Người dân Sài Gòn tiếc mảng xanh, sống cùng gốc cổ thụ trong nhà
Trong khi người dân Hà Nội đang tiếc nuối trước sự việc nhiều gốc cổ thụ trăm tuổi bị hạ đốn, người Sài Gòn gìn giữ mảng xanh, chấp nhận chứa cả gốc cổ thụ trong nhà…
Đến cư xá Bách khoa, nằm trong hẻm 342 đường Lý Thường Kiệt, Quận 10, TP.HCM, hỏi về hai gốc cổ thụ đang nằm trong nhà người dân, ai cũng biết. Đó là hai gốc sao dầu, có tuổi đời trên trăm tuổi.
Bà Bùi Thị Huệ, năm nay đã 77 tuổi, là cán bộ nghỉ hưu của trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, cười móm mém, tự hào:
“Hai cây sao dầu này có tuổi đời lớn hơn tôi đấy. Nhìn hai gốc cây, gợi cho tôi rất nhiều kỷ niệm…
Những đứa cháu hồi còn chập chững, chơi đùa dưới gốc cây này, giờ đã có vợ, có chồng hết rồi”.
Anh Tiến, cựu sinh viên trường Bách Khoa, đã sống ở khu cư xá này gần 20 năm, nói: “Từ hồi còn là sinh viên, tôi đã thấy hai cây sao dầu này.
Lãnh đạo trường Bách khoa cho xây dựng nhà xe, phục vụ cán bộ công nhân viên, nhưng dứt khoát không cho hạ đốn, quyết giữ gìn mảng xanh cho thành phố”.
Cựu giảng viên Võ Phổ, Anh Hùng, từng vinh dự được gặp Bác Hồ 4 lần, là người sống ở khu cư xá xúc động:
“Bà con ở đây rất tự hào với hai cây cổ thụ, quyết gìn giữ cho bằng được. Xây dựng nhà, bãi giữ xe thì cứ xây, nhưng không được đụng phạm đến chúng.
Như mọi người thấy, hai gốc sao dầu cổ thụ vẫn nằm trong nhà, trổ mái nhà vươn lên trời xanh…”
Video đang HOT
Chàng trai tên Trường này cho biết đã sống, sinh hoạt chung với gốc sao dầu trăm tuổi này từ lâu. Trường cười tười: “Nếu một ngày nó biến mất, sẽ thấy rất trống trải. Tôi đã quen rồi tiếng kẽo kẹt của thân cây cạ vào mái nhà môi khi có cơn gió mạnh thổi qua”.
Gốc cây nằm choáng hết diện tích căn nhà chật hẹp…
…và ngọn cây xuyên mái nhà, vươn ra trời xanh.
Gốc cây áng ngang lối cầu thang, đường lên căn gác nhỏ, rất bất tiện trong sinh hoạt. Mùa mưa, nước theo thân cây chảy xuống, tràn vào nhà, nhưng anh Trường vẫn chấp nhận, chứ chưa bao giờ có ý nghĩ phá hủy gốc cây này.
Từ cửa nhìn vào căn nhà…
Và gần đó là nhà giữ xe, cũng có một gốc sao dầu khác.
Gốc cổ thụ to lớn, làm cho lối xe vào trở nên chật hẹp.
Ngọn cổ thụ vươn lên, trổ mái tôn của nhà xe.
Có cả thảy 3 gốc sao la trăm tuổi trong khu cư xá Bách Khoa.
Những gốc sao dầu này đã chứng kiến nhiều thế hệ con người lớn lên, trưởng thành và già đi.
Khu nhà xe cư xá, nơi có những gốc cổ thụ kỷ niệm.
Bà Bùi Thị Huệ cười tươi: “Hai gốc cây này có tuổi đời lớn hơn cả tôi nữa đấy”.
Bà Huệ cho biết từ thời con gái, bà đã nhìn thấy những cây sao dầu này rồi.
Theo Trí Thức Trẻ
Nắn quốc lộ để giữ một cây cổ thụ
Tuyến quốc lộ 14 dù đã được hoàn thiện nhưng một cây gạo cổ thụ không bị chặt bỏ như kế hoạch ban đầu mà được đơn vị thi công giữ lại để tạo cảnh quan.
Cây gạo cổ thụ này nằm trên tuyến quốc lộ 14 đoạn giáp ranh cửa ngõ phía bắc TP Pleiku (Gia Lai).
Ông Nguyễn Văn Huấn - Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (Bộ GTVT) cho biết theo thiết kế ban đầu, để nắn thẳng tuyến đường, cây gạo nói trên sẽ bị chặt hạ, san lấp để thay thế bằng nền đường.
Cây gạo cổ thụ trước cửa ngõ vào TP Pleiku, Gia Lai đã được giữ lại, đơn vị thi công chấp nhận chỉnh nắn tim đường.
Ông Nguyễn Ngọc Báu, Giám đốc hiện trường Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua Gia Lai - Kon Tum, cho biết thêm khi công nhân và các đơn vị thi công chuẩn bị làm thì nhiều người dân bày tỏ sự tiếc nuối vì mất đi bóng cây cổ thụ.
Cây gạo này đã có từ trước đó hàng chục năm, đi vào tiềm thức nhiều người dân ở Pleiku. Ban quản lý dự án đã báo cáo lên trên.
Sau khi khảo sát đánh giá kỹ lại khúc đường này, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã đồng ý để đơn vị thi công chỉnh tim đường, né qua một khoảng cách ngắn để giữ lại cây cổ thụ.
Theo Tuổi Trẻ
Vụ chặt hạ cây xanh ở Hà Nội: Tiết lộ gây sốc của dân buôn gỗ Khách hàng Trung Quốc rất thích những sản phẩm được sản xuất từ cây gỗ cổ thụ như Hà Nội vừa khai thác, nếu gỗ chất lượng họ có thể trả giá cao hơn để mua được gỗ tốt. Trong khi chưa ngã ngũ đơn vị thi công đã chặt 500 cây hay 2.000 cây thì dư luận lại càng thắc mắc và...