Người dân Quảng Bình kể liên tục gặp hổ lớn khi đi hái mây
Khi đang đi hái cây mây về bán, nhóm phụ nữ ở xã Trường Sơn ( huyện Quảng Ninh) đã phát hiện cá thể hổ tự nhiên.
Ngày 7/6, Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cho biết, đang cử người đến vùng rừng xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh) xác minh thông tin một cá thể hổ tự nhiên xuất hiện ở vùng rừng này mà được người dân địa phương bắt gặp.
Trước đó, vào ngày 3/6, có 4 người phụ nữ ở bản Trung Sơn (xã Trường Sơn) vào khu vực rừng Đìu Đo, cách thượng nguồn suối Chà Cùng khoảng 1km để hái cây mây về bán.
Trong lúc lấy mây, bà Hồ Thị Vinh và Hồ Thị Tha đã thấy một cá thể hổ rất lớn.
Bà Hồ Thị Vinh (áo đỏ) và Hồ Thị Tha (áo đen) cho biết, đã gặp cá thể hổ khi đi lấy mây. Ảnh: Văn Tráng
Video đang HOT
Bà Vinh kể, khi vào rừng lấy mây đã giáp mặt với con hổ, khoảng cách giữa bà và con hổ chừng 30m. Bà Vinh hoảng sợ chạy về lán trại báo với bà Tha. Sau đó, khi bà Tha vào rừng hái rau rừng thì cũng đã giáp mặt với con hổ này.
Khi về bản kể lại sự việc, một cụ bà 70 tuổi ở bản là Hồ Thị Nương cũng cho biết, bản thân từng nghe tiếng hổ gầm cách đây mấy hôm khi vào rừng tìm cây mây.
“Với sự biến động của môi trường sống như hiện tại thì khả năng có hổ di cư từ vùng rừng giáp ranh giữa Lào và Thái Lan qua khu vực này hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng tôi sẽ vào tận nơi người dân báo thấy hổ để tìm dấu vết. Quan trọng nhất là nếu có thì sẽ cảnh báo cho người dân biết để đảm bảo an toàn khi đi rừng”, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình nói.
Người dân địa phương cũng cho biết, khu vực rừng Đìu Đo là nơi có nguồn nước, các loài động vật thường tìm về đây để uống nên hổ thường xuất hiện.
Vùng rừng xã Trường Sơn cũng là nơi từng có nhiều cá thể hổ về trú ngụ trong những năm 1990.
Sập giếng nước khiến vợ chồng ở Quảng Bình tử vong
Khi ông H. đang bơm nước, bà vợ vừa đi chợ về ngồi làm cá thì bất ngờ sập giếng nước, đất đá ập xuống khiến cả hai người tử vong.
Ngày 3/11, ông Nguyễn Văn Thế, Bí thư Đảng ủy xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình xác nhận, trên địa bàn có 2 người tử vong do sập giếng nước.
Nạn nhân là bà Trần Thị L. (SN 1963), cùng chồng là Ngô Đình H. (SN 1964) trú thôn Nam Hải, xã Vạn Ninh.
Trước đó, vào khoảng 8h sáng hôm qua (2/11), sau khi đi chợ về, bà L. đưa cá ra giếng ngồi làm, ông H. cũng ra để nói chuyện và bơm nước lên bể.
Hiện trường giếng nước bị sập. Ảnh: CTV
Khi đang nói chuyện, bất ngờ giếng nước sụt xuống, thành giếng bị 'nuốt chửng' khiến 2 vợ chồng ông H. rơi xuống giếng, đất đá, mái che cũng ập xuống khiến 2 người tử vong.
Theo lãnh đạo xã, giếng nước của gia đình ông H. đào đã khá lâu, sâu khoảng 12-13m. Sau khi đào gia đình xây thành giếng rồi đúc tấm đan bằng xi măng để đậy miệng giếng lại, bắt một ống nước từ máy bơm đặt phía trong giếng dẫn nước lên bể để dùng.
"Khoảng gần 10 giờ sáng qua, người chị dâu của vợ chồng ông H. ở cách đó một nhà qua chơi nhưng gọi không thấy ai trả lời, bà này đi vòng ra tìm thì phát hiện giếng đã bị sập xuống nên hô hoán người dân ở gần đó đến. Khi mọi người dọn dẹp thì thấy bà L. nổi lên trong tình trạng tử vong. Biết chuyện chẳng lành, người dân tiếp tục lấy sào khua dưới giếng thì phát hiện thêm thi thể ông H.", ông Thế kể lại.
Nhiều giếng nước xuống cấp, có nguy cơ đổ sập. Ảnh: CTV
Cũng theo Bí thư xã, người dân xã Vạn Ninh có thói quen đào giếng sâu, rộng, sau đó cho đậy bê tông lên thành giếng, lắp máy bơm, bơm nước sinh hoạt. Giếng nước lâu ngày không được bảo dưỡng, lại đóng nắp lâu năm nên bị xói lở bên trong, người dân không hề hay biết vẫn sử dụng bình thường.
Hiện trên địa bàn xã Vạn Ninh có hàng trăm giếng nước như hộ bà L. ông H., có nắp đóng miệng giếng hàng chục năm qua không được bảo dưỡng, có nguy cơ thành giếng "tử thần" rất cao.
Khỉ hoang 'đại náo' nhà dân Số lượng ngày một tăng, môi trường sống dần bị thu hẹp khiến các con khỉ hoang ở Cù lao Chàm (Quảng Nam) ngày càng dạn dĩ, tràn xuống nhà dân tìm kiếm thức ăn, phá phách đồ đạc. Đàn khỉ hoang ở Cù lao Chàm thường xuất hiện vào khoảng 4 giờ sáng cho đến tối, theo quan sát của chị Cao...