Người dân TP HCM ngày càng khó mua nhà để ở
TP HCM tiếp tục trải qua một quý khan hiếm căn hộ bình dân, giá rẻ. Giá căn hộ tiếp tục tăng trong quý I, thậm chí phân khúc trung bình tăng 15 – 30%. Tốc độ tăng giá căn hộ tại TP HCM năm 2019 gấp 7 lần Hà Nội, số liệu được Bộ Xây dựng công bố. Nhiều người kỳ vọng vào gói 3.000 tỷ đồng cho dự án nhà ở xã hội, trong đó gồm TP HCM.
Căn hộ bình dân khan hiếm, giá tiếp tục leo thang
Báo cáo thị trường bất động sản TP HCM quý I của DKRA cho thấy, căn hộ hạn-g C (bình dân, giá rẻ, dưới 25 triệu đồng/m2) tiếp tục rơi vào tình trạng khan hiếm. Đây không phải quý đầu tiên căn hộ hạ-ng C vắng bóng trên thị trường mà đã diễn ra từ nửa cuối 2018.
Nguồn cung căn hộ theo phân khúc tại TP HCM trong quý I.
Ở phạm vi rộng hơn, không chỉ với căn hộ hạn-g C, toàn thị trường cũng đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm, tức là không có hàng để mua. Nguồn cung căn hộ trong quý này đã thấp nhất trong 5 năm (2015 – 2020). Cả quý chỉ có hơn 1.500 căn hộ được bán ra, giảm 47% cùng kỳ trong khi tỷ lệ tiêu thụ vẫn ở mức khá, đạt 74%.
Video đang HOT
Giá bán căn hộ tại TP HCM ngoài việc tăng liên tục trong thời gian gần đây thì còn đang tăng nhanh hơn các thị trường khác. Trong một báo cáo của Bộ Xây dựng vừa mới được công bố, năm 2019, giá chung cư tại TP HCM tăng 3,5% còn Hà Nội chỉ khoảng 0,5%. Như vậy, tốc độ tăng giá chung cư tại TP HCM nhanh hơn 7 lần so với Hà Nội.
Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển Công ty DKRA Việt Nam, cho rằng với tình trạng khan hiếm nguồn cung căn hộ hạ-ng C và mặt bằng giá căn hộ đã lên một mức cao mới thì khả năng sở hữu nhà ở của những người có thu nhập trung bình hoặc khiêm tốn tại TP HCM chắc chắn ngày càng khó hơn.
Ông Hoàng cũng đưa ra dự báo, tình hình thị trường căn hộ trong quý II sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức hơn cả về nguồn cung và sức tiêu thụ. Nguồn cung mới cần có thời gian để chuẩn bị cho dù các hoạt động đều trở lại bình thường (trong điều kiện dịch bệnh đã được kiểm soát tốt). Đồng thời, sức tiêu thụ cũng cần thêm thời gian để tích lũy, đặc biệt với những người chịu ảnh hưởng về thu nhập do dịch bệnh từ sau Tết đến nay.
Trong bối cảnh thị trường khan hiếm nguồn cung và lượng đặt chỗ vẫn tốt, mức giá lại được đẩy lên cao, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, cũng từng chỉ ra các chủ đầu tư phân khúc trung cấp có dự án mở bán trong quý đã quyết định tăng giá, nhiều dự án có mức giá cao hơn mặt bằng khu vực từ 15% đến 30%. Dự báo nếu dịch Covid-19 được kiểm soát trước tháng 6, căn hộ trung cấp, bình dân vẫn tiếp tục tăng khoảng 1 – 3% theo năm.
Yếu tố kỳ vọng mới
Trong bối cảnh người dân ngày càng khó tiếp cận với nhà ở bình dân, giá rẻ thì mới đây, Chính phủ vừa đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ giao cân đối thêm 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội và bổ sung 2.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng phải phối hợp với các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM triển khai đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người thu nhập thấp, nhất là công nhân. Hiện nay, lãi suất áp dụng trong năm 2020 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội là 5%/năm.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA), cho biết, sau khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc, Nhà nước chưa có thêm gói tài chính nào tương đương để hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển các dự án nhà ở xã hội. Vì vậy, gói tín dụng 3.000 tỷ đồng sẽ tạo thêm nguồn cung căn hộ giá rẻ cho thị trường đang khan hiếm.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA. Ảnh: Lê Xuân.
Theo ông Châu, khi nguồn cung nhà ở xã hội tăng lên, các chủ đầu tư dự án nhà thương mại sẽ phải tính toán lại giá bán để cạnh tranh. Bởi, dự án nhà ở xã hội được hưởng nhiều ưu đãi, như miễn tiền sử dụng đất, giảm thuế VAT 5%, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp còn 10%, được vay vốn ưu đãi lãi suất nên giá sẽ rẻ hơn nhà thương mại. Tại TPHCM, giá nhà ở xã hội đa số khoảng 15 triệu đồng/m2, trong khi hiện nay, giá nhà thương mại bình quân khoảng 40 triệu đồng/m2. Khi giải quyết nhu cầu thật, người dân sẽ mua được nhà ở xã hội với giá rẻ hơn rất nhiều so với mua nhà thương mại. Các chủ đầu tư sẽ mất một nguồn nhu cầu, phải cơ cấu giảm giá để cạnh tranh.
Tuy nhiên theo ý kiến của một số chuyên gia, để vay mua nhà ở xã hội, người dân cần đáp ứng nhiều điều kiện đi kèm nên có nhu cầu nhưng sẽ khó tiếp cận dòng vốn. Hơn nữa, 3.000 tỷ đồng tín dụng cho nhu cầu nhà ở cả nước chỉ như muối bỏ biển. Thực tế, theo số liệu tổng hợp từ Bộ Xây dựng, nhu cầu nhà ở xã hội trong toàn quốc giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 440.000 căn hộ, trong đó TP HCM là 134.000 căn. Tuy nhiên, các địa phương mới chỉ thực hiện khoảng trên 30% kế hoạch đề ra.
Để có thể “tự mình cứu mình”, chuyên gia đến từ DKRA Việt Nam khuyến khích người mua nhà nên chuẩn bị sẵn một kế hoạch tài chính lâu dài bao gồm các khoản tiết kiệm, phương án vay ngân hàng và khả năng trả nợ cũng như duy trì điều kiện sinh hoạt của bản thân/gia đình; lựa chọn những dự án phù hợp với điều kiện công việc/học tập, tài chính/thu nhập. Ngoài ra, người mua nên tìm kiếm những dự án có chủ đầu tư uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiến độ, pháp lý, quy hoạch, tiện ích; theo dõi thông tin thị trường để có được thời điểm mua nhà hợp lý, chính sách tốt nhất từ chủ đầu tư hoặc của Nhà nước…
Theo Khổng Chiêm
Sản xuất phân bón vẫn 'lao đao' vì thuế VAT
Với những bất cập trong chính sách thuế VAT đối với sản xuất phân bón, không chỉ có doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI tại Việt Nam "lao đao" mà sản xuất nông nghiệp cũng đang bị ảnh hưởng.
Nhân viên Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra sản phẩm phân bón tại kho hàng của Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Hữu Hảo, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Trả lời phóng viên TTXVN, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (VNFAV) Phùng Hà cho biết, hiện nay, do mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) theo quy định tại Luật 71/2014/QH13 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế) nên các doanh nghiệp sản xuất phân bón không được khấu trừ, hoàn thuế VAT của hàng hóa, dịch vụ mua vào, kể cả thuế VAT của hàng hóa mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định dùng cho sản xuất phân bón. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất phân bón tại Việt Nam đang hạch toán toàn bộ chi phí này vào chi phí sản xuất, vào giá thành sản phẩm.
Tính toán của VNFAV cho thấy, từ năm 2015-2019, tổng số thuế VAT không được khấu trừ tính vào chi phí của doanh nghiệp phân bón trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) lên tới hơn 3.000 tỷ đồng.
Tương tự như vậy, tùy theo tình hình giá nguyên liệu đầu vào mà tổng số chi phí tăng lên của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất D-ầu khí (PVFCCo) do không được khấu trừ thuế VAT là 300 - 370 tỷ đồng/năm. Theo đó, tổng số tiền thuế không được khấu trừ mà phải hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh từ 2015-2019 của doanh nghiệp này là 1.637 tỷ đồng.
Đại diện Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC - Đạm Cà Mau) cũng cho biết, mỗi năm Đạm Cà Mau không được khấu trừ gần 350 tỷ đồng tiền thuế, buộc phải đưa vào giá bán, khiến khách hàng là người nông dân chịu thiệt.
Không chỉ có doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, các doanh nghiệp FDI đầu tư nhà máy sản xuất phân bón tại Việt Nam cũng đang "méo mặt". Công ty Phân bón Baconco cho biết, mỗi năm công ty bị thiệt hại khoảng 1 triệu USD do không được khấu trừ thuế.
Đây không chỉ là gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp mà còn kéo theo việc đóng góp vào ngân sách Nhà nước Việt Nam bị giảm sút mạnh, từ mức 5,3 triệu USD/năm (thời điểm trước khi Luật 71/2014/QH13 có hiệu lực) xuống còn 2,4 triệu USD/năm như hiện nay.
Thực tế từ khi Luật số 71/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 đến nay, hàng phân bón từ diện áp dụng thuế suất VAT 5% đã được chuyển sang đối tượng không chịu thuế VAT. Sự thay đổi này dẫn đến toàn bộ thuế VAT đầu vào phục vụ cho sản xuất và kinh doanh phân bón không được khấu trừ và doanh nghiệp phải hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh làm cho giá thành sản phẩm tăng từ 5 - 8%. Theo đó, chi phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của nông dân cũng tăng lên đáng kể, do phân bón là vật tư thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp, chiếm khoảng 40 - 50% tổng chi phí đầu tư.
Trong khi đó, với chi phí nguyên liệu sản xuất phân bón rất thấp lại được hưởng lợi thế về thuế nhập khẩu bằng 0% và những cam kết trong FTA, phân bón nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philipines, Nga và Trung Đông đang "đổ bộ" vào Việt Nam, tạo ra cạnh tranh khốc liệt cho sản phẩm phân bón Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng phân bón nhập khẩu các loại năm 2014 (thời điểm trước khi Luật 71/2014/QH13 được áp dụng) chỉ là 3,7 triệu tấn thì đến năm 2017 con số này đã là hơn 5,6 triệu tấn, tăng gần 2 triệu tấn, riêng đạm urê tăng gần 2,5 lần.
Tổng Thư ký VNFAV Phùng Hà cũng chỉ rõ, quy định thuế VAT với phân bón vô hình chung đang khiến sản phẩm phân bón Việt Nam giảm sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu cùng loại do doanh nghiệp sản xuất phải tăng giá bán hoặc giảm lợi nhuận, làm tăng tổng mức đầu tư các dự án sản xuất phân bón mới.
Bất cập này sẽ khiến các doanh nghiệp sản xuất trong nước không "mặn mà" đầu tư sản xuất các loại phân bón thế hệ mới, với các tính năng ưu việt hơn như phân bón tan chậm, phân bón điều khiển tan, phân bón nhiều tính năng, ông Phùng Hà cảnh báo.
Trước đó, vào cuối năm 2019, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã có kiến nghị gửi tới các bộ ngành và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xem xét đưa mặt hàng phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) đến mức 5%.
Vì vậy, trong hoàn cảnh nền nông nghiệp và nông dân cả nước đang lâm vào khó khăn do dịch bệnh COVID-19, biến đổi khí hậu, hạn mặn... kéo dài như hiện nay, doanh nghiệp phân bón mong sớm được xem xét, sửa đổi những bất cập về trong chính sách thuế VAT với sản xuất phân bón.
Anh Nguyễn
Căn hộ giá rẻ 'biến mất' khỏi thị trường, có tiền tỷ vẫn khó mua nhà Nếu như 3 năm trước, người dân cầm 1 tỷ đồng có thể mua nhà ở ngoại thành Sài Gòn thì nay có trong tài khoản 1,5 tỷ đồng vẫn không biết mua nhà ở đâu. Căn hộ giá rẻ "vắng bóng" khỏi thị trường Rời Quảng Nam vào TPHCM đã 14 năm, anh Đoàn Thanh Trà khao khát sở hữu ngôi nhà...