Người dân Thủ Thiêm: ‘Đền 18 triệu, rao bán 350 triệu/m2′
Chiều nay, tổ đại biểu Quốc hội TP.HCM gồm bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP đã tiếp xúc cử tri quận 2.
Từ 13h chiều, tại hội trường Trung tâm bồi dưỡng Chính trị quận 2 đã rất “ nóng” khi hàng trăm cử tri quận 2 mang theo bản đồ khu đô thị Thủ Thiêm kiến nghị lên tổ đại biểu Quốc hội.
“Chúng tôi không chống đối chính quyền”
Cử tri Nguyễn Thế Vinh (82 tuổi, ngụ phường Bình An, quận 2) cho biết, năm 2014, việc cưỡng chế, giải tỏa mặt bằng bị tạm ngưng, gia đình ông cùng chục hộ dân khác thuộc phường Bình An cố gắng bám trụ lại đây, để giữ đất.
“Đất nhà tôi nằm ngoài quy hoạch KĐT mới Thủ Thiêm, nên gia đình không đi đâu cả. Gia đình tôi đề nghị chính quyền cho xem bản đồ 1/5.000 có dấu mộc đỏ để chứng minh tính pháp lý. Chúng tôi không chống đối chính quyền, không lì lợm giữ đất để kiếm thêm tiền đền bù”, ông Vinh nói.
Người dân trình bày với bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM.
Cùng phản ánh vấn đề trên, bà Hồ Thị Mai (quận 2) bức xúc cho biết, nhà ở và cửa hàng kinh doanh nằm ngoài khu quy hoạch KĐT Thủ Thiêm nhưng đã bị thu hồi từ năm 2012. Bà mong mỏi chính quyền sớm làm rõ và giải quyết dứt điểm khiếu nại kéo dài đã nhiều năm.
Có mặt tại buổi tiếp xúc, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm phát biểu trấn an cử tri Thủ Thiêm. Bà cho biết tổ đại biểu Quốc hội sẽ làm việc hết trách nhiệm, lắng nghe các kiến nghị của các cử tri.
Ông Phan Nguyễn Như Khuê cho biết, đoàn đại biểu Quốc hội TP đang tổng hợp, lên kế hoạch giám sát và trình Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân xin ý kiến chỉ đạo về vấn đề khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Cử tri quận 2 mang theo bản đồ quy hoạch KĐT Thủ Thiêm đến gặp tổ đại biểu Quốc hội.
Thường trực UBND TP, lãnh đạo các sở, ngành được mời dự để trả lời thắc mắc cử tri các nội dung liên quan.
Đoàn giám sát sẽ được tổ chức thành nhiều nhóm, đi theo những nội dung như kiểm tra tính pháp lý của dự án từ quyết định 367 của Thủ tướng dẫn đến các văn bản pháp lý để UBND TP.HCM triển khai những nội dung liên quan đến việc giải tỏa đền bù, mời gọi đầu tư, phân khu chức năng…
Video đang HOT
Các chuyên gia độc lập sẽ được mời để đánh giá, giám sát dự án và làm rõ trách nhiệm tiếp dân, giải quyết khiếu nại. Từ nội dung giám sát, đoàn sẽ đề xuất cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm.
Báo cáo tại buổi tiếp xúc, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó chủ tịch UBND quận 2 cho biết, các kiến nghị liên quan đến giải tỏa mặt bằng, khu tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, hiện UBND quận đang chờ kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Phan Nguyễn Như Khuê, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP tại buổi tiếp xúc cử tri quận 2.
“Từ năm 2016 đến nay, quận 2 cũng đã tạm dừng vấn đề cưỡng chế đất của người dân để làm khu đô thị Thủ Thiêm. Chúng tôi khẳng định, hiện không có bất cứ động thái cưỡng chế nào”, ông Khiết cho hay.
Đền 18 triệu, rao bán 350 triệu/m2
Về vấn đề mất bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm, bà Tuyết cho rằng, việc Bộ Xây dựng dựa vào QĐ 6565 của UBND TP do Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Đua ký thay thế QĐ 367 của Chính phủ. Điều này cho thấy, quyết định của TP không có giá trị. Từ bản đồ 1/5000 mới ra Quyết định 367, từ đó mới ra bản đồ tỷ lệ 1.2.000.
Bà Tuyết đặt câu hỏi, việc làm quy hoạch Thủ Thiêm dựa vào QĐ 6565 liệu có đúng?
Về giá đền bù, cử tri Lê Thị Bạch Tuyết phản ánh: “Tôi đã gọi lên công ty Đại Quang Minh (chủ dự án khu đô thị Sala – P.V) để hỏi tìm mua nhà ở gần nơi ở cũ, thì được thông báo giá đất trên đúng con đường này là 350 triệu/m2 và đã bán hết. Nếu cần thì năm sau công ty sẽ báo lại nhưng lên tới giá 23 tỷ/1 căn.
Cử tri Lê Thị Bạch Tuyết phát biểu.
Tôi nghĩ rằng nhà nước đền bù cho chúng tôi 18 triệu/m2 mà công ty bán ra thị trường giá 350 triệu/m2. Tôi nghĩ như vậy là bóc lột dân quá, đa số người dân là nghèo, thiểu số mới là giàu”.
Từ đó, cử tri này đề nghị, nếu công ty Sala bán ra 350 triệu/m2 thì phải đền bù cho người dân ít nhất 50 triệu/m2, vì đây là đền bù theo thỏa thuận…
Theo Văn Bình – Văn Châu (Vietnamnet)
Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm thất lạc: Có ai đó muốn "thủ tiêu" ?
Mấy ngày nay, báo chí cũng như cộng đồng mạng đặt nghi vấn trước việc "tấm bản đồ quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5.000 bị thất lạc" là có dụng ý. Dư luận đã liên tiếp đặt những câu hỏi: Ai làm mất? Với mục đích gì?
Phóng viên Dân Việt qua nhiều đầu mối đã truy tìm được bản đồ tỷ lệ 1/5.000 nói trên từ một nhóm người dân quận 2 cung cấp.
Thất lạc hay không có?
Bản đồ quy hoạch Khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5.000 là văn bản pháp lý quan trọng đi kèm với Quyết định số 367 của Thủ tướng phê duyệt ngày 4.6.1996. Tuy nhiên, bản đồ đến nay vẫn chưa được tìm thấy. Thông tin gây sốc này đã được đưa ra tại cuộc họp báo của UBND TP.HCM ngày 2.5.
Trong khi đó, Chánh văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, bản đồ chưa tìm thấy trong bộ hồ sơ lưu, chứ không phải không có. UBND TP.HCM cũng như các bộ, ngành vẫn đang cố tìm (?)Tại cuộc họp báo này, PV Dân Việt/NTNN đã trực tiếp đặt câu hỏi về việc bản đồ quy hoạch KĐTM Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5.000 thực chất là bị mất hay không có? Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Thanh Nhã - Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM cho biết, bản đồ KĐTM Thủ Thiêm đến giờ này vẫn chưa tìm thấy.
"Hiện thành phố chỉ đạo phải truy bằng được, nghe nói cũng đã tìm thấy được bản photo, bản sao chứ không phải bản gốc, bản màu. Như vậy không phải là không có"- ông Hoan cho biết.
Bản đồ quy hoạch Thành phố mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5.000 do người dân cung cấp. (Ảnh: Hồ Văn)
Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến dự án KĐTM Thủ Thiêm, TP.HCM.
Do đó, song song với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, UBND TP.HCM phải chủ động phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xử lý những tồn tại, vướng mắc liên quan đến dự án, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.Theo đó, dự án KĐTM Thủ Thiêm là dự án trọng điểm về kinh tế, xã hội của TP.HCM, diện tích đất thu hồi lớn liên quan đến hàng ngàn hộ dân.
Phó Thủ tướng Thường trực cũng yêu cầu TP.HCM phải giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến đến việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất làm dự án KĐTM Thủ Thiêm.
Chuyện gì thật sự diễn ra sau tấm bản đồ biến mất?
Việc UBND TP.HCM cho rằng bản đồ bị thất lạc đã làm dấy lên nhiều nghi ngờ từ hàng chục hộ dân liên quan đến việc thu hồi đất của dự án.
Những hộ dân này từ hàng chục năm nay vẫn miệt mài đòi quyền lợi từ việc thu hồi đất của dự án mà họ cho là "không đúng với quy hoạch ban đầu".
Nhiều cuộc đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo thành phố với người dân vẫn chưa giải quyết thỏa mãn đòi hỏi của người dân. Trong đó có buổi đối thoại trực tiếp giữa UBND TP.HCM với hơn 60 hộ dân bị thu hồi đất thực hiện dự án KĐTM Thủ Thiêm ngày 10.6.2016.
Ông Lê Văn Lung bức xúc trình bày với phóng viên Dân Việt/NTNN chiều 3.5. (Ảnh: Hồ Văn)
Đại diện cho 63 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án cho hay, vụ việc kéo dài 20 năm và bức xúc của người dân tập trung vào vấn đề quy hoạch, thu hồi đất và giá bồi thường không hợp lý.
"Việc thành phố bảo bản đồ thất lạc là một điều không tưởng, vì quản lý đất đai trong đó có bản đồ này có nhiều đơn vị từ cấp cơ sở đến chính quyền mà cao nhất là thành phố. Phải chăng có ai đó muốn "thủ tiêu" tấm bản đồ với dụng ý khác?", ông Lê Văn Lung đặt nghi vấn.
Theo các hộ dân, khi lập quy hoạch 1/5.000 bản đồ hành chính quận 2, KĐTM Thủ Thiêm chỉ nằm trong 3 phường và các khu dân cư đông đúc thuộc các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh không nằm trong dự án. Nhưng bây giờ việc thu hồi đất làm dự án bao gồm cả ba khu vực nói trên.
Tại buổi đối thoại Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết đến nay, dự án đã di dời được 14.390 hộ dân, đạt 90%; thu hồi được trên 113ha đất trong dân, đạt 99%.
Theo ông Phong, bản đồ quy hoạch kèm theo Quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã có tờ trình kèm hồ sơ trình Chính phủ và Bộ Xây dựng xem xét. UBND thành phố cũng đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3 nhờ trích lục bản đồ. Tuy nhiên, 2 nơi này trả lời là hồ sơ kèm theo Quyết định 367 không có bản đồ...
Một nguồn tin của PV cho biết, người dân quận 2 vẫn đang giữ tấm bản đồ được cho là thất lạc, phóng viên NTNN đã gặp người dân để xác tín.
Tiếp xúc với chúng tôi, ông Lê Văn Lung (nhà số 9 Trần Não, khu phố 1, quận 2 - nhà đã bị giải tỏa) cho biết: "Nhiều lần chúng tôi yêu cầu thành phố phải trưng ra bản đồ quy hoạch 1/5.000 để xác định ranh giới, nhưng họ bảo thất lạc. Việc này đẩy người dân vào vòng tranh chấp khiếu kiện kéo dài từ năm 1996 đến nay".
Cũng theo ông Lung, việc thành phố bảo bản đồ thất lạc là một điều không tưởng, vì quản lý đất đai trong đó có bản đồ này có nhiều đơn vị từ cấp cơ sở đến chính quyền mà cao nhất là thành phố.
"Phải chăng có ai đó muốn "thủ tiêu" bản đồ với dụng ý khác?"- ông Lung nghi vấn.
Điều bất ngờ là ông Lung trưng ra cho phóng viên Dân Việt/NTNN tấm bản đồ màu quy hoạch KĐTM Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5.000 có dấu đỏ xác nhận của Văn phòng kiến trúc sư trưởng, Sở Xây dựng và Công ty Dịch vụ phát triển đô thị... với ký hiệu bản vẽ KT-06, ngày 12.6.1995, tỷ lệ 1:5.000. Trên bản đồ có ghi: TP.HCM, Quy hoạch xây dựng Trung tâm thành phố mới Thủ Thiêm, Tổng mặt bằng...
Còn bà Lê Thu Hương (hộ dân bị thu hồi đất) cho biết, nhiều lần khiếu nại phải cho dân xem bản đồ quy hoạch nhưng họ bảo thất lạc, và khi đi thu hồi đất chỉ đưa bản đồ ranh giới thu hồi đất. Việc này đẩy người dân vào thế không biết mình nằm trong hay ngoài ranh quy hoạch của khu đô thị mới Thủ Thiêm(?)
"Chuyện cực kỳ khôi hài"Ông Nguyễn Văn Đực - Phó Giám đốc Công ty Đất Lành, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã đánh giá như vậy khi trao đổi với PV về vụ việc tấm bản đồ quy hoạch 1/5000 của Thủ Thiêm tự nhiên thất lạc.Theo ông Đực, việc UBND TP.HCM cho biết đến nay không tìm thấy bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5.000 kèm theo Quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4.6.1996 của Thủ tướng Chính phủ là cực kì khôi hài trong thời đại ngày nay, khi công tác lưu trữ đã được chuẩn hóa bằng quy định pháp luật và được hỗ trợ bằng các thiết bị vi tính hiện đại.Ông Đực cho biết, hiện nay trên mạng xã hội có người đã tìm ra đồ án thiết kế Thủ Thiêm từ cách đây hơn nửa thế kỉ vào năm 1956 và một đồ án khác năm 1974 của chính quyền Sài Gòn, trong khi đồ án năm 1996 thì lại bị thất lạc (?)Pháp luật về quy hoạch của thời điểm đó đến nay cũng không có thay đổi nhiều và khi lập quy hoạch phải lấy ý kiến nhiều Sở ngành liên quan của thành phố, đồng thời trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyện thì cũng phải lấy ý kiến các bộ, ngành T.Ư."Tính chất của vụ bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm "đi lạc" lần này cũng gần giống vụ mất hồ sơ bổ nhiệm của Trịnh Xuân Thanh. Việc thất lạc này phải chăng phục vụ ý đồ của các nhóm lợi ích trong việc giành quyền thực hiện các dự án hạ tầng và bất động sản trong KĐTM Thủ Thiêm?", ông Đực đặt nghi vấn và nói thêm: "Theo tôi biết ban đầu có ý kiến đề xuất di dời khu trung tâm hành chính cũ của thành phố đã quá chật chội sang Thủ Thiêm và biến toàn bộ khu vực xung quanh UBND TP hiện nay thành phố đi bộ". Ông Đực chốt lại: Việc không tìm thấy bản đồ 1/5.000 chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tính pháp lý của việc thực hiện giải phóng mặt bằng trong khu đô thị Thủ Thiêm vì không có cơ sở xác định ranh giới quy hoạch và thu hồi đất. Khi đó định hướng phát triển của Thủ Thiêm cũng trở nên thiếu rõ ràng và minh bạch.Do đó, cần nhanh chóng tìm ra tấm bản đồ và xử lý các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm nếu có".
Theo Danviet
Cuộc sống tạm bợ trong công trường Thủ Thiêm Giữa khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM), những công nhân miền Tây sống trong lán trại, tắm giặt và vui chơi trên bãi đất trống. Khoảng 2 tháng nay, nhiều công trình đồng loạt thi công tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM) kéo theo số lượng công nhân xây dựng từ các tỉnh miền Tây...