Người dân sẽ sớm được tự mua thuốc điều trị Covid-19
TP.HCM vừa nhận được 25.000 liều Molnupiravir từ Bộ Y tế. Trong tương lai rất gần, thuốc kháng virus điều trị Covid-19 có thể được bán đại trà tại các nhà thuốc.
Đây là thông tin được Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho biết sáng 8/12 trong phiên chất vấn kỳ hợp thứ 4, Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa X.
Theo ông Thượng, thời điểm dịch vừa bùng phát, số ca tăng rất nhanh khiến ngành y tế bối rồi vì chưa có thuốc điều trị, chưa có đủ vắc xin phòng bệnh. “Lúc đó F0 được cho ở nhà vì Bệnh viện dã chiến đã hết chỗ, nhưng tỷ lệ chuyển nặng rất nhiều”, Giám đốc Sở Y tế xác nhận.
Trong tương lai gần, thuốc kháng virus có thể được bán đại trà tại các nhà thuốc.
Tuy nhiên thời điểm này, vắc xin Covid-19 đã phủ rộng gần hết TP, thuốc kháng virus Molnupiravir đã chứng minh hiệu quả sau thời gian thử nghiệm có kiểm soát của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, thị trường hiện có thuốc Paxlovid của Mỹ do Pfizer sản xuất, hiệu quả rất tốt.
Video đang HOT
Hai công ty giữ bản quyền 2 loại thuốc này là Pfizer và MSD đã đồng ý nhượng bản quyền cho Việt Nam. Trong những ngày tới, Bộ Y tế sẽ cấp phép sản xuất thuốc trong nước.
“Như Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ khi làm việc với TP.HCM, hy vọng trong thời gian không xa, thuốc điều trị sẽ phong phú, không khan hiếm như thời gian qua”, ông Tăng Chí Thượng cho hay.
Bộ Y tế cũng sẽ tham mưu Chính phủ, khi đó có thể cho bán thuốc điều trị Covid-19 đại trà tại các nhà thuốc.
Như vậy, trong tương lai, người dân có thể nhận thuốc kháng virus từ Chương trình (của Bộ Y tế), hoặc mua ở nhà thuốc gần như thuốc cảm cúm bình thường.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng cho biết, chiều qua 7/12, Bộ Y tế đã cung cấp cho TP 25.000 liều Molnupiravur. Ngay trong sáng nay, thuốc đã được phân bố cho các trạm y tế cung cấp đến F0. Ông Tăng Chí Thượng nhận định, lượng thuốc trên không đáp ứng đủ cho F0 hiện tại, do đó sẽ xem xét cấp phát cho các F0 thuộc nhóm nguy cơ.
Giai đoạn đầu, F0 chuyển nặng rất nhiều vì thiếu thuốc điều trị, chưa có vắc xin.
Cùng với đó, TP đang triển khai chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ với thuốc điều trị, vắc xin mũi 3 nhắc lại, kỳ vọng sẽ đạt các hiệu quả tích cực trong phòng chống dịch Covid-19.
Theo ông Tăng Chí Thượng, từ ngày 20/10 đến nay, số ca mắc, ca nặng, ca tử vong do Covid-19 có dấu hiệu tăng dần.
Số ca mắc có xu hướng tăng dần trong 3 tuần qua. Cụ thể, từ ngày 12 – 18/11, TP.HCM có 8.432 ca mắc mới. Từ ngày 19 – 25/11, TP có 8.721 ca mắc mới. Từ ngày 26/11 đến 2/12, TP có 9.301 ca mắc mới. Diễn biến này không bất ngờ khi TP.HCM mở cửa trở lại.
Khi phân tích ca tử vong, có trên 90% người trên 50 tuổi, có bệnh nền (phổ biến là tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý thận gan và điều trị ung thư), 52-54% bệnh nhân hoàn toàn chưa tiêm vắc xin.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng kỳ vọng, đến thời điểm nào đó, TP.HCM có thể giống như Singapore hiện tại trong ứng phó dịch bệnh. Nghĩa là, không công bố số ca nhiễm và tử vong mỗi ngày, số ca nhiễm vẫn có nhưng không triệu chứng nặng, xem Covid-19 là một bệnh thông thường.
Chuyên gia Mỹ cảnh báo Omicron sẽ không phải biến thể đáng lo ngại cuối cùng
Hôm 5/12, Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) cảnh báo Omicron có thể không phải là biến thể virus SARS-CoV-2 "đáng lo ngại" cuối cùng.
Giám đốc NIH, Tiến sĩ Francis Collins, nói rằng virus SARS-CoV-2 có thể sẽ tiếp tục đột biến. Ảnh: AP
Theo tờ Bưu điện New York, Tiến sĩ Francis Collins nhận định rằng virus SARS-CoV-2 dường như sẽ tiếp tục đột biến từ chủng gốc được phát hiện lần đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc.
"Rất có khả năng đây không phải biến thể cuối cùng thu hút sự chú ý và gây lo ngại", ông Colline khẳng định và suy đoán rằng Omicron đã phát triển ở một người bị suy giảm miễn dịch khi người này bị nhiễm biến thể virus khác.
"Đây là biến thể có số lượng đột biến nhiều nhất mà chúng tôi từng thấy cho đến nay. Nó có khoảng 50 đột biến so với chủng ban đầu ở Vũ Hán. Omicron dường như đã phát triển ở một người bị suy giảm miễn dịch không có khả năng chống lại virus. Đây là một giả thuyết nhưng có vẻ rất hợp lý. Như vậy, virus có thể đã tồn tại trong cơ thể người bị suy giảm miễn dịch trong vài tháng. Trong thời gian đó, virus sẽ có cơ hội tích tụ thêm các đột biến", ông nói.
Chuyên gia Mỹ cũng cảnh báo "kịch bản tương tự có thể xảy ra trong tương lai và dẫn đến sự xuất hiện của các biến thể khác. Kịch bản này sẽ tiếp tục xảy ra nếu dân số toàn cầu không có miễn dịch đầy đủ. Chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến các biến thể mới xuất hiện và sẽ phải tiếp tục sử dụng một chữ cái khác trong bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên cho biến thể đó".
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại Omicron là một biến thể "đáng lo ngại", mặc dù vẫn chưa có bằng chứng chứng minh nó gây bệnh nặng hơn, hay có khả năng kháng các loại vaccine hiện có hay không. Tuy nhiên, hồ sơ bệnh nhân được các nhà nghiên cứu ở Tshwane của Nam Phi, "tâm chấn" của đợt bùng phát biến thể Omicron, cho biết biến thể mới này có thể gây bệnh COVID-19 ít nghiêm trọng hơn so với các biến thể trước đó. Trong khi đó, một nghiên cứu khác cho thấy Omicron làm tăng tỷ lệ tái nhiễm virus SARS-CoV-2.
Kể từ khi được phát hiện lần đầu ở Nam Phi, biến thể này đã lây lan sang hơn 40 quốc gia trên thế giới. Các chuyên gia cho rằng vẫn cần thêm thời gian để tìm hiểu và xác định mức độ nghiêm trọng mà biến thể này gây ra đối với con người.
Sinh viên quốc tế lần đầu tiên trở lại bang New South Wales sau gần 2 năm Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ngày 6/12, chuyến bay chở 250 sinh viên quốc tế đã hạ cánh tại sân bay Sydney, lần đầu tiên đưa sinh viên quốc tế trở lại bang New South Wales, sau gần 2 năm Australia đóng cửa biên giới để đối phó với đại dịch COVID-19. Sinh viên xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại...