Người dân thờ ơ với cầu, hầm bộ hành – Bài cuối: Sai vị trí khó hút khách
Không bị ám ảnh bởi vấn đề an ninh như đi qua hầm bộ hành, nhưng một số cầu vượt bộ hành trên địa bàn Hà Nội lại vắng khách do đặt sai vị trí, nơi nhu cầu người dân không lớn.
Hoặc, đặt đúng vị trí nhưng thiết kế đường dẫn bất hợp lý, người đi bộ phải vòng vèo, khả năng tiếp cận chưa thuận lợi cho người già, người tàn tật…
Người dân tránh nắng ở cửa hầm đi bộ. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Nơi đông đúc, nơi đìu hiu
Trước cổng Bệnh viện Bạch Mai vào giờ cao điểm cuối buổi chiều, người dân qua lại trên cây cầu bộ hành qua đường Giải Phóng và đường Lê Thanh Nghị khá đông. Cây cầu này có chiều dài 92 m; trong đó, đoạn qua đường Giải Phóng dài 48 m, đoạn qua đường Lê Thanh Nghị dài 45 m, chiều rộng 2,5 m, được đặt ở vị trí phù hợp với nhu cầu sang đường của rất đông người dân, bệnh nhân và người nhà đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai.
Đây cũng là trục đường có lưu lượng tham gia giao thông đông nên việc đặt cầu bộ hành tại khu vực này là cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Một yếu tố khiến đa số người dân không băng qua đường mà đi lên cầu là do đường có dải phân cách chắn ngang, lưu lượng phương tiện qua lại lớn.
Tương tự, tại điểm cầu bộ hành đầu phố Tố Hữu, nhiều người đã lựa chọn sử dụng cầu vượt bộ hành, thay vì đi qua đường. Chị Đỗ Thị Thoa, 23 tuổi cho biết, việc đi bộ trên cầu sẽ đảm bảo an toàn cho bản thân, trên cầu rất mát mẻ trong thời tiết nắng nóng như thế này.
“Qua cầu bộ hành cần trở thành thói quen cho mọi người, thay vì băng qua đường tại những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ”, chị Thoa nói.
Tuy nhiên, ngay bên cạnh cầu vượt vẫn có không ít người băng qua đường khiến nhiều xe máy, ô tô phải uốn lượn, thậm chí phanh gấp để tránh va chạm người đi bộ.
Bên cạnh những cây cầu phát huy hiệu quả vẫn còn những cây cầu bộ hành bị “ế” vì vắng người qua lại. Đơn cử như cầu vượt Giảng Võ – Ngọc Khánh (quận Ba Đình) được xây dựng hiện đại nhưng do thiếu đồng bộ với hạ tầng xung quanh nên ít người sử dụng. Cầu hiện đã xuống cấp và hoen gỉ khiến người dân càng thêm e ngại. Hay cầu vượt khu vực trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đặt ngay sát điểm quay đầu xe và trước cổng trường nhưng hạ tầng xung quanh phục vụ người dân lại chưa được đồng bộ.
Dù hàng trăm sinh viên lên xuống xe buýt ở hai bên đường mỗi ngày nhưng điểm chờ xe buýt hướng từ Ngã Tư Sở về Hà Đông lại cách xa so với đường dẫn lên cầu. Ở hướng ngược lại, lối lên cầu vượt trở thành nơi tập kết rác thải. Do vậy, nhiều người vẫn băng cắt qua đường vào giờ cao điểm mà không đi lên cầu.
Video đang HOT
Tăng cường tuyên truyền kèm cưỡng chế
Ngoài nguyên nhân do cầu vượt bộ hành bị đặt sai vị trí hoặc đúng vị trí nhưng thiết kế đường dẫn bất hợp lý… thì sự thiếu ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân là một trong những nguyên nhân chính khiến những chiếc cầu vượt bộ hành bị bỏ quên.
Trong khung giờ cao điểm nhưng số người qua cầu vượt trên đường Hoàng Quốc Việt hay đường Nguyễn Chí Thanh cũng ít ỏi. Trong vòng 30 phút, cầu vượt trên đường Hoàng Quốc Việt chỉ có khoảng 20 – 30 người lên xuống cầu, một số người dù ở ngay dưới chân cầu vẫn chọn băng qua đường, xuyên qua dòng xe cộ tấp nập để sang đường.
Còn tại cầu vượt trên đường Nguyễn Chí Thanh, xung quanh có nhiều trường đại học, sinh viên đông đúc, nhưng số lượng người sử dụng cầu đi bộ chưa nhiều. Tại cầu đi bộ trước cổng Học viện Hành chính Quốc gia, nhiều người dân, sinh viên vẫn bình thản lách qua các loại phương tiện để sang đường.
Anh Nguyễn Trung Hiếu, 20 tuổi, sinh viên một trường Đại học trong khu vực cho biết: “Tuy có hơi nguy hiểm thật, nhưng mà đi bộ qua đường nhanh với tiện hơn. Đi trên cầu thì hơi mất thời gian, nhất là lúc muốn qua phía đối diện nhưng lại ở cách cầu đi bộ khá xa.”
Theo nhiều cư dân sinh sống gần khu vực các cầu bộ hành, nhiều người dù biết đi qua đường nguy hiểm nhưng vì muốn nhanh nên bất chấp nguy hiểm băng qua đường mà không đi lên cầu.
Bên cạnh đó việc không đảm bảo hỗ trợ cho người khuyết tật, khiến một số người cao tuổi không đủ sức leo thang nên cũng chọn đi bộ qua đường.
Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội hiện có 46 cầu vượt đi bộ được xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 2009 đến nay và 31 hầm bộ hành.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư 6 cầu vượt cho người đi bộ bằng vốn đầu tư công với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 34,6 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong năm 2021-2022.
Để khắc phục tình trạng người dân thờ ơ với cầu vượt, hầm bộ hành, phát huy hiệu quả của các công trình này, thời gian qua, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó ưu tiên đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông; đưa nội dung giáo dục về an toàn giao thông vào các bậc học phổ thông để từng bước tạo ý thức, văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên.
Đồng thời, Sở nghiên cứu, tăng cường các biện pháp kỹ thuật, cưỡng chế người tham gia giao thông sử dụng cầu vượt, hầm bộ hành, như lắp hàng rào, trồng cây xanh tại dải phân cách giữa để ngăn chặn tình trạng người đi bộ cố tình băng qua đường, gây mất an toàn giao thông… Sở cũng đề nghị với cơ quan chức năng nâng chế tài xử phạt, đồng thời mạnh tay xử lý người đi bộ không đúng nơi quy định.
Tuy nhiên, các giải pháp này cần được triển khai đồng bộ, thường xuyên để phát huy hiệu quả các cầu, hầm bộ hành trên địa bàn nhằm thực hiện mục tiêu giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.
Hà Nội: Tài xế taxi "hô biến" biển số để trốn phạt nguội
Để có "miếng cơm", nhiều lái xe taxi dùng chiêu trò biến hình biển số, tránh camera phát hiện, trốn phạt nguội cả triệu đồng.
Taxi che biển số để trốn phạt nguội (Ảnh chụp tại đường Giải Phóng, khu vực trước cổng bệnh viện Bạch Mai)
Trên địa bàn Hà Nội gần đây xuất hiện tình trạng xe taxi cố tình làm mờ, thậm chí dùng sơn, dán băng dính để che hoặc thay đổi biển số xe nhằm qua mắt camera lưu lại hình ảnh vi phạm phạt nguội.
Cố tình xóa, che biển số để qua mặt "mắt thần"
Những ngày gần đây, Báo Giao thông liên tục nhận phản ánh về tình trạng những chiếc xe taxi có biển số "khuyết" vô tư tham gia giao thông trên đường Giải Phóng gây ùn ứ, mất trật tự ATGT, đặc biệt là khu vực cổng chính bệnh viện Bạch Mai.
Sáng 26/5, trực tiếp có mặt trước cổng bệnh viện Bạch Mai, PV ghi nhận hàng loạt xe ô tô của nhiều hãng taxi đua nhau che biển số và ngang nhiên đậu đỗ dưới lòng đường để chèo kéo khách từ trong bệnh viện ra.
Điển hình là các xe BKS: 30F-xx2.38 (Taxi Sao Việt) che 2 số đầu; 30E-x10.89 (Taxi Sao Thủ đô), 30E-x06.39 (Liên minh Taxi Việt), 30E-x72.83 (Taxi Sao Thủ đô) giấu số đầu tiên, xe 30E-896.47 (Taxi Sao Thủ đô) ghim mẩu giấy trắng che nửa số 8. Những trường hợp này đều sử dụng một chiếc ghim kẹp và một lá bài/mẩu giấy để dễ dàng tháo, lắp.
Một số xe còn giở thủ đoạn tinh vi hơn để "biến hình" biển số như xe BKS: 30E-662.95 (Taxi G7) cố tình làm tróc lớp sơn đen trên hầu hết phần số và chữ; 29A-xx8.45 (Đại Dương Taxi) lại dùng chiếc khăn mặt vắt lên cần gạt nước phía sau để cố che đi 2 số đầu trên biển số. Các xe thuộc hãng taxi Sao Thủ Đô BKS: 30A-505.83 dán băng dính đen giữa số 0 biến thành hình giống số 8 và có dấu hiệu cào bóc làm phai mờ lớp sơn đen cạnh số 8.
Phát hiện thấy PV hướng máy ảnh vào chiếc biển số dán nhiều mẩu băng dính "biến dạng" số 7, tài xế xe taxi Sao Thủ Đô BKS 29A-756.89 còn ra dấu đe dọa và lập tức cho xe rời khỏi khu vực trước cổng viện.
Tiếp tục di chuyển trên trục đường Giải Phóng, PV còn phát hiện thêm hai trường hợp là xe taxi BKS 30A-760.0x đỗ tại lòng đường khu vực cổng bến xe Giáp Bát dùng lá bài che đi số cuối trên biển số sau và xe taxi Sao Thủ đô BKS 30E-80x.xx dùng miếng bìa cát tông bịt hẳn 3 số cuối.
Tiết lộ với PV, một tài xế hãng taxi Sao Việt cho biết, nhiều xe taxi mang biển số "khuyết" do khoảng 7 tháng nay, trước cổng bệnh viện Bạch Mai và một số điểm trên đường Giải Phóng lắp đặt camera giám sát để ghi hình phạt nguội. "Lâu nay, bệnh viện Bạch Mai không lập khu vực taxi đưa đón hành khách, nên để có "miếng cơm", lái xe taxi buộc phải dùng chiêu trò biến hình biển số, tránh camera phát hiện", tài xế này nói và cho biết, thời gian qua, nhiều trường hợp đã bị camera ghi lại và nhận biên bản phạt nguội với mức phạt khoảng 950.000 đồng.
Đáng nói, thời gian có mặt tại cổng bệnh viện Bạch Mai và di chuyển trên đường Giải Phóng, PV không thấy sự hiện diện của lực lượng chức năng để kiểm tra, xử lý các trường hợp che biển số lưu thông trên đường.
Ngừng cấp phù hiệu taxi tái vi phạm
Trao đổi với Báo Giao thông, Thiếu tá Phạm Quang Minh, Đội phó Đội Điều khiển đèn tín hiệu giao thông Hà Nội cho biết, đã nắm được tình trạng xe taxi cố tình che biển số mục đích để "làm khó" camera. "Mỗi khi xuất hiện, các ô tô hay taxi che biển số đi qua khu vực camera không thể nhận biết chủ phương tiện nào đang vi phạm. Chúng tôi sẽ báo cáo cho đội địa bàn trực tiếp đến kiểm tra, xử lý các phương tiện này", Thiếu tá Minh cho biết.
Trung tá Trần Văn Công, Đội phó Đội CSGT số 4 - Công an TP Hà Nội cho biết thêm, khoảng vài tháng gần đây, tình trạng taxi che biển số diễn ra phổ biến tại khu vực cổng bệnh viện Bạch Mai. Đội CSGT số 4 sẽ tăng cường lực lượng tuần tra kiểm soát, phối hợp với lực lượng Thanh tra GTVT để xử nghiêm.
Khi PV thông tin trong ngày 25/5 đi thực tế ghi nhận nhiều trường hợp taxi che biển số ngang nhiên hoạt động nhưng không có lượng chức năng xử lý, Trung tá Công cho biết, do trên tuyến đường còn nhiều khu vực vi phạm, cùng đó, giờ cao điểm lực lượng chức năng phải phân luồng phương tiện giải tỏa ùn tắc nên có thể thời điểm PV ghi nhận vắng bóng lực lượng chức năng. "Tới đây, chúng tôi sẽ lập các chốt liên ngành để xử nghiêm. Chúng tôi cũng vừa đề xuất cắm biển dừng đỗ xe, kẻ vạch sơn trước cổng bệnh viện để cho các xe được phép dừng đỗ trong 5 phút. Bởi, mỗi ngày bệnh viện này có khoảng hơn 5 nghìn bệnh nhân ra - vào, các xe đến đây không có chỗ đỗ", Trung tá Công nói.
Ông Lê Mạnh Hùng, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, việc lái xe taxi che biển số khi lưu thông tại các tuyến đường có lắp đặt camera xuất hiện không chỉ riêng Hà Nội mà còn ở nhiều tỉnh, thành khác. Mục đích của việc này là tránh để camera phát hiện, phạt nguội. Để xử lý dứt điểm, các trường hợp taxi che biển số nếu tái diễn, lực lượng chức năng sẽ mời cả doanh nghiệp lên làm việc; Đồng thời, kiến nghị Sở GTVT tạm ngừng cấp phù hiệu cho xe taxi tái vi phạm.
Mới đây, Sở GTVT Hà Nội cũng có văn bản đề nghị Sở GTVT Bắc Ninh yêu cầu hãng taxi Sao Thủ đô xử lý nghiêm các trường hợp dừng, đỗ xe không đúng quy định, che một phần biển số để trốn tránh sự quản lý của lực lượng chức năng. Sở GTVT Hà Nội cũng đề nghị Sở GTVT Bắc Ninh yêu cầu hãng taxi Sao Thủ đô khi hoạt động đón trả khách trên địa bàn TP Hà Nội phải chấp hành nghiêm các quy định về dừng đỗ, đón trả khách.
Theo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, hành vi điều khiển ôtô không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí, gắn biển số không rõ chữ, số, gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng, sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng.
Trong đợt ra quân ngày 14/5, riêng lực lượng Thanh tra GTVT đã xử lý 6 trường hợp vi phạm về che biển số, dừng đỗ sai quy định tại khu vực cổng bệnh viện Bạch Mai. Từ ngày 15 - 28/5, Đội CSGT số 4 xử lý 62 trường hợp, phạt tiền hơn 30 triệu đồng, tạm giữ giấy tờ 19 trường hợp. Trong đó, dừng đỗ sai quy định 59 trường hợp: Xe con 31 trường hợp, taxi 25 trường hợp, xe tải 3 trường hợp, che lấp biển số 3 trường hợp.
Hoàn thành sửa chữa xô lệch gối cầu Vành đai 3 trên cao trước mùa mưa bão UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản quyết định việc sửa chữa khẩn cấp sự cố xô lệch gối cầu tại vị trí trụ T50 và T91 thuộc tuyến đường Vành đai 3 trên cao. Đường Vành đai 3 trên cao có nhiều gối cầu bị xô lệch. Ảnh: Tuấn Lương. Theo văn bản, Phó Chủ tịch UBND thành phố...