Người đau xương khớp ‘tránh xa’ những thực phẩm này
Khi bị các bệnh về xương khớp, bệnh nhân cần tuân thủ theo sự chỉ định điều trị của bác sĩ, đồng thời chủ động chọn lựa tránh các loại thực phẩm không nên dùng nhằm giảm các cơn đau, tránh bệnh nặng thêm.
Ảnh minh họa: Internet
TTƯT. ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi bệnh có chế độ ăn khác nhau. Tùy dinh dưỡng, tùy bệnh từng người mà có chế độ dinh dưỡng riêng.
Với người bị viêm xương khớp, nên tránh ăn những thực phẩm sau để giảm cơn đau, hạn chế bệnh chuyển biến nặng nề.
Rượu bia
Tránh xa nước có cồn, chất kích thích đến từ nhiều loại rượu, bia, thuốc lá… Các loại chất này khi đưa vào cơ thể không chỉ làm trầm trọng các bệnh về khớp mà nó còn gây nguy cơ mắc rất nhiều loại bệnh khác như ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, mắc các bệnh ung thư…
Nội tạng
Hạn chế dùng quá nhiều thịt, nội tạng vì nếu đó là nguồn nội tạng không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ hết sức nguy hiểm cho cơ thể. Cụ thể là làm lây truyền các bệnh do sự tấn công của vi khuẩn, virus, kí sinh trùng từ nội tạng động vật sang người, nhất là gây nguy cơ nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Những tác động này sẽ làm trầm trọng bệnh khớp ở bệnh nhân trong suốt quá trình chữa bệnh.
Những người lớn tuổi rất hay gặp vấn đề về xương khớp và thịt gà là món nằm trong những món không nên ăn. Nguyên nhân người bị bệnh xương khớp nên kiêng thịt gà chứa rất nhiều kẽm làm phá vỡ cấu trúc sụn. Ăn nhiều thịt gà không chỉ làm triệu chứng đau thêm phần nghiêm trọng mà còn khiến vùng khớp bị viêm trầm trọng hơn mỗi ngày. Ảnh minh họa: Internet
Tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn vì nguy cơ bị tẩm ướp các loại hóa chất bảo quản gây các phản ứng viêm và làm tăng các cơn đau nhức xương khớp. Nguy hiểm hơn là các loại thực phẩm đóng hộp được chế biến sẵn còn có nguy cơ gây bệnh ung thư do chứa nhiều thành phần bisphenol A.
Đồ chiên rán
Không nên sử dụng các loại thực phẩm được chiên xào với quá nhiều dầu, mỡ rất gây hại cho bệnh khớp và nguy cơ gây thừa cân.
Video đang HOT
Đau nhức xương khớp không nên ăn gì? Món ăn đầu tiên bị liệt vào “danh sách đen” của những ai mắc bệnh lý về xương khớp chính là hải sản. Sở dĩ bạn phải từ bỏ những món ăn khoái khẩu làm từ hải sản đông lạnh vì trong chúng có tính hàn cao dễ gây triệu chứng đau, sưng cho người bị thoái hóa, thoát vị hay viêm khớp. Vì vậy, nếu đã mắc các bệnh về xương khớp bạn nên tránh ăn những thực phẩm chế biến từ hải sản.
Tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn vì nguy cơ bị tẩm ướp các loại hóa chất bảo quản gây các phản ứng viêm và làm tăng các cơn đau nhức xương khớp. Nguy hiểm hơn là các loại thực phẩm đóng hộp được chế biến sẵn còn có nguy cơ gây bệnh ung thư do chứa nhiều thành phần bisphenol A. Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, cũng tùy vào tình trạng loại bệnh xương khớp bạn đang gặp phải mà cần kiêng những loại hải sản khác nhau. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên đi khám để nhận sự tư vấn và tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm biết bệnh xương khớp kiêng ăn gì và tạo cho mình chế độ dinh dưỡng tốt nhất phù hợp với tình trạng bệnh.
Thịt gà
Những người lớn tuổi rất hay gặp vấn đề về xương khớp và thịt gà là món nằm trong những món không nên ăn. Nguyên nhân người bị bệnh xương khớp nên kiêng thịt gà chứa rất nhiều kẽm làm phá vỡ cấu trúc sụn. Ăn nhiều thịt gà không chỉ làm triệu chứng đau thêm phần nghiêm trọng mà còn khiến vùng khớp bị viêm trầm trọng hơn mỗi ngày.
Bột mì, nếp, bắp
Bệnh xương khớp kiêng ăn những gì? Đối với người bị các bệnh như thoát vị đĩa đệm hay viêm khớp nên hạn chế tối đa những thực phẩm chứa nhiều tinh bột và protein như bột mì, bột nếp và bắp vì rất dễ gây dị ứng. Những loại thực phẩm này có thể tốt cho người khác nhưng đối với người bị bệnh viêm khớp lại khiến chỗ viêm càng thêm nặng.
Cà phê, trà có chất cafein
Nếu bạn là người nghiện đồ uống có chất cafein thì ngay ngày hôm nay bạn nên suy nghĩ về việc loại nó ra khỏi danh sách đồ uống yêu thích. Sở dĩ vậy vì cà phê và trà chứa chất cafein cải thiện sự tỉnh táo nhưng lại là loại đồ uống “khắc tinh” của bệnh xương khớp. Chính lượng cafein có trong chúng đang ngày càng ăn mòn các khớp xương của bạn và khiến bệnh tình ngày càng trở nên nặng hơn. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng loại đồ uống này.
Tránh xa nước có cồn, chất kích thích đến từ nhiều loại rượu, bia, thuốc lá… Các loại chất này khi đưa vào cơ thể không chỉ làm trầm trọng các bệnh về khớp mà nó còn gây nguy cơ mắc rất nhiều loại bệnh khác như ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, mắc các bệnh ung thư…Ảnh minh họa: Internet
Họ đậu, măng tây, súp lơ, nấm
Bệnh xương khớp kiêng ăn những gì? Họ nhà đậu, măng tây hay súp lơ, nấm là những món ăn cần hạn chế. Tuy nhiên, chỉ những người bị đau khớp gối do bệnh Gout mới cần kiêng nhóm thực phẩm này.
Hạn chế gia vị muối và đường
Hai gia vị muối và đường rất quan trọng trong các món ăn hàng ngày lại là thứ cần tránh nằm trong danh sách bệnh xương khớp kiêng ăn gì. Đối với những đối tượng mắc bệnh xương khớp thì hai loại gia vị này là mối đe dọa lớn vì chúng khiến người bệnh mất dần lượng canxi có trong xương tạo môi trường cho căn bệnh ngày càng trở nặng.
Những thực phẩm rau củ quả chứa nhiều axit oxalic như việt quất và củ cải là nhóm bạn cũng không nên ăn dù có thèm muốn tới mấy đi chăng nữa. Đây là loại axit cần tránh của những người mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp. Ảnh minh họa: Internet
Việt quất, củ cải
Những thực phẩm rau củ quả chứa nhiều axit oxalic như việt quất và củ cải là nhóm bạn cũng không nên ăn dù có thèm muốn tới mấy đi chăng nữa. Đây là loại axit cần tránh của những người mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp.
Thực phẩm lên men như dưa cà muối chua
Những thực phẩm lên men thường sử dụng khá nhiều gia vị muối ăn tinh luyện nhằm bảo quản và tạo độ chua nên đây là món ăn không tốt cho người mắc bệnh xương khớp. Hơn nữa, khi thực phẩm lên men như dưa hay cà muối chưa đủ độ chín sẽ có hàm lượng Nitrit cao có nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Tôm và thịt gà là thực phẩm 'đại kỵ' khi bị ho?
ThS.BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nhiều bà mẹ thấy con ho là kiêng không cho trẻ ăn tôm, không ăn các chất tanh như cua, cá và nhất là thịt gà... Điều đó là hoàn toàn sai lầm.
Ảnh minh họa: Internet
Theo BS dinh dưỡng Lê Thị Hải, ho là do bệnh lý chứ không phải vì ăn uống. Nói ăn tôm gây ho bởi phần vỏ và càng của nó. Khi ăn tôm, nếu không bóc vỏ, bỏ càng sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Còn phần thịt tôm hay cua, cá thì hoàn toàn không phải nguyên nhân gây ho. Ngược lại, trong tôm, cua, cá rất giàu chất đạm và dễ tiêu hóa. Vì vậy, việc kiêng các loại món ăn mà dân gian thường nói là chất tanh khi trẻ bị ho là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Ngược lại, trong tôm, cua, cá rất giàu chất đạm và dễ tiêu hóa. Vì vậy, kiêng các loại chất ăn mà dân gian thường nói là chất tanh khi trẻ bị ho là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Đáng nói nữa là suy nghĩ kiêng thịt gà khi bị ho đã ăn sâu vào thói quen, suy nghĩ của nhiều người trong khi thịt gà chứa rất nhiều protein, nhất là kẽm. Đặc biệt, kẽm là một trong những chất dinh dưỡng rất quan trọng tham gia vào hệ thống miễn dịch, làm tăng sức đề kháng. Vì vậy, kiêng thịt gà khi ho là không nên. Trái lại, các mẹ nên cho con ăn thịt gà khi ho để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Cũng theo BS Hải, vỏ tôm không tốt đối với trẻ đang ho nhưng lại rất tốt khi mẹ cần tăng can xi cho trẻ. Đa phần mọi người cho rằng ăn tôm sẽ có nhiều canxi bởi thịt tôm chứa chất này và tất nhiên, bỏ hết phần vỏ và càng tôm. Nhưng thực chất, lượng canxi chủ yếu ở trong vỏ tôm còn phần thịt tôm chỉ cung cấp chất đạm là chính. Vì vậy, nếu muốn cung cấp canxi cho cơ thể, có thể chọn các loại tôm nhỏ cho trẻ để ăn được cả vỏ.
Theo BS dinh dưỡng Lê Thị Hải, ho là do bệnh lý chứ không phải vì ăn uống. Ảnh minh họa: Internet
PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội cũng cho rằng: Việc kiêng thịt gà và tôm khi bị ho là không đúng. Tuy nhiên, đối với những người bệnh có tiền sử dị ứng thì cần kiêng và hạn chế ăn tôm, thịt gà và các thực phẩm hay gây dị ứng vì khiến tình trạng dị ứng tái phát, ho tiến triển nặng hơn.
Ngoài ra, cơ chế gây ho ngoài các yếu tố môi trường, do nhiễm khuẩn, virus, vi khuẩn còn có yếu tố thần kinh, thay đổi cảm xúc là lên cơn ho và hen.
Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, Không ít bậc cha mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng khi thấy con mình ho dài ngày không dứt. Thực tế, trong thời gian bé bị ho, cần chú ý đến các thực phẩm nên kiêng kị dưới đây để nhanh chóng giúp bé khỏi bệnh.
1. Thực phẩm lạnh: Khi trẻ bị ho, không nên cho bé ăn đồ lạnh hoặc uống các loại đồ uống đông lạnh. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra.
Lúc này, nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.
PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội cũng cho rằng: Việc kiêng thịt gà và tôm khi bị ho là không đúng. Ảnh minh họa: Internet
2. Thực phẩm béo, ngọt, vị đậm: Theo Đông y, ho phần lớn do phổi bị nhiệt gây ra. Hằng ngày, nếu trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hỏa, làm triệu chứng ho nặng hơn.
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng ăn quýt có thể chữa ho, long đờm. Tuy vỏ quýt có công hiệu trị ho, long đờm, nhưng thịt quýt lại khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Ngoài ra, cũng không nên cho bé ăn nhiều các thực phẩm chiên rán, bởi các thực phẩm này sẽ tạo thêm gánh nặng cho dạ dày, làm dịch đờm sinh ra nhiều hơn, khiến bệnh ho càng khó chữa khỏi. Các thực phẩm chứa lượng chất béo cao như lạc, hạt dưa, socola... khiến cơ thể sinh ra nhiều dịch đờm, làm bệnh ho càng nặng thêm.
3. Thực phẩm bồi bổ: Không ít bậc phụ huynh cho các bé cơ thể bị suy nhược dùng thực phẩm chức năng có tác dụng bồi bổ. Tuy nhiên khi trẻ bị ho, nên dừng việc sử dụng các thực phẩm này để tránh khiến bệnh ho khó chữa trị hơn.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Những thực phẩm người bị đái tháo đường lâu lâu hãy "đụng đũa" Người bị bệnh đái tháo đường được khuyên hạn chế ăn phủ tạng động vật hay những thực phẩm chế biến sẵn được vì chúng có chỉ số đường huyết khá cao. Những thực phẩm nói trên người bệnh đái tháo đường nên hạn chế sử dụng Với người bệnh đái tháo đường, thức ăn cần phải được coi như thuốc để duy...