Người dân Tây Ban Nha tiếp tục biểu tình phản đối cách xử lý thảm họa lũ lụt
Ngày 29/12, hàng chục nghìn người đã xuống đường biểu tình tại Valencia để phản đối các biện pháp ứng phó của Chính phủ Tây Ban Nha sau trận lũ lịch sử hồi cuối tháng 10 năm nay.
Ô tô dồn đống sau lũ quét tại Valencia, Tây Ban Nha ngày 3/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo cảnh sát khu vực, trong ngày 29/12, khoảng 80.000 người đã biểu tình lên án cách xử lý thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại nặng nề nhất tại Tây Ban Nha trong nhiều thập kỷ qua. Đây là cuộc biểu tình lớn thứ ba ở Valencia phản đối cách thức ứng phó của chính phủ đối với thảm họa, sau các cuộc biểu tình diễn ra vào ngày 9 và 30/11 thu hút lần lượt 130.000 và 100.000 người tham gia.
Phần lớn sự tức giận của người dân đổ dồn vào lãnh đạo vùng Valencia, ông Carlos Mazon, khi người biểu tình mang theo những tấm biển có dòng chữ kêu gọi quan chức này từ chức.
Thảm họa thiên nhiên chưa từng có xảy ra ngày 29/10 đã khiến 231người thiệ.t mạn.g và tàn phá nhiều vùng rộng lớn ở phía Đông Valencia, khiến hàng nghìn nạ.n nhâ.n phải trải qua mùa Giáng sinh mà không có người thân, nhà cửa. Valencia là khu vực gánh chịu hậu quả nặng nề nhất sau trận lụt khi ghi nhận tới 223 thiệ.t mạn.g, ngoài ra còn 4 người vẫn đang mất tích. Sự phẫn nộ của người dân càng tăng cao khi họ nhận ra rằng nhiều người đã không nhận được cảnh báo kịp thời trước khi nước lũ tràn vào nhà cửa. Một số địa phương thậm chí còn phải tự lực cánh sinh, dựa vào sự giúp đỡ của tình nguyện viên trong những ngày đầu tiên của thảm họa.
Ngoài thương vong về người, lũ lụt còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng và doanh nghiệp, gây tổn thất kinh tế ước tính vượt quá 10 tỷ euro (khoảng 10,4 tỷ USD). Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã công bố gói viện trợ trị giá 10,6 tỷ euro phục vụ cho các nỗ lực tái thiết. Trong số này, 838 triệu euro tiề.n mặt sẽ được chi trực tiếp cho các doanh nghiệp nhỏ và người lao động tự do. Ngoài ra, chính phủ sẽ chi trả 100% chi phí dọn dẹp cho chính quyền địa phương và một nửa chi phí sửa chữa cơ sở hạ tầng.
Biểu tình sau lũ lụt lịch sử ở Valencia
Khoảng 130.000 người Tây Ban Nha ngày 9.11 xuống đường để yêu cầu ông Carlos Mazon, lãnh đạo khu vực Valencia và người đã chỉ đạo ứng phó khẩn cấp sau trận lũ lụt thảm khốc gần đây khiến hơn 220 người thiệ.t mạn.g và 80 người mất tích, từ chức.
Nhóm người biểu tình tại Valencia (Tây Ban Nha) ngày 9.11. ẢNH: REUTERS
Theo CNN, một số người đã đụng độ với cảnh sát trước tòa thị chính Valencia. Bà Anna Oliver, Chủ tịch Accio Cultural del Pais Valenciano, một trong khoảng 30 nhóm tổ chức cuộc biểu tình, cho biết: "Chúng tôi muốn thể hiện sự phẫn nộ và tức giận trước việc ứng phó yếu kém thảm họa đã ảnh hưởng đến rất nhiều người".
Trước tình hình trên, lãnh đạo Valencia cho biết ông sẽ đưa ra cảnh báo sớm hơn nếu chính quyền được một cơ quan giám sát lũ lụt chính thức của Tây Ban Nha thông báo về mức độ nghiêm trọng của tình hình.
Ông Mazon cũng nói: "Cần có thời gian để buộc các viên chức phải chịu trách nhiệm nhưng bây giờ là lúc phải dọn dẹp đường phố, giúp đỡ mọi người".
Tây Ban Nha: Người lao động được 'nghỉ phép khí hậu' Người lao động tại Tây Ban Nha sẽ được nghỉ phép có lương tới 4 ngày nếu thời tiết cực đoan cản trở họ đi làm. Ô tô bị nước lũ cuốn trôi tại Tây Ban Nha. Ảnh: IRNA/TTXVN Chính phủ Tây Ban Nha đã thông qua "nghỉ phép khí hậu" vào ngày 28/11 với kỳ vọng có thể đảm bảo an toàn...