Người đến bệnh viện tăng vì ‘tình một đêm’, massage thư giãn trong Tết
Ngay sau kỳ nghỉ Tết, nhiều nam giới phải tìm đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM gấp. Họ cho biết đã trải qua ‘tình một đêm’, massage thư giãn có quan hệ tình dục qua đường miệng.
Bác sĩ CKII Đoàn Văn Lợi Em thăm khám một nam thanh niên mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Cùng với các bệnh về da, thẩm mỹ nội khoa, bệnh nhân mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM cũng gia tăng sau kỳ nghỉ Tết dài ngày, với khoảng 400 lượt khám mỗi ngày (trước Tết khoảng 280-300 lượt).
Viêm niệu đạo sau “tình một đêm”, massage thư giãn
Theo bác sĩ CKII Đoàn Văn Lợi Em – trưởng khoa lâm sàng 3 Bệnh viện Da liễu TP.HCM, các kỳ nghỉ lễ dài ngày thường là thời điểm nhiều người tìm kiếm sự giải trí và thư giãn sau những ngày làm việc và học tập căng thẳng. Sự cô đơn và căng thẳng có thể khiến mọi người cảm thấy cần phải kết nối với người khác.
Trong một số trường hợp, quan hệ tình dục có thể trở thành một cách phù hợp để giải tỏa áp lực. Tuy nhiên việc quan hệ tình dục ngẫu nhiên mà không có biện pháp bảo vệ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cũng như lây truyền bệnh qua đường tình dục cho người khác.
Điển hình như trường hợp nam sinh viên tên T. (20 tuổi) đến khám vì có triệu chứng bị tiết dịch niệu đạo. Trong thời gian nghỉ Tết dài ngày, T. trở nên buồn chán, cảm thấy trống trải và cô đơn nên có thử lên các trang mạng rồi click vào một trang cung cấp dịch vụ “tình một đêm”.
Sau khi đạt được thỏa thuận, T. và cô bạn tình đã hẹn gặp nhau để quan hệ tình dục. Do tự tin rằng cô bạn này “sạch sẽ” nên T. đã quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp bảo vệ nào.
Video đang HOT
Sau vài ngày, T. đau rát khi đi tiểu và bắt đầu tiết dịch mủ, nên liền đi khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM. Sau khi được bác sĩ thăm khám và làm xét nghiệm, T. đã được chẩn đoán viêm niệu đạo do lậu.
Trường hợp khác là nam thanh niên tên M. (30 tuổi). Trước đó, sau một buổi tiệc vui vẻ với họ hàng, anh M. được anh em rủ đi masage thư giãn. Ở đó, nhân viên massage đã dùng tay kích thích dương vật của M. và quan hệ tình dục qua đường miệng.
Dù có ý thức được, nhưng anh M. cũng không có phản ứng gì, nghĩ rằng dùng miệng thì không được xem là quan hệ tình dục nên không có khả năng lây bệnh.
Sau đó vài ngày, anh M. bắt đầu có cảm giác ngứa ở vùng lỗ tiểu, đi tiểu rát buốt và bắt đầu tiết dịch mủ. Thấy bệnh càng lúc càng nặng hơn, anh M. đi khám Bệnh viện Da liễu và được bác sĩ chẩn đoán là viêm niệu đạo do lậu.
Tăng nguy cơ mắc HIV, giang mai, viêm gan B, C
Bác sĩ Lợi Em đánh giá qua hai trường hợp trên có thể thấy nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục trong cộng đồng vẫn còn tương đối cao. Nguyên nhân là do không có đầy đủ kiến thức về phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Mặc dù nhiễm lậu ở cả hai trường hợp trên có thể được điều trị khỏi hoàn toàn mà không để lại biến chứng nguy hiểm, nhưng nhiễm lậu sẽ làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm khác như HIV, giang mai, viêm gan B, C…
“Điều này cho thấy vai trò quan trọng của việc truyền thông và giáo dục sức khỏe về các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong cộng đồng, đặc biệt cần nhấn mạnh vai trò của những liệu pháp phòng ngừa lây nhiễm”, bác sĩ Lợi Em nhấn mạnh.
Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục đã được các tổ chức y tế trên thế giới khuyến cáo:
- Chung thủy, một vợ một chồng. Không quan hệ tình dục với nhiều người. Nếu có quan hệ tình dục với người mới, cần tìm hiểu và thảo luận cởi mở về lịch sử tình dục với bạn tình mới trước khi tham gia vào bất kỳ hoạt động tình dục nào với đối tác.
- Sử dụng bao cao su cho mỗi lần quan hệ tình dục; tránh các hành vi tình dục gây rủi ro cao gây tổn thương da và niêm mạc, vì nó khiến nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cao hơn.
- Chủ động tiêm ngừa các vắc xin phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục như vắc xin ngừa HPV và viêm gan B.
- Chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để được tầm soát, phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
Công điện khẩn về giám sát người nhập cảnh từ khu vực bùng phát dịch COVID-19
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại các cửa khẩu để phát hiện trường hợp nghi ngờ, mắc COVID-19; giải trình tự gen xác định biến thể mới của virus SARS-CoV-2
Ngày 11-1, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã ký công điện khẩn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023.
Theo đó, đê chủ đông phát hiện sớm, ứng phó kịp thời dịch bệnh, Bộ Y tế đê nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo việc tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại các cửa khẩu để phát hiện trường hợp nghi ngờ, mắc COVID-19 để xử lý kịp thời, đặc biệt các đối tượng nhập cảnh từ các khu vực đang bùng phát dịch, từ các nơi xuất hiện các biến thể mới, nguy hiểm của virus SARS-CoV-2; đẩy mạnh giám sát tại cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh nhằm sớm phát hiẹn sớm các ô dịch, chùm ca bẹnh có diên biên, đạc điêm bât thường.
Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt người nhập cảnh từ khu vực đang bùng phát dịch COVID-19
Chủ đọng, phôi hợp với các Viẹn Vẹ sinh dịch tê/Pasteur, các bệnh viện có khả năng xác định biến thể mới của COVID-19 lây mâu giám sát, nghiên cứu phát hiẹn biên thê/biên chủng mới và đánh giá nguy cơ dịch bệnh.
Các địa phương tiếp tục thúc đẩy việc tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế đảm bảo đúng kế hoạch đề ra theo yêu cầu của Chính phủ, cần quan tâm nhóm người có nguy cơ cao, nhất là người cao tuổi, người có bệnh lý nền, người suy giảm miễn dịch,...trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi, lưu ý ở các tỉnh, thành phố lớn, khu vực trọng điểm du lịch, có lượng khách quốc tế cao.
Rà soát, cập nhật các thông điệp và tăng cường truyền thông về phòng, chống dịch bệnh tại các cửa khẩu, các cơ sở y tế, cơ sở lưu trú khách du lịch và cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức người dân với thông điệp thực hiện 2K (khẩu trang, khử khuẩn) và tiêm vắc-xin COVID-19 đủ liều, đúng lịch theo khuyến cáo Bộ Y tế.
Bộ Y tế khuyến khích người dân đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, đông người. Ảnh: Thiên Lam
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương chuẩn bị sẵn sàng thực hiện công tác phân luồng, thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19; đảm bảo đủ thuốc, thiết bị, hóa chất, sinh phẩm phòng, chống dịch; có các phương án đáp ứng với các tình huống dịch bệnh, trong đó các địa phương chỉ đạo các cơ sở nhận khách lưu trú bố trí nơi cách ly cho trường hợp khách du lịch nhập cảnh bị mắc COVID-19 thể nhẹ và vừa, không cần nhập viện.
Khẩn trương xây dựng Kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2023, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch.
Đối với các Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, Bộ Y tế yêu cầu theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trong khu vực phụ trách, quốc tế hướng dẫn, phối hợp với các địa phương đánh giá nguy cơ dịch bệnh để điều chỉnh các phương án, biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả; sẵn sàng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch cho các địa phương, đơn vị;
Chủ động hướng dẫn các địa phương thực hiện việc giám sát, lấy mẫu xét nghiệm có trọng điểm các trường hợp nguy cơ, trường hợp mắc bệnh để giải trình tự gen xác định các biến chủng, biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Nhờ trả thù hộ bằng dao, lĩnh án 20 năm tù Thấy người có mâu thuẫn với mình đang ăn đêm, Thanh điện thoại cho bạn nhờ trả thù hộ. Nhóm bạn Thanh sau đó mang theo hung khí đến quán ăn sát hại nạn nhân ngay trong đêm. Ngày 10/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Tuấn Thanh (SN 1989, trú tại quận...