ra năng nổ hơn cả thông qua việc tích hợp cảm biến vào hàng loạt thiết bị của hãng, trong đó có cả phương tiện tàu hỏa. Ngoài ra, GE cũng có hệ điều hành riêng và mở chạy trên nền đám mây cho phép các nhà phát triển có thể tạo ra vô số ứng dụng hỗ trợ.
Chẳng hạn với tàu hỏa, GE tích hợp khoảng 300 cảm biến để thu thập các thông tin về nhiên liệu, khí thải, tình trạng đường ray... Tất cả đều được chuyển về trung tâm điều khiển theo thời gian thực với mục đích cuối cùng là tối ưu nâng cao hiệu quả hoạt động của phương tiện vận chuyển. Lấy ví dụ, tốc độ di chuyển trung bình của tàu hỏa là 35km/h, nhưng chỉ cần tối ưu nâng lên 37km/h là đã tiết kiệm được 250 triệu USD chi phí vận hành.
Trong khi đó, IBM đã thành lập hẳn bộ phận chuyên về IoT, đồng thời đầu tư 3 tỉ USD cho khâu nghiên cứu & phát triển giải pháp, dịch vụ Internet Công nghiệp trong 4 năm tới. Hãng công nghệ này sẽ tuyển dụng 2.000 nhà tư vấn, nghiên cứu viên và các nhà phát triển chuyên về giải pháp IoT cho bộ phận mới. Tất cả sẽ dựa trên nền tảng Bluemix IoT của IBM, giúp các nhà phát triển xây dựng và triển khai ứng dụng phân tích chuyên dụng dành cho thiết bị kết nối.
Về phần Cisco, hãng này cũng công bố khung hệ thống mới có tên System, là nền tảng giúp thực thi giải pháp IoT. Cũng giống các kiến trúc khác của Cisco, hệ thống này sẽ liên kết nhiều thành phần lại với nhau như phần cứng, phần mềm và dịch vụ với mục tiêu cuối cùng là đơn giản hóa lộ trình triển khai IoT. Cisco cũng đồng thời công bố 15 sản phẩm IoT mới tập trung vào 6 lĩnh vực chính: kết nối mạng, điện toán đám mây, bảo mật, phân tích dữ liệu, công cụ quản lý và tự động hóa, và nền tảng thực thi ứng dụng.
4 giai đoạn tiến hóa
Sự tiến hóa của Internet công nghiệp sẽ trải qua 4 giai đoạn riêng biệt. Giai đoạn 1 và 2 là các cơ hội ngắn hạn giúp thúc đẩy triển khai nền tảng này "ngay và luôn", bắt đầu từ việc nâng cao hiệu quả hoạt động, chủ yếu sẽ diễn ra trong 2 năm tới. Giai đoạn 3 và 4 là các thay đổi mang tính kiến trúc dài hạn, diễn ra trong khoảng 3 năm sau các giai đoạn đầu tiên.
Kết quả cuối cùng là tạo ra nền kinh tế dựa trên khả năng tự động hóa của Internet công nghiệp. Sẽ có sự chuyển đổi sâu rộng từ bán sản phẩm hoặc dịch vụ sang bán giải pháp sau cuối. Sự thay đổi quan trọng này sẽ tái định nghĩa lại cơ sở cạnh tranh và cấu trúc của ngành công nghiệp. Để cung cấp được các giải pháp sau cuối, doanh nghiệp buộc phải thiết lập quan hệ đối tác hệ sinh thái mới tập trung vào nhu cầu khách hàng hơn là vào sản phẩm hoặc dịch vụ riêng lẻ như hiện nay.
Do có sự gia tăng không ngừng về tầm quan trọng của dữ liệu, phần mềm và nền tảng, các doanh nghiệp buộc phải mở rộng năng lực và hệ sinh thái trong các lĩnh vực này để tăng khả năng cạnh tranh ở môi trường mới. Internet công nghiệp sẽ tạo ra nền kinh tế mới dựa trên khả năng đáp ứng theo thời gian thực, tự động hóa cao, sản xuất linh hoạt và có mạng lưới phân phối rộng khắp và tức thì.
Gia Nguyễn
Theo Zing
IS có ứng dụng riêng trên smartphone Sau khi bị truy quét trên các mạng xã hội, Nhà nước Hồi giáo đã xây dựng hẳn một phần mềm riêng trên điện thoại Android nhằm tránh sự theo dõi của hacker và cơ quan an ninh. Theo Telegraph, các hacker Ghost Security Group đã phát hiện ra điều này và làm gián đoạn dịch vụ mà IS triển khai. Nhà nước...