Người dân Xuân Quan nhận đất dịch vụ
Sáng nay 9/9, người dân xã Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên đã trực tiếp nhận các suất đất dịch vụ trên thực địa sau một thời gian chờ đợi.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao đất dịch vụ liền kề cho các hộ dân có đất bị thu hồi để thực hiện dự án Đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên và Dự án Khu đô thị Thương mại Du lịch Văn Giang (Khu đô thị Ecopark), sau một thời gian tích cực triển khai thực hiện, bắt đầu từ sáng ngày 9/9/2014, UBND huyện Văn Giang, xã Xuân Quan đã tiến hành tổ chức Lễ bàn giao đất trên thực địa dự án Khu dịch vụ Chiêm Mai cho 622 hộ dân xã Xuân Quan, góp phần hỗ trợ, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân ổn định đời sống.
Người dân ký nhận đất dịch vụ
Chị Phạm Thị Hà (thôn 1 Xuân Quan) vừa ký giấy tờ sở hữu và nhận lô đất 40m2, cho biết, chị không chuyển nhượng đất mà sẽ giữ lại để làm mặt bằng kinh doanh buôn bán nhỏ, thay vì nghề chính là trồng hoa màu như trước kia.
Điểm dự án dịch vụ Chiêm Mai với tổng diện tích gần 8ha, nằm bám dọc trục đường chính vào chợ gốm xã Bát Tràng, đối diện với khu đô thị Ecopark. Dự án đã được quy hoạch đồng bộ với đầy đủ các chức năng về giao thông, hạ tầng, thương mại, giáo dục mầm non…
Video đang HOT
Theo quy định, mỗi hộ dân có 1 sào Bắc bộ đất thu hồi được giao 10m2 đất dịch vụ, một khẩu nông nghiệp được giao 4m2, một suất gia đình liệt sĩ được tính tiêu chuẩn 20m2 đất dịch vụ liền kề; diện tích đất giao cho 1 hộ gia đình tối thiểu là 40m2. Đồng thời, tỉnh để lại 100% nguồn thu tiền sử dụng đất của dự án dịch vụ liền kề để xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dịch vụ liền kề của các xã.
Ngoài Xuân Quan, hai xã còn lại trong vùng dự án là Phụng Công và Cửu Cao đều đã lập, trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các khu đất dịch vụ, và hiện đã hoàn thiện các công tác thu hồi đất.
Chính sách về giao đất dịch vụ liền kề cho các hộ bị thu hồi đất là một bước đi mạnh dạn được tỉnh Hưng Yên triển khai thực hiện theo Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ, nhằm giao đất dịch vụ liền kề để giải quyết việc làm cho nông dân có đất chuyển đổi từ nông nghiệp sang xây dựng đô thị Văn Giang, tạo điều kiện từng bước giúp người dân chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp sang làm thương mại, dịch vụ. Đây là dự án duy nhất trong tổng số trên 920 dự án đã tiếp nhận vào đầu tư trên địa bàn tỉnh được thực hiện giao đất dịch vụ liền kề.
Công ty cổ phần Đầu tư & Phát triển đô thị Việt Hưng (chủ đầu tư khu đô thị Ecopark) đã hỗ trợ toàn bộ các chi phí như: chi phí lập dự án, thiết kế kỹ thuật của hệ thống dự án dịch vụ liền kề, hỗ trợ toàn bộ chi phí san nền cho cả 3 xã, ước tính khoảng 200 tỷ đồng.
T.D
Theo dantri
Thương xá Tax sẽ thành cao ốc phức hợp 40 tầng
UBND TPHCM đã yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Thương xá Tax. Theo đó, UBND quận 1 và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) được giao đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư cho dự án này.
Tòa nhà Thương xá Tax sắp bị đập bỏ để xây dựng cao ốc 40 tầng.
Cụ thể, từ năm 2010, UBND TP đã giao cho Satra làm chủ đầu tư dự án xây dựng Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Văn phòng - Khách sạn tại khu đất số 39 đường Lê Lợi (quận 1), rộng 9.208 m2. Khu đất này chính là vị trí hiện hữu của Thương xá Tax do Satra quản lý.
Theo kiết kế, dự án cao ốc mới này cao 40 tầng (khoảng 150m), chưa kể 4 tầng hầm với chức năng để xe. Ban đầu, chủ đầu tư còn dự kiến xây dựng sân bay trực thăng trên tầng cao nhất của toà nhà này nhưng sau kế hoạch bị phá sản vì không được cơ quan chức năng cho phép.
Dự kiến tổng mức đầu tư dự án khoảng 150 triệu USD, Satra được phép tìm đối tác để hợp tác triển khai dự án. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên dự án bị tạm hoãn nhiều lần đến nay vẫn chưa khởi động được.
Trong khi đó, tiến độ xây dựng dự án đường sắt đô thị tuyến Bến Thành - Suối Tiên (Metro số 1) có 1 đoạn đi qua phần đường trước mặt Thương xá Tax đã bắt đầu triển khai. Trong kế hoạch, phần tầng hầm dự án cao ốc tại đây cũng sẽ kết nối với nhà ga ngầm của Metro số 1 nên bắt buộc cả 2 dự án phải triển khai đồng bộ.
Vì vậy, UBND TP hối thúc Satra và UBND quận 1 đẩy nhanh tiến độ di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại khu đất này để lấy mặt bằng đầu tư xây dựng cao ốc mới cho phù hợp tiến độ của Metro số 1. UBND TP cũng yêu cầu các đơn vị liên quan khi lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án cần lưu ý đến các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các hộ dân tại khu vực.
UBND TP yêu cầu chủ đầu tư đến đầu năm 2015 phải bắt đầu khởi công dự án, dẹp bỏ Thương xá Tax cũ để xây cao ốc 40 tầng. Do đó, đơn vị quản lý Thương xá Tax đã yêu cầu tiểu thương kinh doanh tại đây phải di dời trước tháng 10/2014.
Hiện khoảng 200 tiểu thương tại Thương xá Tax đang hạ giá, thanh lý hàng hóa tại đây cho kịp tiến độ di dời. Đơn vị quản lý Thương xá Tax cũng hướng dẫn tiểu thương có nguyện vọng tiếp tục kinh doanh dời về số C6 Phạm Hùng (quận 8) hoặc Siêu thị Sài Gòn (quận 10).
Với yêu cầu phát triển theo quy hoạch của thành phố, sau việc hàng loạt cây xanh trăm tuổi ở khu trung tâm đã bị "đốn hạ", nay thương xá Tax tiếp tục rơi vào quy hoạch, sắp bị dẹp bỏ. Điều này đã khiến nhiều người dân sống lâu đời ở TPHCM không khỏi có tâm trạng nuối tiếc bởi Thương xá Tax là 1 công trình kiến trúc lâu đời, gắn liền với lịch sử phát triển của Sài Gòn - TPHCM.
Tùng Nguyên
Theo dantri
Vì sao cần xây sân bay Long Thành, không mở rộng Tân Sơn Nhất? Trong bối cảnh sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - TPHCM quá tải, việc mở rộng dù ở mức tối đa thì năng lực tương ứng với 53 triệu lượt khách năm 2030 là việc bất khả kháng. Giải tỏa dân cư để mở rộng sân bay này cũng là chuyện không thể. Không có đường "tiến" cho Tân Sơn Nhất Dưới...