Người dân sẽ được đi chợ hộ, kể cả ở ‘vùng xanh’
Theo hướng dẫn mới của UBND TP.HCM, để đảm bảo công tác an toàn chống dịch, người dân ở vùng xanh cũng sẽ được đi chợ hộ với sự giúp đỡ của tổ công tác đặc biệt trên địa bàn.
Sáng 22-8, sau nhiều giờ xếp hàng trước siêu thị, nhiều người ra về với hàng hóa đầy ắp – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Ngày 22-8, UBND TP.HCM đã làm việc với các quận, huyện và TP Thủ Đức cùng hệ thống bán lẻ trên địa bàn về việc cung cấp hàng hóa và an sinh xã hội khi thành phố thực hiện “ai ở đâu ở yên đó” từ ngày 23-8 đến 6-9, trong đó có nội dung như trên.
Cụ thể, với người dân chưa cần hỗ trợ, tổ công tác sẽ đi chợ giúp, người dân trả tiền, một tuần một lần. Phần còn lại, với những người khó khăn sẽ nhận được các gói hỗ trợ thông qua các túi an sinh. Trước đó, theo hướng dẫn, người dân ở “vùng xanh” và “vùng vàng” có điều kiện được đi chợ một lần mỗi tuần.
Video đang HOT
Theo đại diện Sở Công thương TP.HCM, hiện “vùng xanh” ở TP cũng rất ít, và vùng này cũng đang được xét nghiệm trong thời gian này, do đó, để phục vụ các phương án y tế, lực lượng chức năng sẽ “đi chợ hộ” cho những người dân “vùng xanh”. Như vậy, tất cả người dân ở TP sẽ không đi chợ hay ra khỏi nhà để mua sắm từ ngày 23-8.
Cũng theo đại diện sở, trong hai tuần TP.HCM áp dụng biện pháp giãn cách mạnh sắp tới, các kênh đưa hàng hóa về TP, cung ứng lương thực thực phẩm cho người dân vẫn được duy trì, không hạn chế. Ước tính, hiện mỗi ngày TP.HCM đang cần 11.000 tấn hàng phục vụ đời sống người dân và lượng hàng này đang được đảm bảo.
Ngoài ra, khác với các địa phương khác, các điểm bán, cửa hàng ở TP.HCM vẫn được mở cửa. Các điểm sản xuất đủ điều kiện hoạt động như lò bánh mì, bún, hủ tiếu, đậu… vẫn được duy trì. “Chỉ có hình thức phân phối hàng thay đổi là thông qua các tổ đặc biệt rồi giao đến người dân có nhu cầu”, đại diện sở cho biết.
Thực tế, mô hình “Đi chợ giúp dân” để hỗ trợ mua những mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống hằng ngày của người dân đã được nhiều phường triển khai, hỗ trợ các hộ dân thực hiện cách ly y tế tại nhà. Tuy nhiên, sau ngày 23-8, mô hình này áp dụng cho toàn TP, điều đó khiến số lượng sẽ tăng gấp nhiều lần, và sẽ khó khăn hơn cho lực lượng này.
Sở Công thương cho biết các quận, phường phải thành lập tổ đặc biệt nắm bắt kịp thời nhu cầu của người dân trên địa bàn, kịp thời có kế hoạch đi chợ phù hợp, đảm bảo mỗi gia đình được “đi chợ” ít nhất 1 lần/tuần.
Ngoài lương thực, thực phẩm, hệ thống các sản phẩm sữa phục vụ cho người già và trẻ em cũng được mở cửa, đáp ứng nhu cầu cho người dân.
“Sở Công thương tham gia điều phối hàng hóa. Nếu các quận trên địa bàn không có siêu thị, chợ thì sở sẽ bổ sung các chuyến xe lưu động. Sở sẽ cung cấp danh sách tổ công tác, kết nối giữa quận và nơi mua bán để thực hiện công tác đi chợ hộ”, đại diện sở nói.
Giữ vững 'vùng xanh', thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hợp tác xã
Ngày 21/8, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các điểm cầu tại các địa phương và doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Dây chuyền sản xuất bao bì tại Công ty cổ phần khoáng sản Red Stone. Ảnh minh họa: Việt Dũng/TTXVN
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn yêu cầu trong thời gian tới các cấp, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp tập trung cao nhất thực hiện "mục tiêu kép", đặc biệt phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần "chống dịch như chống giặc", kiểm soát và giữ vững "vùng xanh" an toàn.
Theo ông Đoàn Hữu Phung, Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái, trong 8 tháng đầu năm 2021, tỉnh đã thành lập mới 209 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp trong tỉnh lên gần 2.600, với tổng vốn đăng ký khoảng 29.000 tỷ đồng. Tính đến ngày 15/8, có 63 HTX thành lập mới, nâng tổng số HTX hiện có lên 564. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp trên 42.000 người, 28.000 thành viên trong các HTX. Thu nhập bình quân của người lao động từ 5,4 - 6,7 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã có 418 doanh nghiệp, 41 HTX phải tạm ngừng hoạt động, 28 doanh nghiệp và 2 HTX giải thể. Số lao động bị mất việc được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tháng 8/2021 là gần 2.400 người với tổng số tiền chi trả trên 31 tỷ đồng.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến đề nghị tỉnh tháo gỡ khó khăn về thủ tục thuê đất; thông tin quy hoạch về sử dụng đất; bình ổn giá vật liệu; miễn, giảm thuế; giảm lãi suất ngân hàng; hỗ trợ vốn vay; giãn thời gian đóng bảo hiểm xã hội; hỗ trợ, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm; triển khai tiêm vaccine cho người lao động...
Ông Bùi Trung Thu - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Yên Bái cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ, chương trình ưu đãi, tăng hạn mức vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, HTX vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch. Đồng thời, lãnh đạo các sở, ngành liên quan cũng cam kết thực hiện nghiêm các chính sách hỗ trợ theo đúng chủ trương của Chính phủ và tỉnh Yên Bái.
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ban, ngành triển khai kịp thời, hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, HTX theo chính sách của Trung ương và của tỉnh. Cùng với đó, thực hiện tốt cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, các thủ tục qua dịch vụ công ích; trong đó đặc biệt quan tâm đến các thủ tục về đất đai. Các đơn vị tăng cường hiện đại hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị miễn, giảm, giãn, hoãn thuế, phí cho doanh nghiệp, HTX chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đảm bảo nhanh gọn, kịp thời và đúng chính sách.
Bên cạnh đó, thực hiện các giải pháp lưu thông hàng hóa, bảo đảm cung cầu; hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, kết nối tiêu thụ hàng hóa và mở rộng thị trường; triển khai kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; khẩn trương tiêm vaccine cho các đối tượng theo kế hoạch của UBND tỉnh.
Các doanh nghiệp, HTX cần tập trung thực hiện việc phòng, chống dịch COVID-19; nâng cao chất lượng quản trị, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh thương mại điện tử, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới.
Các gói an sinh xã hội đang 'phủ' đến đâu? Gói 26.000 tỷ đồng triển khai không đồng đều giữa các địa phương, trong khi đó Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng bổ sung một số chính sách an sinh riêng. Hơn hai tháng sau khi đợt dịch thứ tư bùng phát, Chính phủ tung gói an sinh 26.000 tỷ đồng (Nghị quyết 68) hôm 1/7, quy định cụ thể 12 chính sách...