Người đưa chè thơm ngon Trung Long “bay” sang châu Âu
Anh Nguyễn Mạnh Thắng – Giám đốc HTX chè Ngân Sơn Trung Long ở xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng thành công mô hình sản xuất chè theo quy trình hữu cơ mang lại nguồn thu ổn định bền vững cho gia đình và nhiều hộ dân địa phương.
Nhờ thành tích trong lao động, anh Thắng đã được bình chọn là 1 trong 63 “ Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019″.
Vượt lên từ thất bại
Sau quá trình áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ vào sản xuất chè và đầu tư áp dụng các công nghệ, máy móc hiện đại vào chăm sóc, chế biến, đến nay, anh Thắng và bà con ở địa phương đã làm chủ được công nghệ và thuần thục các công việc sản xuất chè hữu cơ.
Anh Thắng lắp đặt hệ thống tưới hiện đại chăm sóc chè của mình ở Tuyên Quang. Ảnh: Minh Ngọc
Hiện, sản phẩm chè của HTX Ngân Sơn Trung Long đã được bạn hàng ở khắp các tỉnh biết đến và đặt hàng. Nhờ sản xuất chè theo tiêu chuẩn cao nên giá chè của anh Thắng cũng có giá bán cao hơn chè truyền thống khoảng trên dưới 700.000 đồng/kg chè.
Ít ai biết rằng, để có được kết quả như ngày hôm nay, anh Thắng đã phải trải qua nhiều lần thất bại và phải “trả học phí” hàng tỷ đồng. Năm 2008, sau khi thất bại từ chăn nuôi, anh Thắng đã quyết định chuyển hướng sang trồng ớt xuất khẩu với tổng diện tích 12ha. Do không tìm hiểu kỹ thông tin, không kiểm soát được dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm khiến anh phải gặp “quả đắng” vì bị đối tác từ chối. Cùng thời điểm đó, giá ớt trong nước cũng rớt thê thảm khiến cho sản phẩm của anh bị ế và thua lỗ trên 600 triệu đồng.
“Liên tiếp thất bại, nhiều người tưởng tôi sẽ gục ngã nên khuyên dừng lại và chuyển hướng làm ăn. Tuy nhiên, tôi vẫn kiên trì và quyết tâm theo đuổi con đường nông nghiệp của mình đến cùng”- anh Thắng nói.
Video đang HOT
Qua mỗi lần thất bại, anh Thắng lại đúc rút ra các kinh nghiệm cho riêng mình. Sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, đầu những năm 2010, anh Thắng đã tìm được hướng đi tiếp cho mình đó là thử nghiệm đưa vào sản xuất sản phẩm chè của quê hương.
Để có được kinh nghiệm sản xuất, anh Thắng đã lặn lội đi khắp các vùng chè nổi tiếng của cả nước ở Thái Nguyên, Hải Dương… và “nằm vùng” ở các đồi chè để nghiên cứu.
Sau khi có kiến thức sản xuất, năm 2012, anh Thắng mạnh dạn vay mượn tiền của bạn bè, người thân để đầu tư nhà xưởng chế biến chè khô, tạo bước đệm thực hiện ý tưởng xây dựng một vùng nguyên liệu làm chè an toàn. Dần dần anh đã thuyết phục được một số người tâm huyết với chè thành lập Tổ hợp tác sản xuất và chế biến chè Trung Long với 6 thành viên.
Biết được ý tưởng và tâm huyết của anh với sản phẩm quê hương, nhiều cơ quan, đoàn thể ở tỉnh đã nhanh chóng vào cuộc tiếp sức cho anh Thắng sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP và tiến hành xây dựng các đề án hỗ trợ.
Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện quy trình chăm sóc chè an toàn, tháng 7/2014, Tổ hợp tác sản xuất và chế biến chè Trung Long với cơ sở chế biến chè Ngân Sơn chính thức được cấp chứng nhận sản phẩm chè an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP. Tiếp đó, đến tháng 4/2017, sản phẩm chè xanh của Hợp tác xã tiếp tục đón tin vui khi được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Chè xanh Trung Long”.
Đưa chè đặc sản “bay xa”
Sau khi có có thương hiệu, tiêu chuẩn, sản phẩm chè đặc sản Trung Long đã tăng thêm sức cạnh tranh. Thông qua các buổi giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm ở khắp các tỉnh, thương hiệu “Chè xanh Trung Long” nhanh chóng được khách hàng khắp các tỉnh, thành biết tới với chất lượng thơm, ngon hảo hạng.
Nhờ vậy, giá bán ngày một nâng cao, tăng gấp 2 – 3 lần so với trước kia. Một cân chè xanh Trung Long hiện được bán với giá trên dưới 700.000 đồng/kg.
Hiện, toàn bộ diện tích hơn 4ha chè hữu cơ, anh Thắng đều đầu tư hệ thống tưới nước tự động rất hiện đại. “Sau khi lắp đặt hệ thống tưới mới này các nương chè luôn đạt độ ẩm nhất định từ 50 đến 55%, năng xuất tăng lên từ 20 đến 30%, chất lượng chè ngon hơn bởi vì khi tưới cây chè sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng từ trong đất nhanh hơn”-anh Thắng tiết lộ. Với trên 4ha chè hữu cơ, thời gian đầu đã cho thu hoạch 10 lứa chè, lứa đầu tiên thu từ tháng 1 đến tháng, các tháng tiếp theo mỗi tháng cho thu hoạch một lứa.
Dự kiến vào cuối năm nay HTX sẽ cho ra mắt sản phẩm chè nõn được sản xuất theo quy trình hữu cơ và chiến lược dài hạn là năm 2025 sản phẩm chè sản xuất theo quy trình hữu cơ của đơn vị sẽ được xuất khẩu đi nước ngoài và thị trường mũi nhọn hướng đến đó là các nước châu Âu.
Theo Danviet
Nuôi la liệt con đặc sản được Chủ tịch T.Ư Hội NDVN trầm trồ khen
Đó là mô hình trang trại con nhiều loài con đặc sản của ông Trịnh Văn Tiến - Nông dân Việt Nam xuất sắc 2018 ở xã Đông Sơn, TP.Tam Điệp (Ninh Bình). Trang trại nuôi con đặc sản của ông Tiến là một trong những trang trại được Hội ND tỉnh Ninh Bình hỗ trợ, kết nối tiêu thụ sản phẩm đặc sản an toàn có giá trị kinh tế cao.
Điểm đầu tiên đoàn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do Chủ tịch Thào Xuân Sùng dẫn đầu đi đến là cửa hàng nông sản an toàn Sông Vân (TP.Ninh Bình). Đây là một trong số 15 cửa hàng nông sản an toàn và 60 mô hình nông sản an toàn do Hội ND tỉnh Ninh Bình triển khai theo Đề án "Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn".
Ngày 17/9, đoàn đại biểu về dự Hội nghị "Học tập, quán triệt và triển khai thực hiện 3 Nghị quyết của BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam khóa VII cụm thi đua công tác Hội và phong trào nông dân số 1 và số 2 của 19 tỉnh, thành phố do đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam dẫn đầu đã đi thăm các cửa hàng nông sản an toàn và mô hình trang trại tổng hợp tại tỉnh Ninh Bình.
Qua thăm quan, khảo sát các cửa hàng nông sản an toàn do Hội ND tỉnh Ninh Bình triển khai theo Đề án "Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn" tại các huyện, đồng chí Thào Xuân Sùng và các cán bộ của đoàn công tác đánh giá rất cao những sáng tạo mà các cấp Hội của tỉnh đã làm trong thời gian vừa qua trong công tác Hội và phong trào nông dân, nông nghiệp, nông thôn.
"Lần đầu đến thăm các cửa hàng nông sản an toàn của Ninh Bình, chúng tôi thấy rất nhiều sản phẩm đặc sản, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, khách mua cũng rất đông. Đặc biệt các cửa hàng này còn hạn chế và không sử dụng túi nilon trong mua, bán, đây thực sự là mô hình rất hay, sáng tạo của Hội ND Ninh Bình, rất mong các cấp Hội trong cả nước học tập, làm theo để bà con và khách hàng được hưởng lợi", đồng chí Thào Xuân Sùng nói.
Đến thăm trang trại tổng hợp của HTX Nông sản và du lịch TP Tam Điệp, các cán bộ của đoàn công tác tỏ ra rất thích thú và ấn tượng với mô hình chăn nuôi con đặc sản của gia đình ông Trịnh Văn Tiến và bà con ở xã Đông Sơn. "Từ mô hình nhỏ lẻ, tự phát đến nay ông Tiến đã vươn lên xây dựng thành công chuỗi sản xuất hàng hóa và bao tiêu được cả sản phẩm cho bà con xã viên, giúp mọi người cùng làm giàu, thực sự chúng tôi rất thán phục và mong mọi người tiếp tục cố gắng phát triển hơn nữa để có thêm nhiều sản phẩm an toàn, hữu cơ cung cấp cho các "thượng đế" ở trong và ngoài tỉnh", người đứng đầu T.Ư Hội ND Việt Nam chia sẻ.
Để giảm thiểu chất thải nhựa, đặc biệt là túi nilon sử dụng một lần thải ra môi trường, cửa hàng Sông Vân đã thay thế bằng các vật dụng thân thiện với môi trường, dễ tiêu hủy như lá chuối, lạt tre, lá sen...
Đoàn công tác thăm quan gian hàng bày bán sản phẩm thịt dê núi, một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình tại cửa hàng nông sản an toàn thuộc TP.Tam Điệp.
Qua thăm quan, đồng chí Thào Xuân Sùng và các đại biểu đánh giá rất cao các mô hình cửa hàng nông sản an toàn do Hội ND tỉnh Ninh Bình triển khai thời gian vừa qua.
Cửa hàng nông sản an toàn ở TP.Tam Điệp luôn thu hút đông khách tới mua hàng.
Đồng chí Thào Xuân Sùng thăm quan trang trại con đặc sản của ông Trịnh Văn Tiến ở xã Đông Sơn, TP.Tam Điệp, một trong nhưng đơn vị được sự giúp sức của Hội ND tỉnh Ninh Bình trong việc xây dựng mô hình chuỗi sản xuất hàng hóa ở địa phương.
Hiện trang trại của ông Tiến đang nuôi rất nhiều con đặc sản như dê núi, hươu, nai, lợn rừng... Vừa chăn nuôi cung cấp cho các nhà hàng của gia đình, ông Tiến còn bao tiêu sản phẩm cho các hội viên trong HTX Nông sản và du lịch TP.Tam Điệp.
Cùng ngày đoàn công tác thăm quan mô hình du lịch sinh thái ở thôn 12, xã Đông Sơn, TP Tam Điệp
Trong 2 ngày 17 và 18/9 diễn ra Hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện 3 Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII nhiệm kỳ (2018 - 2023) cho cụm thi đua công tác Hội và phong trào nông dân số 1 và số 2 tại Ninh Bình. Đại diện lãnh đạo Hội Nông dân 19 tỉnh, thành tham dự hội nghị, gồm: Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện biên, Sơn La, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị sẽ quán triệt, bàn cách xây dựng 3 Nghị quyết gồm: Nghị quyết về đẩy mạnh xây dựng Chi hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ hội Nông dân nghề nghiệp; Nghị quyết về tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên Hội Nông dân Việt Nam; Nghị quyết về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Theo Danviet
Thủ tướng Chính phủ sẽ dự Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi đối thoại với nông dân Việt Nam tại thành phố Hải Dương ngày 9/4/2018. Ảnh: TL Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý việc Hội nông dân Việt...