Người Đức thất bại trong phép thử tiết kiệm năng lượng đầu tiên
Dữ liệu của cơ quan quản lý năng lượng Đức cho thấy mức tiêu thụ khí đốt của người tiêu dùng nước này trong tuần cuối cùng của tháng 9 cao hơn mức bình quân trong 5 năm trở lại đây.
Đức lo ngại với mức tiêu thụ hiện giờ, nước này sẽ thiếu khí đốt để sưởi ấm trong mùa Đông tới. Ảnh minh họa: Ảnh cắt từ video tuyên truyền tiết kiệm năng lượng tại bang North Rhine-Westphalia.
Cụ thể, theo Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức, từ ngày 19 đến ngày 25/9, các gia đình và doanh nghiệp nhỏ tại nước này đã nâng mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên lên 14,5% so với mức trung bình trong 5 năm.
Lĩnh vực tư nhân chiếm khoảng 40% lượng tiêu thụ khí đốt ở Đức, chủ yếu sử dụng khí đốt để sưởi ấm. Sự gia tăng này trùng với đợt lạnh đầu tiên trong năm nay, khi nhiệt độ ở vùng Tây Bắc Âu giảm xuống dưới mức trung bình trong 30 năm. Tuy nhiên, theo cơ quan quản lý, người Đức cần phải giảm mức tiêu thụ ít nhất 20% để tránh tình trạng thiếu khí đốt trong những tháng tới.
Video đang HOT
“Lượng khí đốt tiêu thụ của các gia đình và doanh nghiệp trong tuần qua cao hơn hẳn mức tiêu thụ bình quân của các năm trước. Số liệu này cần được xem xét một cách nghiêm túc. Nếu không tiết kiệm, chúng ta sẽ khó tránh khỏi tình trạng thiếu khí đốt trong mùa Đông”, Klaus Muller, người đứng đầu Cơ quan Mạng lưới Liên bang, cảnh báo.
Theo nhà chức trách, Đức có thể vượt qua mùa Đông này với kho dự trữ được lấp đầy song vẫn phải có điều kiện để làm được điều đó.
“Thứ nhất, cần hoàn thành các dự án đã được khởi xướng để tăng nhập khẩu khí đốt. Thứ hai, cần duy trì ổn định nguồn cung khí đốt từ các nước láng giềng. Và thứ ba, phải tiết kiệm khí đốt, ngay cả khi vào mùa Đông lạnh giá hơn. Việc này phụ thuộc vào từng cá nhân”, ông Muller nhấn mạnh.
Các ngành công nghiệp ở Đức chiếm 60% lượng tiêu thụ khí đốt. Cho đến nay, các doanh nghiệp đều nỗ lực tuân thủ các yêu cầu của chính phủ và giảm mức sử dụng xuống khoảng 22% trong tháng 8. Nhu cầu cũng thấp hơn nhiều so với mức trung bình trong tháng 9, ở mức 1170 GWh/tuần.
Cơ quan Mạng lưới Liên bang cho biết họ sẽ công bố số liệu hàng tuần về tiêu thụ khí đốt ở Đức trong suốt mùa Đông.
Giá củi tại Đức tăng mạnh trước dự báo mùa Đông giá lạnh
Giá củi và viên nén mùn cưa ở Đức được cho là tăng gần gấp đôi so với cùng thời điểm năm ngoái.
Người Đức chuyển sang dùng củi đốt để sưởi ấm thay khí đốt. Ảnh: Getty Images
Hãng tin RT cho hay, theo số liệu của Cục Thống kê Liên bang (Destatis) công bố ngày 22/9, giá gỗ và viên nén mùn cưa trong tháng 8 đã tăng 85,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các số liệu cho thấy giá củi đốt tăng nhanh hơn nhiều so với giá tiêu dùng nói chung, với mức tăng 7,9% trong cùng kỳ.
Cục Thống kê giải thích: "Lý do khiến giá củi và viên nén mùn cưa tăng trên mức trung bình là do nhu cầu tăng vọt, cũng như giá mua và chi phí vận chuyển trong ngành gỗ cao hơn". Cơ quan này cũng lưu ý rằng nhiều người ở Đức đang chuyển sang đốt củi như một cách thay thế khí đốt để sưởi ấm nhà trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao.
Nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng trong bối cảnh nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga bị đình trệ. Tháng trước, Berlin đã tiết lộ một loạt bước nhằm giảm tiêu thụ khí đốt trong mùa Đông sắp tới. Các biện pháp bao gồm giảm nhiệt độ sưởi trong các văn phòng và các tòa nhà công cộng, ngoại trừ các cơ sở xã hội như bệnh viện, từ 20 độ C xuống 19 độ C. Các doanh nghiệp, bao gồm cả các nhà bán lẻ lớn, cũng đã bắt đầu giảm việc sử dụng điện.
Giá năng lượng tăng đột biến đã và đang làm ảnh hưởng đến các gia đình và doanh nghiệp trên khắp châu Âu. Các quốc gia châu Âu khác cũng bắt đầu đưa ra các biện pháp quyết liệt để hạn chế sử dụng năng lượng, như cấm chiếu sáng bên ngoài cho các tòa nhà và hạ nhiệt độ sưởi ấm trong nhà.
Dự báo châu Âu cạn kiệt khí đốt vào tháng 2/2023 Tờ La Vanguardia của Tây Ban Nha nhận định các kho dự trữ khí đốt của châu Âu có thể cạn kiệt vào đầu tháng 2/2023. Đường ống dẫn khí đốt tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Theo báo trên, 160 cơ sở dự trữ khí đốt ở 18 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) với tỷ lệ bơm đầy gần...