Người đột nhập văn phòng chủ tịch hạ viện Mỹ bị bắt
Richard Barnett, ở bang Arkansas, bị bắt và cáo buộc 3 tội danh, sau khi đột nhập văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.
Giới chức liên bang cho hay Barnett bị bắt vào sáng 8/1 tại thành phố Little Rock, bang Arkansas, với các cáo buộc cố tình xâm nhập và ở lại trong khu vực cấm trái phép, xâm nhập bạo lực và gây mất trật tự ở Đồi Capitol cùng trộm cắp tài sản công.
Ông Barnett, 60 tuổi, có biệt danh là Bigo, nằm trong nhóm người ủng hộ Tổng thống Donald Trump tràn vào Đồi Capitol hôm 6/1, khi quốc hội Mỹ đang tổ chức phiên họp để xác nhận kết quả bầu cử. Một trong những bức ảnh lan truyền rộng rãi nhất trên mạng xã hội cho thấy Barnett mặc quần jeans, áo sơmi, ngồi gác chân lên bàn trong văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Richard Barnett gác chân lên bàn làm việc của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi hôm 6/1. Ảnh: AFP.
Sau khi bị cảnh sát giải tán khỏi tòa nhà cùng đám đông, Barnett tập trung bên ngoài Đồi Capitol và khoe khoang “chiến tích” của mình trước những kênh truyền thông đang đưa tin tại hiện trường. Barnett còn khoe một chiếc phong bì lấy từ của văn phòng bà Pelosi và tuyên bố đã để lại 25 xu vì “tôi không phải là một tên trộm”.
Hiện không rõ Barnett có luật sư bào chữa hay không. Ông đang bị giam tại trại giam của Cục Điều tra Liên bang (FBI) ở hạt Benton.
Video đang HOT
Giới chức cho hay một người dân bang Alabama cũng bị buộc tội liên quan đến quả bom ống được phát hiện ở phía nam Đồi Capitol. 11 chai bom xăng và các vũ khí kiểu quân sự đã được tìm thấy trong xe bán tải của người này.
“Dù các anh đã rời khu vực Washington, các anh vẫn có thể bị gõ cửa nếu chúng tôi phát hiện các anh là một phần trong hoạt động phạm tội tại Đồi Capitol”, Steven D’Antuono, phó giám đốc văn phòng FBI tại Washington, cảnh báo.
Bộ Tư pháp Mỹ cùng ngày cho biết 13 người đang đối mặt các cáo buộc liên bang sau vụ bạo loạn ở toà nhà quốc hội. Hiện toà án chưa hoàn thành hồ sơ cho tất cả các bị cáo và mới có một số người ra toà. Ngoài những người đã bị truy tố, Bộ Tư pháp cho hay các khiếu nại bổ sung “đã được đệ trình và các cuộc điều tra đang diễn ra”.
“Việc phá hoại tòa nhà quốc hội Mỹ là cuộc tấn công nhằm vào một trong những cơ quan vĩ đại nhất của quốc gia chúng ta”, quyền công tố viên Mỹ Michael Sherwin nói. “Văn phòng của tôi, cùng với các đối tác hành pháp ở tất cả các cấp, đã khẩn trương làm việc và tận dụng mọi nguồn lực để xác định, bắt giữ và bắt đầu truy tố những cá nhân đã tham gia vào các hành vi phạm tội trắng trợn tại Đồi Capitol”.
Nhiều người khác tham gia vụ gây rối đang được giới chức xác định thông qua hình ảnh và video trên mạng xã hội. Một số người đã bị mất việc do liên quan tới sự việc.
Người đột nhập văn phòng chủ tịch hạ viện Mỹ khoe 'chiến tích'
Richard Barnett đã đột nhập văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tại Đồi Capitol, để lại lời lẽ khiếm nhã và khoe khoang về thành tích này.
Ông Barnett, 60 tuổi, có biệt danh là Bigo, từ thành phố Gravette, Arkansas, nằm trong nhóm người ủng hộ Tổng thống Donald Trump tràn vào Đồi Capitol hôm 6/1, khi quốc hội Mỹ đang tổ chức phiên họp để xác nhận kết quả bầu cử.
Một trong những bức ảnh lan truyền rộng rãi nhất trên mạng xã hội cho thấy Barnett mặc quần jeans, áo sơmi, ngồi gác chân lên bàn trong văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Richard Barnett gác chân lên bàn làm việc của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi hôm 6/1. Ảnh: AFP.
Sau khi bị cảnh sát giải tán khỏi tòa nhà cùng đám đông, Barnett tập trung bên ngoài Đồi Capitol và khoe khoang "chiến tích" của mình trước những kênh truyền thông đang đưa tin tại hiện trường. Gương mặt ông sưng lên do trúng hơi cay, chiếc áo sơmi mỏng phanh cúc trong gió rét để lộ phần ngực.
"Tôi đã viết cho bà ta một mẩu giấy nhắn tục tĩu, vắt chân lên bàn", Barnett nói với kênh 5News.
Barnett còn khoe một chiếc phong bì của văn phòng bà Pelosi và tuyên bố đã để lại 25 xu vì "tôi không phải là một tên trộm".
Nhiều người biểu tình khác hồ hởi với những vật dụng lấy cắp được từ Đồi Capitol. Một người cầm tấm biển gỗ đặt ở lối vào văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Mỹ, giơ cao nó như một chiếc cúp vô địch. Hàng trăm người trên bậc thềm reo hò: "Bà ta không phải Chủ tịch Hạ viện của chúng ta. Tống khứ bà ta!".
Tuy nhiên, Barnett khẳng định ông không làm gì sai và không có ý định xâm nhập tòa nhà quốc hội.
"Tôi leo lên các bậc thang để xem chuyện gì đang xảy ra. Khi tôi lên đến nơi, họ đã phá cửa và đang cố gắng vào trong. Tôi không làm gì cả. Tôi không phá cửa. Tôi đã bị đẩy vào trong. Tôi không định ở đó. Tôi đã đi vòng quanh tìm phòng vệ sinh", Barnett nói.
Trên mạng xã hội, người đàn ông từ bang Ankarsas cho thấy mình là một người ủng hộ Trump nhiệt thành và tin vào cáo buộc bầu cử bị đánh cắp với "hàng núi bằng chứng" gian lận về cử tri.
Barnett cũng lan truyền những thuyết âm mưu về Covid-19 và vaccine, các chiến dịch chống buôn bán trẻ em liên quan tới thuyết âm mưu cực hữu QAnon. Ông nhận mình là một người theo Chủ nghĩa Dân tộc Da trắng.
Thị trưởng thành phố Gravette, Kurt Maddox, cho hay văn phòng của ông đã nhận được nhiều cuộc gọi liên quan đến Barnett sau vụ bạo loạn.
"Thành phố tin rằng quyền của mọi công dân là được bày tỏ một cách an toàn các quyền của họ mà hiến pháp quy định. Tuy nhiên, chúng tôi không dung túng cho bạo lực, bạo loạn hay vi phạm pháp luật", ông nói.
Pelosi thề xem xét bãi nhiệm Trump lần hai Chủ tịch Hạ viện Mỹ kêu gọi Phó tổng thống kích hoạt Tu chính án 25 phế truất Trump, cam kết Hạ viện sẽ sớm luận tội ông lần hai. "Hôm qua Tổng thống Mỹ đã kích động một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại nước Mỹ. Sự xúc phạm Đồi Capitol, thánh đường của nền dân chủ Mỹ, và bạo lực...