Người đồng tính VN ít bị đánh đập so với TG
Theo ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE) số người đồng tính bị đánh đập ở ngoài đường ở Việt Nam vẫn ít hơn hẳn so với nhiều nước trên thế giới.
Tại hội thảo Kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ quyền của LGBT trong quan hệ hôn nhân và gia đình”, ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE) cho biết, tạm tính ở độ tuổi 15 – 59, Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 1,6 triệu người đồng tính.
Tuy nhiên, khảo sát cho thấy, mới chỉ hơn 11% số người được hỏi coi đồng tính là bình thường. Số còn lại đều có sự kỳ thị nhất định đối với người đồng tính.
Mặt khác, theo ông Bình, hiểu biết của người Việt về người đồng tính cũng rất hạn chế khi gần 50% số người cho rằng đây là một loại bệnh và có thể chữa được. Thậm chí một số đông cho rằng đây là trào lưu xã hội.
Nghiêm trọng hơn, nghiên cứu của iSEE cho thấy, hơn 83% người đồng tính nói rằng họ từng nghe hoặc nhận thấy mình bị một ai đó trong xã hội dè bỉu. Gần 10% đã bị người ngoài xã hội chửi mắng và đánh đập.
Theo ông Bình, thực ra số người đồng tính bị đánh đập ở ngoài đường ở Việt Nam vẫn ít hơn hẳn so với nhiều nước trên thế giới.
Hầu hết người được hỏi đều ủng hộ quan điểm cho phép người đồng tính chung sống với nhau. Nhưng rất ít người đồng ý quan điểm cho phép họ kết hôn.
“Chúng tôi chỉ mong muốn nhiều người hiểu rõ hơn và cảm thông. Để con em chúng tôi không bị bạn bè ở trường lớp cũng như ngoài xã hội kỳ thị nữa.” – Vị phụ huynh có con là người đồng tính nói tại hội thảo.
Giáo sư Kees Waaldijk (Trường Đại học Luật Leiden, Hà Lan) cho biết, trên thế giới đã có 23 nước cho phép người đồng tính kết đôi dân sự. Trong đó có cả 11 nước cho phép kết hôn. Phần lớn là các nước châu Âu, chưa có nước nào ở châu Á.
Luật quốc tế không bắt buộc tất cả các quốc gia phải công nhận hôn nhân đồng tính. Nhưng hiện nay, tòa án quốc tế và cơ quan tài phán về nhân quyền đều đã công nhận quyền có cuộc sống riêng tư, quyền được có mối quan hệ với người đồng giới.
Vị giáo sư còn cho hay, một số nước đã ra điều luật, quy định nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị người đồng tính.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng nếu cho kết đôi đồng giới thì có nhiều vấn đề pháp lý cần xem xét như việc nhận con nuôi thế nào, và giải quyết hệ quả hôn nhân đồng tính ra sao. Có trường hợp, hai người quan hệ đồng tính nữ, nhưng một người có con đẻ, vậy người kia có được thừa nhận đứa trẻ đó làm con hay không.
Video đang HOT
Vị giáo sư cho hay, tại một số nước tuy chấp nhận kết đôi dân sự nhưng không cho nhận con nuôi. Tuy nhiên, có nước chấp nhận và nếu xảy ra tranh chấp, họ sẽ dựa vào thực tế, ai có điều kiện chăm sóc con tốt hơn thì được nhận nuôi. Các vấn đề pháp lý trong hôn nhân đồng tính không khác so với hôn nhân dị tính.
Tuy nhiên, bà Vũ Minh Hồng (Ban Dân chủ Pháp luật – Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam) lập luận: Nếu chấp nhận kết hợp đồng giới, nhận con nuôi là phù hợp với tự nhiên, vậy một đứa trẻ sống trong gia đình của cặp đồng giới sẽ gọi ai là bố, ai là mẹ. Và nếu gọi một phụ nữ là bố hoặc ngược lại, có hợp với quy luật tự nhiên hay không?
Bà Hoàng Tú Anh (Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số) cho rằng, việc một đứa trẻ gọi ai là cha, ai là mẹ do người lớn dạy cho nó. Bản thân một đứa trẻ không tự nhiên có khái niệm đó.
Cũng theo bà Hoàng Tú Anh, ở phương Tây, người ta có thể yêu nhau, quan hệ tình dục nhưng không cần kết hôn. Trong khi đó truyền thống văn hóa của người Việt, “tình yêu, tình dục, hôn nhân và con cái” là những phạm trù không thể tách rời nhau.
Mặc dù ở Việt Nam ngày nay, thực tế xã hội đã phải thừa nhận tồn tại quan hệ tình yêu, tình dục của người đồng tính và trong luật không cấm. Vậy nhưng luật pháp lại không cho kết hôn. Cho nên chỉ khi chấp nhận hôn nhân, mới đảm bảo được quyền cho mỗi con người.
Giáo sư Kees Waaldijk phân tích: Việt Nam có thể không chấp nhận ngay kết hôn đồng giới. Đơn giản bởi số đông xã hội vẫn chưa đồng tình. Trước mắt, chỉ nên hy vọng công nhận ở một mức độ thấp hơn như “kết đôi dân sự”.
Theo 24h
Gái xinh mang thai hộ "hét giá" gần 4 tỷ đồng
Một cô ca sĩ khá xinh đẹp quê ở Hải Phòng ra giá khi mang thai "hộ" là ngôi nhà 3 tỷ và 700 triệu đồng kèm theo.
Người phụ nữ ngồi giữa này không thể sinh con.
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến về việc chấp nhận hay tiếp tục cấm mang thai hộ để sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình.
TS Nguyễn Văn Cừ, Phó Khoa Luật dân sự (Đại học Luật Hà Nội) - thành viên tổ biên tập sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình - cho biết qua các phiên thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng nên chấp nhận mang thai hộ.
Tuy nhiên, đa phần các ý kiến chưa đồng tình mở rộng phạm vi người mang thai hộ mà chỉ chấp thuận nếu đó là chị em ruột thịt.
Xung quanh việc có nên chấp nhận mang thai hộ hay không, đối tượng như thế nào, nếu xảy ra tranh chấp sẽ xử lý ra sao, PV đã tìm gặp người trong cuộc, các bác sĩ, nhà làm luật để trao đổi về vấn đề này.
Có cầu ắt có cung
Một đại gia vốn hiếm muộn con nay đã ngoài 50 tuổi. Vị đại gia này nhờ bạn bè tìm hộ người đẻ thuê hoặc mang thai hộ. Gọi là "hộ" nhưng ông sẵn sàng bỏ tiền ra để trả cho người mang thai hộ đó.
Tìm khắp mối, ông không ưng ai. Cô là cave chuyên nghiệp, cô lại quá xấu nên ông không duyệt được. Cuối cùng, người bạn giới thiệu cho ông một cô ca sĩ đất cảng.
Ông khá ưng cô này vì cô xinh xắn, dáng đẹp, không phải gái giang hồ. Tuy nhiên, cô ra giá khá cao. Ông phải trả công cô bằng một ngôi nhà 3 tỷ đồng và kèm theo 700 triệu đồng.
Còn chị N. T. H, (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi đang ở trong một tình cảnh không còn lựa chọn. Tôi đang rất mệt mỏi. Tôi khát khao được làm mẹ, nhưng tôi không thể mang thai dù tôi đã có phôi trữ lạnh. Tôi muốn tìm người mang thai hộ nhưng làm sao để an toàn cho con tôi sau này? Khi tìm được người mang thai hộ rồi tôi phải làm gì để đảm bảo con sẽ được ra đời mạnh khỏe?
Tôi không có chị em gái để nhờ, vợ chồng tôi không muốn nhờ một người quen biết. Tôi vừa vào TP. HCM vì tôi thấy trong đó việc mang thai hộ đơn giản hơn nhiều so với ngoài Bắc. Tôi được biết người mang thai hộ thường tập trung ở quận 8 nên tôi sẽ nhờ người quen đi tìm và làm hợp đồng cụ thể chặt chẽ".
Trong vai người muốn tìm người mang thai hộ, phóng viên đã gặp một cô gái tên T. sinh năm 1991, nhà ở Hà Nội. Cô kể cô đã có chồng và con hơn 1 tuổi. Cô và chồng làm nghề lao động tự do, vì cần tiền nên cô mới làm vậy.
Khi được hỏi, chồng có đồng ý cho mang thai hộ không? T. có vẻ khá chân thật khi nói: "Vợ chồng em đã thống nhất làm việc này rồi, nên chị yên tâm. Nhưng chỉ là mang thai hộ, tất cả là của người ta chứ không quan hệ trực tiếp gì cả".
"Thế em sẽ ở đâu trong thời gian mang thai?". "Em ở luôn nhà mình". "Vậy em không ngại hàng xóm à, vì họ sẽ hỏi con em đâu?". Vì vấn đề này có lẽ cô chưa tính đến nên ngập ngừng một lúc cô bảo: " Em cũng hơi ngại".
T. đưa ra giá khá rẻ là 100 triệu đồng cho việc mang thai hộ này. Mọi chi phí khám xét do người đi thuê trả. Nếu đồng ý, ứng trước cho cô và khi đặt phôi vào người cô thì đưa tiếp. Khi hỏi phải đưa bao nhiêu, cô bảo tùy phía bên thuê.
Mang thai hộ: Tỉ lệ rất ít nên cần cân nhắc
Nếu có nhu cầu mang thai hộ, chỉ cần ra bệnh viện Phụ sản TW sẽ gặp được cò (Người áo xanh) giới thiệu các dịch vụ liên quan đến sinh đẻ như mang thai hộ ...
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến về việc chấp nhận hay tiếp tục cấm mang thai hộ để sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình. Qua các phiên thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng nên chấp nhận mang thai hộ. Tuy nhiên, đa phần các ý kiến chưa đồng tình mở rộng phạm vi người mang thai hộ mà chỉ chấp thuận nếu đó là chị em ruột thịt.
Vì nếu mở rộng đối tượng mang thai hộ sẽ dễ phát sinh việc hình thức là mang thai hộ nhưng đằng sau nó là những hợp đồng tiền bạc.
Tuy nhiên, trên thực tế việc núp bóng mang thai hộ vẫn có dù theo Nghị định 96/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh nêu rõ, hành vi mang thai hộ có thể bị phạt từ 30 triệu đến 40 triệu đồng.
TS-BS Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho biết: Trong khoảng 100 cặp vợ chồng, có 10-15 cặp không thể có con tự nhiên. Tuy nhiên, họ có thể tìm đến các biện pháp hỗ trợ sinh con.
Nhưng cũng có trường hợp không thể mang thai như phụ nữ bị cắt tử cung, tử cung bị dị tật... Khi đó, chỉ còn biện pháp là nhờ người mang thai hộ.
Bác sĩ Vệ cho rằng, thực tế, trong hàng nghìn người vô sinh mới có vài người có nhu cầu mang thai hộ. Và đặt ra vấn đề cho phép mang thai hộ, các nhà làm luật cần cân nhắc vì luôn có tính 2 mặt của nó.
Bác sĩ Phạm Thị Minh Trang, nguyên phó chủ nhiệm Khoa Sản phụ và Kế hoạch hóa gia đình, bệnh viện 198 phân tích về tình trạng không thể có con của những phụ nữ không may mắn: "Người mẹ không sinh con được khi bị tắc ống dẫn trứng. Trứng không tự di chuyển vào tử cung được.
Hoặc vòi trứng bị hẹp cũng gây nên tình trạng chửa ngoài tử cung. Vì khi trứng rụng sẽ di chuyển vào vòi trứng. Trứng và tinh trùng thường gặp nhau ở vòi trứng sau đó thành hợp tử. Hợp tử này lớn dần nhưng nếu vòi trứng bị hẹp thì hợp tử sẽ nghẽn lại và làm tổ luôn ở vòi trứng chứ không phải ở tử cung.
Ngoài ra, những phụ nữ có nhân xơ trong lòng tử cung cũng khó để chửa vì nguy cơ sảy thai cao".
Bác sĩ Trang cho rằng, việc mang thai hộ vì ý nghĩa nhân đạo, nên làm. Nhưng vì tiền để làm lại là điều không nên.
Mang thai hộ ở những người không phải chị em cũng tiềm ẩn nguy cơ gây nhiều thảm kịch gia đình như người mang thai hộ cướp luôn người chồng, người con của gia đình đó, nếu quá trình mang thai, họ phát sinh tình cảm với đứa trẻ.
Theo xahoi
Lại đề nghị công nhận hôn nhân đồng tính "Nên nghiên cứu để công nhận hình thức kết hợp dân sự hoặc chung sống có đăng ký được áp dụng chung cho mọi trường hợp cặp đôi không phân biệt giới tính hoặc chỉ áp dụng riêng cho các cặp đôi cùng giới". Đó là kiến nghị trong báo cáo của Đoàn công tác liên ngành do ông Đinh Dũng Sỹ (Phó...