Người đào tẩu Triều Tiên đua nhau hồi hương
Từ đầu năm đến nay, hơn 100 người CHDCND Triều Tiên chạy sang Hàn Quốc đã quay lại Bình Nhưỡng
Báo The Dong-A Ilbo của Hàn Quốc ngày 22-7 đưa tin 3 người CHDCND Triều Tiên chạy sang Hàn Quốc vừa trở về nước. Trước đó không lâu, 2 người Triều Tiên đã từ Hàn Quốc trở lại quê nhà và tổ chức họp báo.
Bà Park Sun-young, cựu nghị sĩ thuộc Đảng Tự do Tiến bộ của Hàn Quốc, hôm 22-7 cho biết 3 người đào tẩu nói trên là phụ nữ, đã sinh sống trên đảo Jeju – Hàn Quốc và trở lại Bình Nhưỡng vào tháng 5. “Họ trong độ tuổi 20 – 40 và đã sinh sống ở Hàn Quốc 5 năm qua” – bà Park Sun-young nói.
Theo bà Park Sun-young, cả ba quyết định quay trở về quê nhà không chỉ vì suy nghĩ thay đổi mà còn vì những nỗ lực của Bình Nhưỡng để thu hút những người không thể thích ứng với xã hội Hàn Quốc. Ba phụ nữ Triều Tiên này đều than vãn về cuộc sống khó khăn tại Hàn Quốc. Báo The Dong-A Ilbo cũng dẫn một ví dụ khác về người đào tẩu Triều Tiên gặp khó khăn trong đời sống thường nhật ở Hàn Quốc.
Video đang HOT
(đề nghị giấu mặt). Ảnh: REUTERS
Đó là cô Pak In-suk. Cô này đã khăn gói quay về quê nhà sau khi bị lừa hết tiền bạc. Bà Park Sun-young nói: “Những người đào tẩu ồ ạt quay về Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng cam kết không trừng phạt những người đã rời bỏ đất nước. Không những thế, họ sẽ có nhà mới và có công ăn việc làm đàng hoàng”.
Một số quan chức Hàn Quốc cho rằng Bình Nhưỡng đang dùng những người trở về nước cho mục đích tuyên truyền, làm nổi bật cuộc sống “khốn khó” của người đào tẩu Triều Tiên ở Hàn Quốc. Họ lo ngại về việc thẩm vấn những người đào tẩu Triều Tiên sẽ bị tiết lộ. Bởi vì thông thường, công dân Triều Tiên khi trốn đến Hàn Quốc sẽ ở tại một trung tâm thẩm vấn khoảng 6 tháng để các nhà chức trách Seoul xác minh liệu họ có phải là gián điệp hay không.
Gần đây, Seoul đã có bằng chứng gián tiếp cho thấy một số người Triều Tiên chạy sang Hàn Quốc với mục đích rõ ràng. Hơn nữa, hiện tượng này có thể sẽ làm hỏng hình ảnh Hàn Quốc trước cộng đồng quốc tế. Hiện Hàn Quốc đang lên kế hoạch cung cấp các tư vấn viên chuyên nghiệp để ngăn chặn người đào tẩu Triều Tiên bị ép trở về quê nhà. Một quan chức chính phủ tại Seoul nói rằng việc công bố chính thức số người đào tẩu quay về Bình Nhưỡng là khó khăn, bởi vì tất cả họ đều âm thầm ra đi.
Số lượng người đào tẩu quay về Triều Tiên ngày càng tăng dường như còn có liên quan đến việc Bình Nhưỡng thắt chặt an ninh gần biên giới với Trung Quốc kể từ tháng 2.Trung Quốc đã ký một thỏa thuận với Bình Nhưỡng về việc trục xuất người Triều Tiên về nước. Nước này tuyên bố người tị nạn Triều Tiên đã vượt biên trái phép “vì lý do kinh tế” và sẽ không nhận được sự bảo vệ theo những quy định quốc tế về tị nạn.
Theo NLD
Năm 2011, thế giới có tới 800.000 người phải tị nạn
Nhân Ngày Thế giới về người tị nạn (20/6), Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ngày 18/6 đã công bố báo cáo về "Xu thế tị nạn toàn cầu năm 2011" cho biết số người tị nạn mới phải rời bỏ đất nước của mình trên thế giới năm 2011 đã đạt kỷ lục 800.000 người, cao nhất kể từ năm 2000.
Hàng ngàn người tị nạn Mali đã phải lánh nạn tại trại tạm của LHQ ở Ayorou, phía Tây Bắc khu vực Niamey của Niger. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Số người tị nạn này nằm trong số 4,3 triệu người phải rời bỏ quê hương do các cuộc khủng hoảng nhân đạo hoặc xung đột cuối năm 2010 ở Cote d"Ivoire, Libya, Somalia, Sudan và nhiều nơi khác.Báo cáo của UNHCR nhấn mạnh năm 2011 chứng kiến quy mô tị nạn lịch sử. Quá nhiều người bị đẩy khỏi quê hương trong một khoảng thời gian quá ngắn đồng nghĩa với thiệt hại cá nhân khổng lồ cho tất cả những người bị tác động.
Theo báo cáo của UNHCR, vào cuối năm 2011, UNHCR đã hỗ trợ 42,5 triệu người phải rời bỏ quê hương, trong đó 15,2 triệu người đã được hưởng quy chế tị nạn, 26,4 triệu người mất chỗ ở và đang sống ngay trong nước (IDP) và 895.000 người đang tìm kiếm quy chế tị nạn.
Năm 2011 cũng chứng kiến 3,2 triệu người phải chạy khỏi quê hương và sống tha hương trong nước được hồi hương, tỷ lệ hồi hương cao nhất trong vòng thập kỷ qua.
UNHCR nhấn mạnh xu thế đáng lo ngại là số người buộc phải rời bỏ quê hương trên toàn cầu ngày càng tăng với mức trung bình hàng năm vượt quá 42 triệu người trong vòng 5 năm qua.
Trong số 10,4 triệu người tị nạn đang được UNHCR quản lý, có tới 7,1 triệu người đã tị nạn ít nhất 5 năm để chờ các giải pháp về hiện trạng của họ.
Afghanistan vẫn là nước có nhiều người tị nạn nhất với 2,7 triệu người, sau đó là Iraq với 1,4 triệu người, Somalia 1,1 triệu người, Sudan 500.000 người....
Trong số các nước phát triển, Đức là nước tiếp nhận số người tị nạn lớn nhất với hơn 571.000 người.
Báo cáo của UNHCR cũng cho biết ngoài ủy nhiệm chính là quản lý người tị nạn trong sáu thập kỷ qua, UNHCR đã hành động để hỗ trợ những người phải tha hương trong nước họ và những người không quốc tịch.
Theo số liệu không đầy đủ được cung cấp chỉ từ 64 chính phủ, số người không quốc tịch trên thế giới đã lên tới 12 triệu người, trong đó 25% đã nhận được sự giúp đỡ của UNHCR./.
Theo TTXVN
Israel cho hồi hương những người Nam Sudan tị nạn Truyền thông Israel đưa tin, đêm 17/6, một chiếc máy bay chở 127 người Nam Sudan tị nạn nhập cư bất hợp pháp Israel đã cất cánh rời sân bay Ben Gurion gần thành phố Ten Aviv - Israel. Người tị nạn Nam Sudan (Ảnh: AFP)Đây là đợt hồi hương đầu tiên của hàng chục nghìn người châu Phi nhập cư bất hợp...