Người đời – nỗi sợ hơn cả nghèo đói và cô độc của mẹ đơn thân
Nhiều cha mẹ đơn thân phải chịu sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc, trong khi con cái của họ bị kỳ thị ở trường học vì có gia đình không theo ‘chuẩn chung’.
“Chúng ta không nên bầu những người có gia đình khiếm khuyết, vợ không có chồng hoặc chồng không có vợ. Hãy để người ta có thể đi lo hạnh phúc cho bản thân đã. Phải thật tốt mới lo được cho con mình. Khi người ta chưa hạnh phúc, không bao giờ con được hạnh phúc”.
Phát biểu của cô Đào Thị Hồng Phượng, giáo viên trường THCS Yên Sở, giữa cuộc họp phụ huynh trường Tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai, Hà Nội) khiến nhiều người không khỏi bức xúc.
Hầu hết tỏ ra bất bình khi cô Phượng với tư cách một phụ huynh lại dùng những lời lẽ nặng nề, có ý kỳ thị cha mẹ đơn thân.
Với lý lẽ “gia đình khiếm khuyết”, “không mang lại hạnh phúc cho trẻ”, không ít người buông lời phán xét, phân biệt đối xử với những ông bố, bà mẹ đang nuôi con một mình.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng dù không theo chuẩn chung, cha mẹ đơn thân với hoàn cảnh, lựa chọn riêng vẫn xứng đáng nhận được sự tôn trọng và công bằng.
Nỗi sợ làm mẹ đơn thân
“Tôi không chắc mình có yêu anh ấy không nhưng tôi sợ làm mẹ đơn thân, sợ trở thành một nokorimono”, Yui thì thầm với giọng đều đều.
Nokorimono là cách gọi mỉa mai với những người phụ nữ lớn tuổi, không lập gia đình ở Nhật Bản. Theo Yui, nếu ly hôn chồng, cô sẽ trở thành bà mẹ đơn thân và cũng bị xếp vào nhóm nokorimono.
8 năm trước, Yui kết hôn với người bạn thời thơ ấu. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian dài chung sống và có với nhau một con trai hiện 6 tuổi, Yui nói mối quan hệ của cô và chồng ngày càng bế tắc.
Người phụ nữ 30 tuổi cuối cùng lựa chọn kết thúc cuộc hôn nhân không còn tình yêu.
Không phải sự cô độc, thất nghiệp hay vấn đề tài chính, với Yui, điều kinh khủng nhất đang chờ đợi hai mẹ con cô là ánh nhìn của người đời và sự kỳ thị từ xã hội.
Video đang HOT
Phụ nữ Nhật Bản thường chịu hoàn toàn trách nhiệm nuôi con sau ly hôn. Ảnh: New York Times.
Sau khi ly hôn, Yui chật vật tìm kiếm việc làm và nhà ở. Cô nói rằng gần như không công ty nào muốn nhận một người phụ nữ ngoài 30 tuổi và đang làm mẹ đơn thân.
Trong khi đó, các khu nhà ở, chung cư tại xứ sở hoa anh đào dường như chỉ hướng đến những gia đình “chuẩn mực” với một cặp vợ chồng và 1-2 đứa trẻ.
Dù đã kiếm được công việc bán thời gian, Yui vẫn phải chật vật với đủ loại hóa đơn, sinh hoạt phí và những nhu cầu thiết yếu để nuôi dạy một đứa trẻ hiếu động.
“Có việc làm không đồng nghĩa việc tôi có thể thoát khỏi những rắc rối tài chính. Nghèo đói và đủ vấn đề khác vẫn tồn tại”, Yui nói với Inside Over.
Tại Nhật Bản, những bà mẹ đơn thân như Yui phải đối mặt với hai khó khăn lớn, đó là nhà ở và nuôi con.
Luật pháp Nhật Bản yêu cầu khi gia đình thuê nhà, cần có một người đứng ra bảo lãnh, chịu trách nhiệm. Thông thường, người chồng sẽ là người bảo lãnh trong khi vợ chỉ được xem là người đi thuê.
Vì vậy, trừ khi có sự hỗ trợ từ gia đình, các bà mẹ đơn thân thường gặp khó khăn khi không đủ tài chính để tự bảo lãnh thuê nhà cho chính mình. Tại các thành phố đông dân như Toyko, tiền thuê nhà rất cao và vấn đề càng trở nên phức tạp.
Ngoài ra, khi ly hôn, phụ nữ Nhật thường phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nuôi con. Chưa đến một nửa trong số các bà mẹ đơn thân nhận được tiền cấp dưỡng từ chồng cũ.
“Kẻ ngang ngược không đáng tin”
Không chỉ ở Nhật Bản, cha mẹ đơn thân tại nhiều quốc gia khác cũng gặp khó khăn.
Tại Mỹ, chỉ riêng ở cấp liên bang, có hơn 1.000 điều luật chỉ có lợi và bảo vệ những người kết hôn hợp pháp, có gia đình đầy đủ – bao gồm giảm thuế, tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội.
Giữa năm 2016, Owen Lovell, thị trưởng của Lyme Regis (Anh), gây bức xúc với phát ngôn kỳ thị cha mẹ đơn thân. Cụ thể, ông Lowell đã nói rằng những công dân “có đạo đức tốt” nên được ưu tiên hơn những cha mẹ đơn thân trong chính sách nhà ở của thị trấn.
Tuyên bố của thị trưởng Lovell bị coi là có ý miệt thị, phân biệt đối xử với những ông bố, bà mẹ đang nuôi con một mình.
Sau khi nhận sự chỉ trích dữ dội, ông Lovell đã phải công khai xin lỗi trên các phương tiện truyền thông.
Với nhà văn Alice Talbot, mẹ đơn thân đang nuôi hai con nhỏ, tuyên bố của ngài thị trưởng khiến cô buồn nhưng không quá sốc. Bởi trong nhiều năm một mình nuôi con, cô đã quá quen với những lời gièm pha, sự kỳ thị.
Alice Talbot – mẹ đơn thân đang nuôi 2 con nhỏ – nói cô thường bị người khác xem là “kẻ ngang ngược không đáng tin”. Ảnh:Telegraph.
“Tôi bị xem là kẻ ngang ngược không đáng tin. Tôi không thích nhưng phải chấp nhận nó. Có vẻ như tôi nên xin lỗi vì đã kết hôn, sinh con nhưng hoàn cảnh đưa đẩy cuối cùng lại nuôi con một mình. Xin lỗi nhưng tôi chẳng thấy mình có lỗi”, nữ nhà văn viết trên Telegraph.
“Theo cách nghĩ thông thường, mọi người cho rằng con cái lớn lên trong mái ấm đầy đủ sẽ phát triển tốt hơn trẻ em sinh ra chỉ có cha hoặc mẹ”, nhà văn nói.
Tuy nhiên, một nghiên cứu toàn diện về ảnh hưởng của các loại cấu trúc gia đình khác nhau đối với hạnh phúc của thanh thiếu niên của tác giả Thomas Deleire và Ariel Kalil đã chứng minh điều ngược lại.
Nghiên cứu được tiến hành với hơn 11.000 thanh thiếu niên lớn lên trong 10 loại hộ gia đình khác nhau, bao gồm cả các hộ gia đình đầy đủ cha mẹ, cha mẹ đang sống thử, cha/ mẹ đơn thân (đã ly dị, luôn độc thân)…
“Cấu trúc gia đình không quyết định sự phát triển của trẻ. Những đứa trẻ là con của ông bố, bà mẹ đơn thân vẫn có tính cách tốt, học tập giỏi, công việc đáng mơ ước. Họ thậm chí có thể làm tốt hơn những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có cả cha và mẹ”, các nhà nghiên cứu kết luận.
Theo Zing
Đắn đo mãi mới dám bỏ tiền mua chiếc váy 300k đi đám cưới liền bị chồng mắng tiêu hoang, vợ 'sôi máu' nói ra sự thật
Lần đầu tiên kể từ lúc lấy nhau, Hùng mới thấy Quyên gay gắt với mình như vậy. May mắn là mẹ Hùng vừa lúc ở ngoài về, mọi chuyện mới được êm xuôi.
Bước từ tình yêu sang hôn nhân tuy chỉ cần đi qua một cánh cửa, nhưng khoảng cách của nó đôi khi chẳng khác gì từ trên trời rơi xuống mặt đất vậy. Tuy hơi phũ phàng, nhưng đây thực sự là cảm nhận của rất nhiều phụ nữ ở thời khắc chính thức trở thành một người vợ, người mẹ trong gia đình.
Là một người phụ nữ hiền lành, truyền thống, Quyên vẫn luôn tự nhủ bản thân chỉ cần nhường nhịn thì gia đình sẽ được hạnh phúc, ấm êm. Thế nhưng con người ai cũng chỉ có một giới hạn chịu đựng nhất định, "tức nước ắt phải vỡ bờ", chồng cô đã làm quá thì nhịn thêm cũng chỉ phí công.
Thời còn yêu đương, Quyên luôn lầm tưởng Hùng là mẫu đàn ông tâm lý, ga lăng. Khổ nỗi vừa mới yêu nhau được vài tháng thì Hùng nhận quyết định vào Nam công tác hơn năm, đôi bên ít có thời gian bên nhau. Đợt công tác của anh kết thúc là hai người làm đám cưới ngay nên Quyên cũng chẳng có cơ hội nhận rõ bộ mặt bảo thủ, kẹt xỉ của chồng mình.
Ảnh minh họa
Mặc dù làm bên khối kinh tế thu nhập một tháng không dưới 20 triệu nhưng mỗi tháng, Hùng chỉ đưa vợ 5 triệu để chi tiêu sinh hoạt, bao gồm ăn uống, điện nước, bỉm sữa cho con. Anh còn tuyên bố thẳng với vợ khéo lo thì đủ, thiếu tự bù. Tiền còn lại anh giữ sau này lo việc lớn hơn.
Hơi sốc với thời gian đầu chung sống nhưng dần dần, Quyên cũng phải tự làm quen với hôn nhân do bản thân chọn lựa. Cô luôn tự an ủi mình dù Hùng có gia trưởng, keo kẹt nhưng anh không nhậu nhẹt, gái gú là cũng hơn nhiều người rồi. Với lại, tiền anh giữ cũng là để lo cho tương lai, như vậy còn hơn khối người khác, đã không kiếm được tiền còn về làm khổ vợ con.
Từ một cô gái vô tư, Quyên dần trở thành người phụ nữ của gia đình đúng nghĩa. Lương cô 1 tháng 6 triệu, cộng với tiền chồng đưa là 11 triệu, trong khi phải nuôi 2 đứa con, 1 đứa tiểu học, 1 đang giai đoạn bỉm sữa, bố mẹ chồng lại già yếu nữa nên chi tiêu cô luôn phải tính toán, cân nhắc từng đồng. Tháng nào có phát sinh mà xin thêm, kiểu gì Hùng cũng cằn nhằn nói cô vung tay quá trán. Bởi lẽ đó mà từ khi sinh thêm đứa thứ 2, Quyên chưa hề mua cho mình 1 món đồ mới nào, toàn bộ tiền dồn lại lo bỉm sữa cho nó còn đâu.
Cuộc sống của Quyên cứ tiếp tục như vậy cho đến một ngày cô được bạn thân cấp 3 gọi điện mời đám cưới. Ban đầu, Quyên định không đi, nhưng nghĩ lại lúc trước bản thân cưới, cô bạn đó đã nhiệt tình xin nghỉ làm hẳn 2 hôm để về giúp cô lo việc, giờ mà không đi lại thì cũng quá mất mặt.
Thế nhưng, nói đi đám cưới đâu phải cứ ăn mặc tềnh toàng như bình thường là đi được. Trước hôm đi dư tiệc, Quyên bới tung cả tủ quần áo cũng chẳng tìm được chiếc váy nào vừa vặn nên đành lên mạng đặt mua tạm một cái. Ai ngờ, lúc shipper giao hàng tới lại đúng lúc Hùng đi làm về. Anh ngay lập tức khó chịu ra mặt quát: "Cô suốt ngày mua váy áo như thế bảo sao chưa hết tháng đã hết tiền. Hoang tàn như cô thế này thì có núi tiền cũng hết".
Bị chồng mắng oan uổng, bỗng nhiên, những ấm ức dồn nén bấy lâu nay trào lên tận cổ, cơn nóng giận át cả lý trí, Quyên quẳng ngay chiếc váy xuống giường nức nở gào lên với Hùng: "Anh bảo em ăn hoang phá hại trong khi rõ ràng anh thừa biết cả năm nay em không có lấy 1 bộ quần áo mới, không hộp phấn, thỏi son. Anh thử nhìn những người phụ nữ khác đi, họ nay váy này, mai áo khác đâu như em quần áo mặc sờn cả vải vẫn khoác trên người. Anh ra mở tủ quần áo của vợ anh xem vợ có bao nhiêu bộ. Chẳng qua vì mai em phải đi đám cưới nên mới mua chiếc váy mặc cho đỡ lôi thôi, cũng là để đỡ xấu mặt người làm chồng như anh đó".
Hùng ngây người vì ngạc nhiên với thái độ khác thường của vợ. Chưa bao giờ anh thấy vợ phản ứng gay gắt như vậy. Đúng lúc, mẹ Hùng ra ngoài vừa về đến cửa. Nghe được đầu đuôi câu chuyện, bà ngay lập tức lên tiếng bênh vực con dâu: "Vợ con nói đúng đó. Cái Quyên nó quá tằn tiện, giản dị. Con không kiếm đâu được người thứ 2 như nó đâu. Vợ ngoan hiền mày không biết đường trân trọng, mất đừng hối hận"
Nghe những lời mẹ nói, Hùng cũng giật mình suy nghĩ. Đúng là lâu lắm, vợ anh chẳng có gì khác lạ. Phải chăng mình quá ích kỷ, nhỏ nhen? Quyên vì anh mà chịu không ít thiệt thòi suốt thời gian qua, vậy mà anh còn đổ oan cho cô ấy.
Đêm ấy, nằm bên vợ, Hùng mon men tới gần ôm Quyên vào lòng thủ thỉ nói lời xin lỗi. Sau lần ấy tính nết Hùng thay đổi đáng kể, anh tâm lý mà yêu chiều vợ hơn trước rất nhiều.
Dung
Theo Nguoiduatin
Uất nghẹn vì mẹ chồng gán cho tôi tội tày trời khi chồng vừa mất Thắng ra đi, tôi mất chồng, mẹ tôi mất đi con trai duy nhất, khó có thể đong đếm nỗi đau ai nhiều hơn ai. Thế nhưng cách cư xử và thái độ của bà sau những tháng ngày đau buồn ấy lại khiến tôi nỗi đau thêm chồng chất nỗi đau. Tôi và Mạnh quen nhau khi cả hai đang theo học...