Người dân Sài Gòn chuyển sang sắm Tết online
Từ mâm cỗ cúng đến quần áo và vật dụng trong nhà, nhiều người dân ở TP.HCM đều ngồi tại nhà đặt hàng qua mạng.
Năm nay, chị Thanh Loan ( Quận 10, TP.HCM) đang ở cữ nên mọi việc mua sắm đều giao cho chồng. Chồng chị Loan làm việc đến 29 Tết nên tất cả mọi hàng hóa chuẩn bị Tết đều được mua sắm qua mạng.
“Chồng em mua qua mạng mọi thứ, từ cái bé nhất là thảm chống trượt, khăn lau bếp, các loại nước giặt xả, nước lau nhà tẩy rửa, đến đồ ăn. Có thể nói online đã “cứu” chồng em giai đoạn này”, chị Loan vui vẻ kể.
Các nền tảng thương mại điện tử giao hàng xuyên Tết. (Ảnh: Hải Đăng)
Trong khi đó, mâm cỗ chay ngày Tết của chị D. (Bình Chánh) không tốn công sức nấu nướng. Chị Đa (Quận 2 cũ) cũng mua từ xa nhiều thứ cho Tết.
“Cận Tết, mỗi ngày cả chục lượt giao hàng tới nhà”, chị Loan kể. Vừa mua sắm vật dụng cho nhà mới, vừa trang trí Tết, vừa cần đồ dùng cho bé mới sinh, nhà chị Loan nghe điện thoại liên tục từ shipper.
Chị D. sống ở TP.HCM với em gái, ba mẹ đã định cư nước ngoài nên mâm cỗ ngày Tết đơn giản, tuỳ theo ý hai chị em. Năm nay, chị D. cúng đồ chay. “Toàn bộ mâm cỗ em đều đặt hàng qua ứng dụng. Không phải nấu nướng gì cả”, chị D. chia sẻ.
Chị Đa là một tín đồ mua hàng online. Từ trước Tết chị đã mua sắm đầy đủ cho cả nhà. Trừ đồ ăn phải đi siêu thị, còn lại quần áo, mỹ phẩm, đồ dùng chị đều mua trên mạng.
Năm nay, lần đầu tiên đón Tết tại Sài Gòn do quê nhà bị giãn cách, chị Đa cũng tất bật với việc mua sắm cuối năm. Có sẵn siêu thị dưới nhà nên chị thường mua đồ tại siêu thị. Tuy nhiên mấy món độc, lạ chị vẫn phải mua online.
“Như chiếc bánh chưng dùng gạo khẩu hang em đặt mua của một cửa hàng chuyên bán hoa, trái cây, thực phẩm đặc sản trên mạng xã hội”, chị Đa cho biết.
Mười năm trước khi sinh bé đầu, chồng chị Loan phải loay hoay với việc mua sắm khá vất vả. Tuy nhiên hiện tại các thứ đã dễ dàng hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Nhà chị thường lên Tiki mua sách, lên Shopee mua đồ lặt vặt, lên Lazada mua hàng chuyển từ nước ngoài về. “Như cái ấm trà Tử Sa nhà em cũng mua từ nước ngoài, ship cũng nhanh lắm”, bà mẹ hai con chia sẻ.
Mua đồ trên mạng hàng hoá rất đa dạng. Ngồi tại nhà, chị Loan mua được cả lá trầu giao hàng tận nơi. Lá trầu được bà mẹ này dùng cho em bé tắm, hơ người, và cả dùng cho mâm cúng trầu cau ngày Tết.
Năm nay các nền tảng như Shopee, Tiki giao hàng xuyên Tết tại một số tỉnh, thành phố lớn. Điều này càng tạo điều kiện cho nhiều người mua hàng khi gấp gáp.
Chị Uyên (Tân Phú) khi đã rời Sài Gòn về quê ăn Tết mới chợt nhớ đồ ăn cho mèo tại nhà đã hết. Chị liền đặt hàng giao nhanh trong Tết đến cổng bảo vệ chung cư. Chị nhờ người bảo vệ quen thân mang đồ ăn thêm lên cho chú mèo đang một mình trên căn hộ tầng 16.
Từ trước Tết, nhiều nền tảng thương mại điện tử đã dự báo nhu cầu mua sắm cuối năm gia tăng nên đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng.
Ông Ngô Hoàng Gia Khánh, Phó Tổng giám đốc Phát triển doanh nghiệp tại Tiki, dự báo doanh số Tết Tân Sửu sẽ tăng 70% so với cùng kỳ. Điều này do nhu cầu mua sắm tăng mạnh dịp Tết cổ truyền, cộng với tình hình dịch bệnh khiến đi lại hạn chế.
Lazada cũng dự báo tương tự, đồng thời khẳng định các ngành hàng bách hóa và nhà cửa đời sống, điện tử và sức khỏe, làm đẹp sẽ có sức mua tăng.
Ở ngành hàng tiêu dùng, Tiki cho hay đã tăng ít nhất 30% lượng cung hàng hóa so với dịp Tết năm ngoái. Đồng thời, sàn cũng phối hợp cùng các nhà bán chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết từ 3 tháng trước, từ việc sản xuất, nhập khẩu mặt hàng thực phẩm, thời trang, trang sức…, đến thiết kế và sản xuất bao bì mới, các giỏ quà mang không khí Tết cũng như đảm bảo bình ổn giá.
Ở ngành hàng tươi sống, các sản phẩm tươi như trái cây, rau củ, thịt, hải sản, thực phẩm chế biến sẵn, đến thực phẩm đông lạnh, thực phẩm khô… được kết hợp với các nhà bán lớn để trữ và bảo quản.
Với ngành hàng điện tử – điện lạnh, ngoài việc chuẩn bị sản phẩm ở các phân khúc giá rẻ đến cao cấp, nền tảng này kéo dài dịch vụ giao hàng và lắp đặt theo lịch hẹn đến 10 giờ tối mỗi ngày, đáp ứng nhu cầu cuối năm.
Tái hiện Tết Sài Gòn 100 năm trước
Khoảng 100 cổ vật được bài trí để tái hiện không gian Tết, thú chơi, món ăn... ngày xuân của người dân Sài Gòn cách đây một thế kỷ.
Ngày 30/1, tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 (đường Lê Duẩn, quận 1), diễn ra hoạt động Tết Sài Gòn, thu hút nhiều người tham quan. Sự kiện do nhóm Dấu ấn Sài Gòn tổ chức, diễn ra trong ngày với các chương trình toạ đàm về Tết Nam Kỳ, trưng bày về Tết xưa, múa lân, gian hàng xuân...
"Nhóm mình sưu tập hơn 100 cổ vật của người Việt và Hoa để tái hiện lại một phần nhỏ Tết của người Sài Gòn xưa. Mỗi góc trưng bày đều có thành viên thuyết minh, qua đó giúp các bạn hiểu về văn hoá truyền thống một cách sinh động, thực tiễn hơn", Candy Nguyễn, trưởng nhóm, cho biết.
Gần một nửa không gian chương trình làm nơi trưng bày chủ đề Tết của người Sài Gòn xưa vào đầu thế kỷ 20. Điểm nhấn là góc tái hiện lại nếp nhà ngày xuân trong đó nổi bật là gian thờ. Những vật dụng như lư hương, bình hoa, án thờ, chân đèn... đều có tuổi đời gần trăm năm.
Bàn thờ miền Bắc thường bài trí theo nguyên tắc đăng đối: cặp chân đèn, cặp bình hoa đều đặt ở hai bên trái phải của bàn thờ, còn những thứ có một như đỉnh trầm, bát nhang thì đưa vào chính giữa.
Bàn thờ tổ tiên của người Sài Gòn cũng đặt lư hương, lư nhang ở giữa và cặp chân đèn vẫn đặt hai bên trái phải. Bình hoa thì chỉ có một và đặt bên trái bàn thờ theo hướng từ trong nhà nhìn ra cửa, còn đĩa trái cây thì đặt trên cái chò (vật kê bằng gỗ có ba chân) bên đối diện.
Gần bàn thờ tổ tiên là nơi tiếp khách, ngày Tết sẽ có thêm chậu hoa cúc, hoa mai đặt phòng khách. Trên bàn để trầu cau, bánh mứt, trà nước... mời khách đến chúc Tết gia chủ.
Các món bánh kẹo thường có trong ngày Tết ở miền Nam như mứt gừng, mứt dừa, bánh in, hạt sen, cam thảo... được nhóm tự làm. Bánh kẹo để gọn trong tráp được khảm xà cừ tinh tế. Chiếc tráp và khay có tuổi đời gần trăm năm là cổ vật trong gia đình của một thành viên trong nhóm mang tới sự kiện.
Hình ảnh con lân và nghệ thuật múa lân ngày Tết được giới thiệu đến khách tham quan. Lân là một trong tứ linh (long, lân, quy, phụng), hình ảnh không thể thiếu trong dịp lễ Tết, mang biểu tượng về sự thái bình thịnh vượng.
Những bức tranh Đông Hồ; tranh kiếng Nam Bộ, tờ nhạc xuân... tái hiện lại thú chơi ngày Tết của người dân Sài Gòn hơn 50 năm trước.
Những món trang sức thời xưa người miền Nam trưng diện khi du xuân trong những ngày đầu năm.
Bạn Trần Phương Thảo mặc chiếc áo tấc được phục chế. Loại áo này có từ thời phong kiến thường mặc trong dịp lễ Tết, cưới xin.
"Áo mình đang mặc là trang phục khá phổ biến ở Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20. Mình thấy rất thú vị khi được diện lại những trang phục cổ xưa mà ông bà ta hay mặc trước đây", cô gái 25 tuổi cho biết.
Một góc khác bài trí lại không gian phòng khách ngày Tết của người dân Sài Gòn những năm 1960. Trên bàn đặt máy cassette cổ đang phát những ca khúc xưa viết về mùa xuân.
Những tờ nhạc xưa viết những ca khúc và in tranh ảnh có chủ đề mùa xuân được trưng bày riêng trong cuốn album.
Tờ nhạc là thú chơi phổ biến của người dân Sài Gòn từ những năm 1950. Nhạc và lời được chép vào 2 trang trong còn bìa thì vẽ hình hoặc chụp ảnh ca sĩ cùng tựa bài hát, tên tác giả.
Ngày Tết truyền thống không thể thiếu hình ảnh thầy đồ áo dài, khăn đóng cho chữ. Nhóm còn tái hiện lại hình ảnh người dân đi xem quẻ, bói Kiều dịp đầu năm.
Chàng trai mạnh mẽ tìm em Ai đi lắm mà không mỏi, cô đơn lâu mà không thèm khát có một người để chia sẻ buồn vui trong cuộc sống. Mình sinh ra và lớn lên ở Đăk Lăk - một vùng đất khá yên bình và tràn đầy tình người của người dân vùng núi. Nhưng sau khi lớn lại chọn Sài Gòn đầy tấp nập là nơi...