Người đầu tiên hoàn thành đường bơi dài 2,5 km ở Nam Cực
Một phụ nữ Chile là Barbara Hernandez, 37 tuổi, trở thành người đầu tiên bơi qua quãng đường 2,5 km ở vùng biển Nam Cực gần như đóng băng.
Barbara Hernandez trở thành người đầu tiên bơi qua quãng đường 2,5 km ở vùng biển Nam Cực. Ảnh: bangkokpost.com
Cô Hernandez hoàn thành kỳ tích trong thời gian 45 phút 30 giây vào ngày 5/2, trong trang phục là bộ đồ bơi thông thường, không có kính bảo hộ, mũ bơi và nút bịt tai. Nhiệt độ nước biển tại khu vực bơi là khoảng 2 độ C.
Cách duy nhất để cô chống lại cái lạnh đã lấy đi sinh mạng của nhiều người khác là sự kiên trì. Trả lời phỏng vấn báo chí sau khi hoàn thành chặng đường, cô Barbara khẳng định: “Đối thủ lớn nhất của tôi là nỗi sợ hãi… chứ không phải ai khác”. Cô cũng hy vọng kết quả vừa qua giúp cô được ghi tên mình vào sách kỷ lục Guinness thế giới.
Video đang HOT
Hernandez cho biết sau khi bơi được nửa quãng đường cô đã cảm thấy “có gì đó lạnh buốt chạy qua tim mình”, một dấu hiệu của tình trạng hạ thân nhiệt, có nguy cơ đau tim và tử vong. Điều duy nhất cô làm khi ấy là tiếp tục bơi cho tới khi chạm đích.
Sau khi về đích, Hernandez được vớt lên khỏi mặt nước đóng băng và được đưa vào phòng khám trên một tàu hải quân. Nhiệt độ cơ thể cô khi ấy chỉ là 27 độ C, thấp hơn nhiều so với mức trung bình khoảng 37 độ C đối với một người có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, cô đã không bị bất tỉnh mặc dù có mê sảng một chút. Sau đó 2 tiếng, cô đã trở lại trạng thái bình thường.
Hernandez cho biết cô đã mơ về khoảnh khắc này trong một thập kỷ. Tuy nhiên, thành tích không phải là điều duy nhất thôi thúc bản thân mà cô muốn tạo ra kỳ tích để nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ biển. Hernandez chia sẻ: “Điều khiến tôi sợ hãi là Nam Cực tiếp tục tan chảy”. Theo báo cáo của Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia của Mỹ vào hôm 13/2, diện tích băng bao phủ ở Nam Cực đã bị thu hẹp xuống mức thấp kỷ lục.
Thử thách tiếp theo của Hernandez sẽ là cuộc thi marathon Oceans Seven bao gồm bơi qua 7 kênh hoặc eo biển trên khắp thế giới, kết thúc tại Nhật Bản vào tháng 8 tới.
Băng biển ở Nam Cực thấp nhất trong gần 45 năm
Các nhà khoa học cảnh báo lớp băng bề mặt tại Nam Cực đang tan chảy ở mức kỷ lục.
Băng trôi tại Vịnh Chiriguano, quần đảo Nam Shetland, Nam Cực. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Mỹ (NSIDC) cho biết băng ở Nam Cực đã giảm xuống còn 1,91 triệu km2 trong tuần này. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ khi NSIDC bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1979.
Theo NSIDC, trong bối cảnh chỉ còn vài tuần nữa là bước vào mùa tan băng, lượng băng này dự kiến còn giảm hơn nữa trước khi đạt mức tối thiểu hằng năm. Theo lý giải của các nhà khoa học, băng biển Nam Cực tan chảy không có tác động rõ rệt đến mực nước biển vì băng vốn đã nằm trên đại dương, nhưng nó góp phần đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu. Cơ chế điều hòa khí hậu bằng băng tuyết rất quan trọng, trong đó lớp băng tuyết phản xạ đến 80% lượng tia nắng Mặt Trời và mang lại hiệu ứng làm mát. Tuy nhiên, khi băng biển tan chảy, thì bề mặt đại dương sẽ là nơi hấp thụ lượng ánh nắng Mặt Trời. Với đặc thù về sắc tố tối hơn nhiều so với băng, thì điều này sẽ tác động khiến quá trình ấm lên toàn cầu tăng tốc.
NSIDC cho biết thêm rằng sự biến mất của băng biển còn làm lộ ra các thềm băng và sông băng, dễ chịu tác động của những con sóng và điều kiện thời tiết ấm dẫn đến sự tan chảy và nứt vỡ.
Chu kỳ băng tuyết Nam Cực hằng năm biến đổi đáng kể giữa các mùa. Lục địa này đã không trải qua sự tan chảy nhanh chóng trong 4 thập kỷ. Tuy nhiên, tỷ lệ băng tan bắt đầu tăng cao vào năm 2016, gây lo ngại rằng xu hướng băng tan có thể kéo dài.
Kỷ lục băng biển thấp nhất trước đây được ghi nhận vào tháng 2/2022, khi diện tích băng nổi trên Nam cực lần đầu tiên giảm xuống dưới 2 triệu km2. Năm 2022 là năm nóng thứ 5 hoặc thứ 6 thế giới từng ghi nhận, bất chấp ảnh hưởng làm mát của hiện tượng thời tiết La Nina.
Một nghiên cứu khoa học mới được công bố cũng cho thấy nguy cơ từ việc nhiệt độ toàn cầu tăng. Theo nghiên cứu này, chỉ cần nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 0,5 độ C, các tảng băng lớn sẽ tan chảy khiến mực nước biển tăng lên vài mét, tiềm ẩn các tác động môi trường vô cùng nghiêm trọng.
UAE và Israel ra mắt tàu hải quân không người lái đầu tiên của hai nước Ngày 20/2, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Israel đã ra mắt tàu hải quân không người lái đầu tiên do hai nước này hợp tác chế tạo. Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Israel đã ra mắt tàu hải quân không người lái đầu tiên do hai nước này hợp tác chế tạo. Ảnh: Israel Aerospace Industries Con...