Người đồng tính TQ nhẹ gánh come out nếu sinh con cho ông bà bế bồng
Sự ra đời của một đứa bé sẽ khiến thế hệ lớn tuổi như bố mẹ, ông bà ‘ xao lãng’ khỏi vấn đề giới tính của các cặp đồng giới.
Chuyến bay từ Thượng Hải tới Bắc Kinh lần đó của Michael không giống như những lần trước. Sau khi dùng bữa tối với bố mẹ, anh tổ chức họp gia đình để tiết lộ một bí mật mà anh giấu kín từ lâu: Anh là gay.
Hơn thế nữa, anh đã có một đứa con trai.
Mặc dù đã sống chung với bạn trai trong suốt 8 năm qua, Michael chưa từng come out với gia đình. Năm 2013, cặp đôi quyết định có con thông qua dịch vụ mang thai hộ.
Cặp đồng tính nam Jay Lin và Jona Chen cùng hai đứa con sinh đôi. Ảnh: Asian Age Online.
Sau khi con trai ra đời, Michael và bạn trai nghĩ rằng vẫn có thể xoay xở được với sự giúp đỡ của bảo mẫu. Nhưng chỉ được vài tháng, họ cảm thấy quá sức. Lúc này, Michael liền gom hết can đảm của mình và quyết định công khai giới tính thật với phụ huynh để nhờ họ giúp chăm sóc cháu.
Ngay khi tiết lộ “chuyện động trời”, Michael cho bố mẹ xem ảnh con trai anh. Họ lại càng thêm sốc, liên tục hỏi Michael rằng liệu thằng bé có phải con đẻ của anh thật không.
“Điều thú vị là bố mẹ tôi không còn bận tâm đến giới tính của tôi nữa khi tôi tiết lộ rằng họ có một đứa cháu trai ruột. Một tuần sau, họ từ Bắc Kinh xuống Thượng Hải để chăm cháu”, anh kể lại.
Một đứa bé sẽ tốt hơn việc kết hôn giả
Nếu trở ngại của cộng đồng LGBT ở các quốc gia phương Tây liên quan đến vấn đề tôn giáo, cộng đồng LGBT Trung Quốc phải đối mặt với khó khăn khác.
Video đang HOT
Đám cưới của diễn viên múa Thủy Nguyệt và người yêu Bồ Dung Dung đã tổ chức hôn lễ trong sự chúc mừng của người thân và gia đình.
Khuynh hướng bảo thủ và tư tưởng gia trưởng trong gia đình Trung Quốc truyền thống, nổi bật là niềm mong mỏi có con cháu để nối dõi tông đường, từ lâu đã gây áp lực lớn lên những người đồng tính nam ở quốc gia này.
Để giải tỏa phần nào áp lực, không ít người đồng giới tổ chức hôn lễ giả hoặc làm hợp đồng kết hôn với người khác giới.
Tuy nhiên, một cuộc hôn nhân giả không hoàn toàn giải quyết được vấn đề giữa người đồng tính và phụ huynh. Thay vào đó, hạ sinh một đứa cháu lại “có hiệu quả” hơn trong công cuộc come out với gia đình.
Sự ra đời của một đứa bé sẽ khiến thế hệ lớn tuổi như bố mẹ, ông bà “xao lãng” khỏi vấn đề giới tính của con cái. Giờ đây, cả những thành viên LGBT và gia đình đều có chung một mục đích: Đem lại cho đứa bé những điều tốt đẹp nhất.
Olivia và Irene Chiong cùng con gái Zoey của họ. Ảnh: Olivia Chiong.
Vào những năm 1980, sau một khoảng thời gian ngắn xã hội Trung Quốc bùng nổ chủ nghĩa cá nhân, xu hướng gia đình đa thế hệ quay trở lại nhằm hỗ trợ lẫn nhau trước sự bất ổn của nền kinh tế.
Hơn nữa, điều này cũng phù hợp với chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc. Từ năm 1979, chính phủ nước này áp dụng chính sách một con.
Tùy thuộc vào nơi sinh sống, các cặp vợ chồng có thể bị phạt hàng nghìn USD nếu sinh đứa thứ hai. Tới năm 2015, Trung Quốc mới cho phép các gia đình có 2 con.
Do vậy, đứa trẻ trở thành tâm điểm của cả phụ huynh và ông bà hai bên, nhận được sự yêu thương, chăm sóc vô bờ bến. Đầu tư cho thế hệ con cháu hiện là mối quan tâm hàng đầu của cả nhà, thay vì đặt nặng chuyện thờ cúng tổ tiên như truyền thống gia đình thời xưa.
Khi có cháu, phần lớn ông bà sẽ không đặt nặng vấn đề giới tính của con cái nữa. Ảnh: Getty Images.
Đối với các cặp đồng giới, đứa trẻ còn giúp họ dễ dàng come out với bố mẹ.
Giống như Michael, Liangliang tiết lộ giới tính thật với gia đình khi con trai lên 2 tuổi. Anh đưa con tới gặp bố mẹ trước, sau đó gọi chồng tới và ra mắt cùng ngày. Theo lời kể của Liangliang, mọi chuyện diễn ra khá suôn sẻ.
Wei Wei, giáo sư xã hội học tại Đại học Sư phạm Trung Quốc, cho biết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình thường được cải thiện rõ rệt sau khi đứa bé ra đời. Ngoài ra, quan hệ giữa cặp đồng tính với bố mẹ chồng/vợ cũng tốt hơn nhiều so với những đôi vợ chồng dị tính.
“Bạn gái tôi là một người có trách nhiệm và biết chăm sóc gia đình. Vì vậy, bố mẹ tôi rất quý cô ấy và vui mừng khi đón nhận thêm một đứa con gái nữa trong nhà”, Haiping, một người đồng tính nữ, cho biết.
Bố mẹ của Jay vui vẻ khi ở bên các cháu. Ảnh: Asian Age Online.
Bên cạnh đó, ông bà cũng đóng vai trò tích cực trong việc giúp cháu hòa nhập tốt hơn với xã hội. Không ít cặp đồng giới thừa nhận rằng hàng xóm xung quanh hay giáo viên của con chẳng mấy bận tâm đến giới tính của họ nữa khi thấy ông bà vẫn chăm lo cho con cái họ.
Có thể nói, phụ huynh của những người đồng tính như Michael hay Liangliang chính là nhân tố quan trọng trong quá trình bình thường hóa đa dạng giới trong xã hội.
Đặt trong bối cảnh hiện nay, việc các cặp đồng tính đáp ứng kỳ vọng sinh đẻ không chỉ giúp họ dễ dàng come out với phụ huynh mà còn đạt được lợi ích chung của gia đình – có người nối dõi tông đường.
Hơn nữa, sự chú trọng vào thế hệ con cháu trong các gia đình Trung Quốc đã làm lu mờ nhu cầu cá nhân của các thành viên khác, theo giáo sư Wei Wei.
Cháu bà hay cháu ai?
Nghe con gái đưa hai cháu về, hai ông bà náo nức từ đầu tuần. Con gái lấy chồng trên thành phố, phát đạt, bận rộn, cả nhà chẳng mấy khi đoàn tụ, có chăng một năm vài lần mà thôi.
Hình minh họa.
Cháu thì càng khó hơn, vì chúng còn phải đi học, rồi bao nhiêu là lớp học thêm, năng khiếu. Có lần, ông bà nhớ cháu quá, khăn gói lên thăm, thế mà chỉ được nhìn mặt cháu có một chút, vì cháu đi biền biệt, chỉ về nhà ăn tối, cắm mặt vào tivi rồi đi ngủ.
Lần này, nghe bảo cháu về nghỉ hè, ở chơi với ông bà hẳn nửa tháng, bà chộn rộn đi ra đi vào. Bắt ông sửa lại cái nhà tắm cho khang trang hơn, cho cháu nó tắm. Bắt ông trát lại các bậc cửa sứt một mảng to vì sợ cháu ngã. Nhà cửa, giường chiếu ông bà cặm cụ suốt hai ngày để trang hoàng chu tất hơn, cho gia đình con gái về ở.
Xe sắp đến nhà, ông bà đã ra đứng trước cổng ngóng. Xe trờ tới, ông luýnh quýnh mở cửa, bà chạy đến định ôm cháu cho thỏa lòng. Thế mà, đứa cháu 4 tuổi, xinh như bông hoa nhỏ nhìn bà ánh mắt lạ lẫm, đề phòng, rồi nó hất tay bà ra, mếu máo. Mẹ nó kêu lên: "Ơ, con sao thế, bà của con đấy mà, để cho bà bế vào!". Con bé dứt khoát không chịu, nó òa lên khóc. Bà đứng đó, vụng về luống cuống. Con gái bà xua tay: "Thôi ta cứ vào nhà đi mẹ, chắc con bé chưa quen bà ấy mà".
Cả nhà dắt díu đi vào, ông giúp con rể bê đồ, bà lủi thủi theo sau. Vẫn biết cháu là trẻ con, nhưng bà bỗng có chút chạnh lòng khi nghe câu nói của con gái, cháu nó chưa quen bà! Rồi sau đó là những chuỗi ngày "đuổi bắt" của bà và đứa cháu. Bà dỗ mấy nó cũng không theo bà. Nó núp sau lưng mẹ nó, nhìn bà bằng ánh mắt cảnh giác như đối với người lạ.
Mẹ nó xuề xòa: "Có lẽ nó còn lạ đấy mẹ ạ, có mấy khi cháu nó được gặp mẹ đâu, chắc quên rồi! Trẻ con ấy mà mẹ". Mãi sau, con bé mới thỏ thẻ với mẹ nó, nó sợ các bà lão, vì cứ nhìn là nghĩ đến... các bà phù thủy trong truyện cổ tích.
Con gái nói vô tư, nhưng bà thì buồn rười rượi. Bà nhớ cái Cún, cháu bà Thi hàng xóm, cũng cỡ tuổi như cái Sa nhà bà đây. Mỗi lần về nhà, tiếng cười lanh lảnh của nó vọng khắp nơi. Nó gọi bà ríu rít, nó đi theo bà Thi khắp mọi ngõ ngách trong làng, gặp ai bà ấy cũng tự hào giới thiệu: Cháu tôi đây.
Và bà nhớ rằng, mẹ của Cún rất hay gọi video cho con gái nói chuyện với ông bà ngoại, hầu như mỗi ngày. Con gái bà Thi còn kể rằng, cứ rảnh rỗi là lại kể chuyện ông bà ngoại ngày xưa cho cháu nó nghe. Nên cháu nó dù ở xa, nhưng vẫn luôn nhớ rằng ông bà ngoại là một phần không thể thiếu của "cả nhà". Còn con gái bà, nó vô tư quá, hay bận rộn quá? Hay nó không hiểu lòng bà? Bà biết nói với con gái thế nào cho nó hiểu đây?
Bạn trai muốn tôi đừng nói đến chuyện đám cưới Bạn trai chỉ muốn chúng tôi yêu nhau mà không cần làm đám cưới, vì bố mẹ anh không đồng ý tôi làm con dâu... Tôi 25 tuổi, bạn trai 27 tuổi, chúng tôi yêu nhau được hơn 1 năm. Trước khi yêu anh, tôi cũng yêu một người khác, chúng tôi đi quá giới hạn và có thai, nhưng vì người yêu...