Người dân Việt Nam sẽ chịu thiệt khi vào TPP?
Trang Global Research (Nghiên cứu toàn câu) cho rằng người dân Viêt Nam sẽ phải chịu thiêt thòi khi tham gia Hiệp định TPP.
Global Research vừa đăng tải bài viết của tác giả Chuck Searcy đánh giá người dân Việt Nam và Mỹ sẽ chịu thiệt khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong khi đối tượng được hưởng lợi là các tổng công ty và tập đoàn lớn.
Bài viết cho Mỹ, Việt Nam và 9 quốc gia khác vừa ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), và nội dung của văn kiện này cuối cùng cũng được công bố trước dư luận – Quốc hội Mỹ và các cơ quan lập pháp của các nước thành viên TPP.
Vì sao người dân Việt Nam phải lo lắng?
Theo đánh giá của tác giả bài viết, TPP sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho các công dân Việt Nam và Mỹ như họ đang kỳ vọng. Đó là sự khuếch trương quyền lực của các tập đoàn thương mại đã được tính toán kỹ càng.
Trong quá trình thông qua Hiệp định TPP – được dự kiến tiến hành trong hai năm cho trường hợp Việt Nam, theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh – đại diện của Quốc hội sẽ tìm hiểu kỹ những lợi ích mà Việt Nam sẽ có được và cái giá phải trả cho những lợi ích đó.
Video đang HOT
12 quốc gia tham gia TPP bao gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam.
Các thành viên của Quốc hội Mỹ cũng sẽ làm như vậy. Quốc hội Mỹ sẽ không cho phép sửa đổi hay cải thiện bất cứ điều gì trong nội dung của Hiệp định.
Những văn bản được công bố gần đây đề xuất TPP sẽ mở rộng quyền hợp pháp của các tập đoàn thương mại và các nhà đầu tư, và cho phép các tập đoàn thương mại được kiện các nước thành viên ra tòa án quốc tế để bồi thường những tổn hại do các chính sách vì lợi ích cộng đồng và bất kỳ luật nào (chẳng hạn như các quy chế về tài chính và bảo hộ cho công nhân và cho môi trường) đe dọa lợi nhuận của các tập đoàn thương mại Mỹ.
Những bất hòa sẽ không được dàn xếp ở Việt Nam hay tòa án quốc tế, mà bởi một ban gồm các luật sư mà tập đoàn thương mại sẽ “triệu tập”. Hiệp định TPP bao gồm các điều khoản ISDS (Dàn xếp bất hòa giữa Nhà đầu tư – Nhà nước), theo đó một ban gồm các luật sư sẽ được các tập đoàn “dàn xếp” – chứ không phải các quan tòa Việt Nam hay quốc tế – sẽ phán quyết các vụ kiện. Một ban như thế dễ có thể xuất hiện những “tay trong”, vì các tập đoàn thương mại có “tiếng nói mạnh” trong việc nêu tên những luật sư nào được đưa vào ban.
ISDS sẽ thu hẹp phạm vi của các quy chế hợp pháp, làm cho Việt Nam và các quốc gia khác khó đạt được sự cải thiện các tiêu chuẩn về người lao động và về môi trường. Nói tóm lại ISDS sẽ khắc chế không gian chính sách mà Việt Nam đang dùng để quản trị sự phát triển kinh tế.
Số lượng công ty có thể kiện Việt Nam đang tăng
Tính đến cuối tháng 5/2015, các doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Việt Nam thực hiện 742 dự án, có tổng giá trị lên tới 11 tỷ USD. Các hãng lớn của Mỹ tại thị trường Việt Nam bao gồm Coca Cola, PepsiCo, IBM, Cargill, Microsoft, Citigroup, Chevron, Ford, General Electric…
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, nhưng TPP đang hướng tới sự giảm giá nông sản trên cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Việt Nam là một trong năm nước đứng đầu danh sách bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu. Hai đồng bằng lớn của Việt Nam là vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng đang bị đe dọa. Tuy nhiên TPP cho phép các công ty được kiện Việt Nam về các chính sách và quy chế bảo vệ hai vùng đồng bằng dễ bị tổn thương này
Đặc biệt, các công ty kinh doanh thuốc trừ sâu của Mỹ đang có xu hướng muốn kiện Việt Nam vì đã áp dụng chương trình quản trị dịch hại tổng hợp do FAO đề xướng – một chương trình bảo vệ môi trường và cải thiện lợi tức từ hoa màu nhờ các kỹ thuật kiểm soát sinh vật gây hại, chứ không dùng thuốc trừ sâu, và chỉ dùng các hóa chất trừ sâu bọ ở nơi nào tuyệt đối cần thiết.
Tác giả bài viết, ông Chuck Scearcy (ngoài cùng bên trái) – Phó Chủ tịch Quỹ Cựu chiến binh Hoa Kỳ vì Hòa bình – có công lớn trong việc giúp hàn gắn vết thương chiến tranh tại Việt Nam.
Tác giả bài viết bày tỏ quan ngại về những vụ kiện của các doanh nghiệp nước ngoài làm yếu những luật lệ và quy chế bảo hộ môi trường, sức khỏe công dân, giáo dục thanh thiếu nhi… Tác giả lưu ý luật đầu tư của Việt Nam đưa ra 1 số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực cấm, lĩnh vực khuyến khích, những ngành nghề kinh doanh có điều kiện áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, những ngành nghề kinh doanh có điều kiện áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài…
Bài viết phân tích: Nếu một doanh nghiệp Mỹ tuyên bố rằng Việt Nam đang cấm công ty này được đầu tư vào lĩnh vực nói trên (các ngành nghề được xem là bất lợi đối với quốc phòng, an ninh và lợi ích công cộng, sức khỏe, hoặc các giá trị lịch sử và văn hóa) khi TPP đã có hiệu lực, liệu công ty này có khởi kiện Việt Nam?
Vì thế, Việt Nam nên cân nhắc thật kỹ khi “chơi” ở “sân” quốc tế, tránh được những vụ kiện tụng và đối phó với những bất lợi đã được lường trước./.
Vài nét về tác giả
Chuck Searcy là cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam. Ông giữ chức Phó Chủ tịch Quỹ Cựu chiến binh Hoa Kỳ vì Hòa bình. Chuck Searcy đã sang Việt Nam làm việc trước khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ. Ông có công lớn trong việc giúp hàn gắn vết thương chiến tranh tại Việt Nam.
Theo_VOV
Việt Nam được lợi 25 tỷ USD ngay khi TPP có hiệu lực
Tại buổi họp báo chiều 9/11, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) Vũ Như Thăng cho biết: Các nước cam kết xóa bỏ khoảng từ 78-95% số dòng thuế nhập khẩu dành cho hàng hóa của Việt Nam.
Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5-10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan. Theo tính toán sơ bộ, dựa trên số liệu kim ngạch thương mại năm 2014, Việt Nam sẽ hưởng lợi khoảng 25 tỷ USD ngay khi Hiệp định TPP có hiệu lực.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường TPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3-5 năm như nông sản, thủy sản, một số mặt hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su...
Trong đó, với 2 đối tác Nhật Bản và Hoa Kỳ, mỗi thị trường sẽ mang lại cho Việt Nam khoảng 10,5 tỷ USD. Bên cạnh đó, một số thị trường khác cũng đầy triển vọng như: Australia (2,9 tỷ USD), Canada (0,88 tỷ USD), Mexico (282 triệu USD), Peru (15,6 triệu USD), New Zealand (101 triệu USD), Chile (76 triệu USD). "Đó là chưa kể đến các thị trường trong khu vực ASEAN như Singapore, Malaysia, Brunei", ông Thăng cho biết.
Theo_24h
Vào TPP, nhóm hàng Việt nào lập tức hưởng thuế suất 0%? Bộ Tài chính vừa cho biết, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Viêt Nam khi vào TPP sẽ hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Bộ Tài chính vừa cho biết, theo Hiệp định TPP, các nước TPP cam kết mở cửa khá cao dành cho Việt Nam. Xét trên mặt bằng chung, khoảng từ 78-95% số...