Người dân Sơn La tích cực tham gia tự quản đường biên cột mốc
Các tổ tự quản phối hợp bảo vệ gần 230, trong tổng số 250 km đường biên giới với nước bạn Lào và 85/125 cột mốc quốc giới.
Đến nay, các xã, bản vùng biên ở tỉnh Sơn La đã thành lập được 45 tổ tự quản, bảo vệ đường biên mốc giới, với trên 4.000 hộ dân, gần 13.000 khẩu đăng ký tham gia.
Thông qua phong trào, vai trò, trách nhiệm của người dân được phát huy, nhất là trong việc tham gia tố giác tội phạm, phát hiện các hành vi vi phạm chủ quyền an ninh biên giới, góp phần giúp lực lượng chức năng xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh tại khu vực biên giới.
Tất cả hệ thống chính trị nói chung cùng Bộ đội Biên phòng tiếp tục tham gia tự chủ tự quản, bảo vệ vững chắc đường biên cột mốc (ảnh minh họa, nguồn: KT)
Video đang HOT
Để đẩy mạnh phong trào, Thượng tá Cà Văn Lập, Phó chủ nhiệm Chính trị, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Sơn La cho biết: “Bộ Chỉ huy Biên phòng Sơn La sẽ làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý nghĩa vai trò của biên giới quốc gia, ý thức trách nhiệm và bổn phận của mọi công dân. Phát huy vai trò công tác tham mưu, chủ trì của Bộ đội Biên phòng để tiếp tục tiến hành khảo sát, bàn giao cho nhân dân tham gia tự chủ, tự quản đoạn biên giới còn lại. Tất cả hệ thống chính trị nói chung cùng Bộ đội Biên phòng tiếp tục tham gia tự chủ tự quản, bảo vệ vững chắc đường biên cột mốc trong đoạn biên giới của tỉnh. Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực biên giới”./.
Bích Thủy
Theo_VOV
Việt Nam sẽ tích cực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia đóng góp ngày một tích cực hơn trên các lĩnh vực hoạt động quan trọng của Liên Hợp Quốc, trong đó có hoạt động gìn giữ hòa bình.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp đón Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon (Ảnh: UN)
Chiều ngày hôm qua (22/5), tại buổi tiếp diễn ra ngay sau lễ đón chính thức Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon vui mừng nhận thấy quan hệ Việt Nam Liên Hợp Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình Việt Nam và các hoạt động ưu tiên của Liên Hợp Quốc thời gian qua, tập trung thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc trong thời gian tới. Chủ tịch nước đánh giá cao sự ủng hộ, hỗ trợ nhiều mặt và hiệu quả của Liên Hợp Quốc đối với Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Trong bối cảnh Liên Hợp Quốc chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập (1945-2015), hai bên nhất trí về tầm quan trọng của việc thông qua Chương trình Nghị sự Phát triển sau 2015, các Mục tiêu Phát triển bền vững và phấn đấu đạt được thỏa thuận quốc tế mới về ứng phó với biến đổi khí hậu. Chủ tịch nước khẳng định là thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã và sẽ tham gia và đóng góp tích cực vào các nỗ lực quốc tế trên, cũng như vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu khác, vì hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
Chủ tịch nước cho rằng, trong bối cảnh tình hình an ninh quốc tế diễn biến hết sức phức tạp và khó lường hiện nay, với những bất ổn chính trị, xung đột vũ trang, chủ nghĩa cực đoan và khủng bố, tranh chấp lãnh thổ... ở nhiều nơi trên thế giới, Liên Hợp Quốc cần tiếp tục đảm nhiệm tốt trách nhiệm bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế, phát huy vai trò là trung tâm điều phối các nỗ lực nhằm giải quyết những thách thức đó. Chủ tịch nước nhấn mạnh để duy trì hòa bình và an ninh khu vực và quốc tế, tất cả các nước cần tuyệt đối tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, giải quyết mọi tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
Chủ tịch nước đã thông báo Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon về các diễn biến gần đây ở Biển Đông và đề nghị Tổng Thư ký Ban Ki-moon và Liên Hợp Qquốc tiếp tục quan tâm sát sao, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy các bên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Chủ tịch nước khẳng định thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia đóng góp ngày một tích cực hơn trên các lĩnh vực hoạt động quan trọng của Liên Hợp Quốc, trong đó có hoạt động gìn giữ hòa bình.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ sự vui mừng được đến thăm Việt Nam lần thứ hai, cảm ơn Chủ tịch nước đã đón tiếp trọng thị. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đánh giá rất cao những thành tựu kinh tế xã hội ấn tượng mà Việt Nam đạt được trong quá trình đổi mới, khẳng định Liên Hợp Quốc luôn coi trọng vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam vào các hoạt động của Liên Hợp Quốc thời gian qua, như tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016 và các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng chia sẻ ưu tiên Liên Hợp Quốc trong năm nay là phải thông qua Chương trình Nghị sự Phát triển sau 2015, các Mục tiêu Phát triển bền vững và thỏa thuận khung về biến đổi khí hậu. Ông Ban Ki-moon mong Việt Nam tiếp tục chủ động, tích cực đóng góp vào các nỗ lực chung, kể cả thông qua việc ứng cử vào Hội đồng Kinh tế Xã hội của Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2016-2018 và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đề nghị Việt Nam tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Liên Hợp Quốc trong triển khai sáng kiến "Thống nhất hành động" tại Việt Nam. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc tỏ lo ngại về gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, mong muốn các bên liên quan cùng đối thoại, giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982; mong các nước ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); Liên Hợp Quốc sẵn sàng hỗ trợ về vấn đề này nếu các bên liên quan đề nghị.
Theo chương trình chuyến thăm hai ngày từ ngày 22-23/5, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon sẽ đến chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm, dự Hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện nhiệm vụ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và Lễ khánh thành Một Ngôi nhà chung Liên Hợp Quốc; gặp gỡ, nói chuyện với sinh viên và cán bộ ngoại giao trẻ Học viện Ngoại giao.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Chỗ dựa vững vàng của đồng bào biên giới Mảnh đất xứ Nghệ có nhiều huyện có đường biên giới giáp ranh với nước bạn Lào như Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn... còn muôn vàn khó khăn, gian nan; nhưng các anh vẫn luôn gắn bó máu thịt, sát cánh với đồng bào. Trong suốt 56 năm qua (3/3/1959-3/3/2015), bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ quản...