Người dân ‘vùng đỏ’ sẽ nhận lương hưu thế nào?
Bảo hiểm xã hội Hà Nội và Bưu điện Hà Nội đã có phương án chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tháng 9 và tháng 10-2021 cho người dân thủ đô.
Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội chi trả cho người dân theo phương án mới – Ảnh: HÀ QUÂN
Theo đó, liên ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội và Bưu điện Việt Nam thống nhất phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho hơn 588.000 người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 9 với số tiền trên 2.893 tỉ đồng.
Tháng 10 chia 2 đợt, đợt 1 sẽ có hơn 588.000 người thụ hưởng với khoảng 2.805 tỉ đồng, đợt 2 (trường hợp duyệt mới, chuyển từ BHXH tỉnh khác…) sẽ có dữ liệu liên thông vào ngày 30-9.
Với chi trả qua tài khoản cá nhân (ATM), người dân nhận chi trả tháng 9 và đợt 1 của tháng 10 từ ngày 6-9, trong khi chi trả đợt 2 tháng 10 từ ngày 4-10.
Về chi trả tiền mặt, người dân nhận chi trả tháng 9 và đợt 1 tháng 10 từ ngày 8-9 trong khi trường hợp nhận đợt 2 tháng 10 sẽ diễn ra từ 4-10.
Bưu điện Hà Nội tổ chức chi trả tại nhà cho bà con tại vùng 1 (vùng đỏ) tiếp tục giãn cách theo chỉ thị 16 và một số biện pháp ở mức cao hơn bao gồm toàn bộ địa giới hành chính 10 quận, huyện Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai và một phần địa giới 5 quận, huyện gồm Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Người dân tại vùng 2 và vùng 3 (nơi thực hiện chỉ thị 15 và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn) sẽ nhận chi trả tại bưu điện. Vùng 2 gồm toàn bộ 5 quận huyện Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.
Video đang HOT
Vùng 3 gồm toàn bộ 10 huyện, thị xã Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần 5 quận, huyện là Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Tùy theo thực tế, cơ quan bưu điện sẽ phối hợp BHXH địa phương căn cứ vào chỉ đạo UBND cấp trên để xây dựng phương án chi trả mới.
Bưu điện Hà Nội lưu ý người hưởng tại nhà phải xuất trình thẻ chi trả và CMND/CCCD, giấy ủy quyền (nếu có). Trường hợp không nhận tại địa chỉ đăng ký thì bưu điện sẽ thông báo nhận chế độ sau khi hết áp dụng chỉ thị 16.
Để nhận diện, nhân viên chi trả đeo thẻ kiểm soát, mặc đồng phục VNPost, mang giấy tờ tùy thân, giấy đi đường được cấp theo quy định và tuân thủ quy định 5K, đeo kính chống giọt bắn.
Trong khi đó, mỗi điểm/bưu cục chi trả không quá 20 người, giãn cách 2m theo quy định, nhân viên được tiêm phòng văc xin ngừa COVID-19 và có test nhanh/xét nghiệm PCR âm tính.
Người có tên trong danh sách nhận tiền mặt tháng 9 và tháng 10 chưa nhận tiền, đăng ký nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua thẻ ATM, ứng dụng VssID-BHXH số thì nhận vào tháng 11-2021.
Ông Đặng Đình Thuận – phó giám đốc BHXH Hà Nội – nhấn mạnh: “Thực hiện đúng quy trình chi trả, đảm bảo chi đủ, đúng, nhanh, rút ngắn thời gian chờ đợi của người hưởng”.
Vụ tai nạn khiến 7 người tử vong ở Thanh Hóa: Xót xa tiếng con thơ gọi mẹ
Ngày 23/3 ở xã Trí Nang, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), tiếng trống tang giục liên hồi. Chuyến xe định mệnh đó sẽ không chỉ ám ảnh mãi người thân, những đứa con thơ của các nạn nhân mà còn cả với người dân sinh sống tại đây.
Cháu Hà Thị Phương Thảo (con của nạn nhân Phạm Thị Bích) ôm di ảnh mẹ
Men theo con đường vào bản Cảy (xã Trí Nang), không khí tang thương bao trùm các ngôi làng. Chưa bao giờ, bản Cảy lại phải chịu một màu tang thương đến như vậy. Bản Cảy có 5 nạn nhân tử vong, những vành khăn trắng phủ khắp bản làng. Họ đều là những lao động chính trong gia đình đi bốc gỗ keo thuê, có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhà sàn, vách nứa.
23/3 là một ngày đau thương của bản nghèo vùng cao này, khi chồng mất vợ, mẹ mất con, con cái mất mẹ và "người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh". Người thân, họ hàng, làng xóm và cả những người dân cần mẫn thật thà ở bản vẫn chưa thể hết bàng hoàng khi nghe tin người thân của mình gặp nạn và đã ra đi mãi mãi.
Cháu Lê Phi Khoa (SN 2017) ngơ ngác nhìn dòng người đến đám tang
"Mẹ đừng nằm đó nữa mẹ ơi, con và em muốn mẹ ngồi dậy đi mẹ ơi", cháu Lê Phi Khải (SN 2009) ngồi ôm em trai là Lê Phi Khoa (SN 2017) và nức nở gọi mẹ khiến ai nấy đều không cầm nổi nước mắt. Tại gia đình nạn nhân Lê Thị Cảnh, tiếng khóc của 2 đứa con thơ vang lên, ngơ ngác đi tìm mẹ khiến những người đến thăm viếng không khỏi xót xa. Gia đình nạn nhân Cảnh có 7 nhân khẩu, trong đó mẹ già thường xuyên đau ốm, cô em chồng tật nguyền và 2 đứa con nhỏ của chị Cảnh.
Ngồi ở góc nhà, anh Lê Phi Mạnh (SN 1979, chồng chị Cảnh) bần thần kể: "2-3 năm nay tôi và vợ đi bốc keo thuê cho người ta. Tối qua, do tay đau nên tôi ở nhà để vợ đi thì không may xảy ra tai nạn. Đau xót quá!".
Còn tại gia đình nạn nhân Phạm Thị Bích, cháu Hà Thị Phương Thảo (SN 2009) cứ ôm lấy quan tài của mẹ mà khóc. Mới hơn 10 tuổi, cháu Thảo đã phải chịu đựng nỗi mất mát quá lớn và ngoài sức chịu đựng. Giờ đây, cháu mãi mãi mất đi người mẹ hiền tảo tần sớm tối chăm sóc.
Anh Hà Văn Bình (SN 1975, chồng chị Bích) vẫn chưa hết bàng hoàng trước sự ra đi đột ngột của người vợ đầu ấp tay gối. Anh Bình đau buồn cho biết: "13h ngày 22/3, vợ tôi được người ta gọi đi bốc gỗ keo, tới khoảng 22h đêm, tôi nhận được tin báo từ người dân gần nhà là vợ tôi gặp tai nạn. Khi lên tới nơi đã thấy cơ quan chức năng có mặt tại đó, tôi rất sốc trước cảnh tượng vụ tai nạn. Nhìn thấy thi thể vợ, tôi đã không thể đứng vững, ngất lịm đi và được người nhà đưa về".
Theo anh Bình, thường ngày vợ chồng anh đi bốc thuê keo cùng với nhau, nhưng trưa hôm xảy ra tai nạn, do anh bận công việc nên mình vợ đi làm cùng với mọi người trong bản. Công việc bốc thuê keo từ dưới đất lên xe tải không có thời gian cố định, thông thường làm từ 13h đến 22h mới trở về nhà, nếu hôm nào nhiều hàng thì phải làm tới 4 - 5h sáng hôm sau.
Gia đình, hàng xóm đưa các nạn nhân về nơi an nghỉ cuối cùng
Công việc bốc vác rất nặng nhọc nhưng thu nhập mỗi người chỉ khoảng 200.000 đồng/ngày. Do không có nghề phụ nên họ phải cố gắng làm lụng để mưu sinh, nuôi con ăn học.
Bà Hà Thị Vân, Chủ tịch Hội LHPN xã Trí Năng, thông tin, các nạn nhân đều là hội viên Hội LHPN xã, các chị đều có hoàn cảnh hết sức khó khăn, làm nghề lao động tự do, con còn nhỏ, bố mẹ đều già yếu, thu nhập không ổn định. Sau khi sự việc xảy ra, Hội LHPN xã đã phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tới thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân và trích kinh phí hỗ trợ chi phí mai táng.
Thi thể các nạn nhân được đưa tới nghĩa trang chôn cất theo phong tục địa phương.
Bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lang Chánh, cho biết, trong sáng nay (23/3), Hội LHPN huyện đã chỉ đạo Hội LHPN xã Trí Nang huy động toàn bộ hội viên phụ nữ của xã đến hỗ trợ các gia đình có người gặp nạn. Sau khi lo xong hậu sự cho các nạn nhân, Hội sẽ lên phương án hỗ trợ các gia đình nạn nhân gặp khó khăn.
* Như PNVN đã đưa tin, vào hồi 21h15 đêm (22/3), tại Km 13 570 TL530 (Dốc Bả Vai) thuộc địa bàn xã Trí Năng (huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá) đã xảy ra vụ TNGT thảm khốc. Xe tải biển số 36C-13.640 chở cây keo đâm vào taluy dương bên phải, làm 7 người ngồi trên ca bin tử vong (6 người tử vong tại chỗ, 1 người tử vong trên đường đi cấp cứu).
Danh tính các nạn nhân là: Phạm Thị Bích (SN 1980), Lê Thị Thi (SN 1988), Lê Thị Cảnh (SN 1984), Lê Thị Sơn (SN 1972), Lê Minh Lá (SN 1962) trú xã Trí Nang, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) và Nguyễn Quang Hương (SN 1973), Tô Văn Quang (SN 1974) đều trú thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định (Thanh Hóa).
Hơn 6.300 hồ sơ đất đai trễ hẹn nhưng chỉ 9 người được xin lỗi HĐND tỉnh Kiên Giang cho rằng tỉnh này có rất nhiều hồ sơ liên quan đến đất đai xử lý trễ hẹn nhưng cơ quan chức năng mới chỉ xin lỗi 9 người dân. Ngày 22/3, Văn phòng HĐND tỉnh Kiên Giang phát đi công văn về việc triển khai thực hiện kiến nghị của HĐND tỉnh về cấp giấy chứng nhận quyền...