Người Đức sắp thâu tóm một hãng dược Việt Nam
Sau khi nâng tỷ lệ sở hữu lên 80%, hãng dược STADA muốn gom tiếp phần vốn còn lại tại Pymepharco mà không cần chào mua công khai.
STADA Service Holding B.V – công ty con của hãng dược STADA Arzneimittel AG (Đức) vừa thông báo mua 6 triệu cổ phiếu PME của Công ty cổ phần Pymepharco để nâng tỷ lệ sở hữu lên 69,99%. Giao dịch được thực hiện qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam vào ngày 3/11.
Trước đó một tuần, ban lãnh đạo Pymepharco cho biết sẽ tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất thường để thông qua việc cho phép STADA Service Holding B.V và người liên quan nâng tỷ lệ sở hữu lên 100% mà không cần chào mua công khai. Để chuẩn bị cho việc thâu tóm toàn bộ, từ cuối năm 2018, Pymepharco đã nới room khối ngoại từ 49% lên tối đa.
Cuộc họp sắp tới chỉ mang tính thủ tục khi STADA và những người liên quan đã sở hữu xấp xỉ 80% vốn tại đây. 5 thành viên trong Hội đồng quản trị Pymepharco cũng là nhân sự cấp cao của STADA, trong đó ông Carsten Patrick Cron (Phó Chủ tịch điều hành các thị trường đang phát triển) mới được bổ nhiệm làm Chủ tịch từ giữa tháng 8.
Trụ sở công ty Pymepharco. Ảnh: Website công ty.
Video đang HOT
STADA ban đầu hợp tác với Pymepharco theo hình thức chuyển giao công nghệ. Doanh nghiệp Việt Nam được sản xuất một số sản phẩm mang thương hiệu của hãng dược Đức. Từ năm 2008, STADA trở thành cổ đông chiến lược tại đây.
Trong báo cáo vào tháng 9, nhóm phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng cho rằng hợp tác cùng đối tác ngoại giúp Pymepharco tham gia vào chuỗi cung ứng thuốc toàn cầu, qua đó cải thiện doanh thu xuất khẩu và tạo động lực tăng trưởng bền vững.
Pymepharco đặt mục tiêu doanh thu thuần năm nay đạt hơn 2.030 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế xấp xỉ 435 tỷ đồng. Tuy nhiên, ban lãnh đạo dự đoán hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh và việc chậm trễ khi xét tiêu chuẩn EU-GMP của nhà máy mới. Luỹ kế chín tháng công ty mới đạt doanh thu 1.340 tỷ đồng và lợi nhuận 272 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 66% và 62,5% kế hoạch.
Kết quả kinh doanh đi ngang nhưng cổ phiếu Pymepharco trên sàn chứng khoán liên tục tăng mạnh. PME hiện giao dịch tại vùng 71.000 đồng, cao hơn vùng đáy cuối tháng 3 gần 40%.
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam giảm 1,7%, đạt 58,2 tỷ USD cuối tháng 6/2020
Việc cải thiện tâm lý của các nhà đầu tư và điều kiện tài chính toàn cầu đã tạo ra sự gia tăng hết sức cần thiết cho các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ tại khu vực Đông Á mới nổi, bất chấp những nguy cơ từ đại dịch Covid-19.
Đó là đánh giá được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra trong ấn bản mới nhất của Báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á vừa công bố.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nhận định: "Các chính phủ trong khu vực đã rất linh hoạt khi ứng phó với tác động của đại dịch Covid-19 thông qua một loạt giải pháp chính sách, bao gồm nới lỏng tiền tệ và kích thích tài chính. Điều hết sức quan trọng là các chính phủ và ngân hàng trung ương cần duy trì lập trường chính sách tiền tệ mang tính thích ứng và bảo đảm đủ thanh khoản để hỗ trợ sự ổn định tài chính và phục hồi kinh tế".
Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Trong giai đoạn từ ngày 15/6 tới ngày 11/9, lợi suất trái phiếu chính phủ tại phần lớn các thị trường Đông Á mới nổi đã giảm sút trong bối cảnh các chính sách tiền tệ thích ứng được áp dụng và tăng trưởng yếu trên khắp khu vực. Trong khi đó, việc cải thiện tâm lý đã dẫn tới sự gia tăng trong các thị trường vốn cổ phần của khu vực và thu hẹp chênh lệch tín dụng, với hầu hết các đồng tiền trong khu vực đều mạnh lên so với đồng USD.
Trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành trên các thị trường Đông Á mới nổi đạt 17.200 tỷ USD vào cuối tháng 6, tăng 5,0% so với tháng 3/2020 và cao hơn 15,5% so với tháng 6/2019.
Tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội khu vực, trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành của khu vực Đông Á mới nổi đã đạt tới 91,1% vào cuối tháng 6, so với mức 87,8% hồi tháng 3, chủ yếu là do lượng tiền lớn cần thiết để chống lại đại dịch và giảm thiểu tác động của nó.
Lượng phát hành trái phiếu trong khu vực đạt 2.000 tỷ USD trong quý II, tăng 21,3% so với quý I năm nay. Trung Quốc vẫn là nơi có thị trường trái phiếu lớn nhất của khu vực, chiếm tới 76,6% tổng lượng trái phiếu của khu vực tính tới cuối tháng 6.
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đã giảm 1,7% tại thời điểm cuối tháng 6 năm nay, đạt 58,2 tỷ USD, sau khi có được mức tăng trưởng hằng quý lành mạnh là 10,4% trong quý I. Điều này chủ yếu là do khối lượng trái phiếu đang lưu hành thấp hơn trong khu vực chính phủ, ngay cả khi lượng trái phiếu doanh nghiệp gia tăng.
Tính tới cuối tháng 6 năm 2020, trái phiếu chính phủ Việt Nam đã thu hẹp 7,8% so với quý trước, đạt mức 50,1 tỷ USD, chiếm 86,2% tổng lượng trái phiếu toàn quốc. Tuy nhiên, trong quý II, trái phiếu doanh nghiệp đã tăng mạnh ở mức 65,6% so với quý trước, đạt 8 tỷ USD. Nếu tính theo năm, mức tăng trưởng trái phiếu doanh nghiệp đạt 76% vào cuối tháng 6 năm 2020.
Báo cáo cho biết, lượng trái phiếu chính phủ đang lưu hành của khu vực đã đạt 10.500 tỷ USD vào cuối tháng 6, bằng 60,8% tổng giá trị trái phiếu của khu vực. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp đạt 6.700 tỷ USD.
Rủi ro tiêu cực lớn nhất đối với sự ổn định tài chính là đại dịch Covid-19 kéo dài và tồi tệ hơn, có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của khu vực. ADB dự báo mức giảm 0,7% cho châu Á đang phát triển trong năm 2020. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm khả năng bất ổn xã hội do tác động kinh tế của đại dịch, cũng như những căng thẳng tiếp tục giữa Trung Quốc và Mỹ.
Giá USD hôm nay 25/9 Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD biến động nhẹ và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm nhẹ. Tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng. Ảnh: TTXVN Tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD biến động nhẹ và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm nhẹ....