Người dân Phan Thiết đổ xô mua nhu yếu phẩm sau vụ ‘bệnh nhân thứ 34 nhiễm Covid-19′
Ngay sau khi Bộ Y tế công bố bệnh nhân thứ 34 nhiễm Covid-19 (một nữ doanh nhân ở TP.Phan Thiết, Bình Thuận), đã có một số người đổ xô đi mua nhu yếu phẩm dự trữ.
Người dân kéo đến các cửa hàng nhu yếu phẩm mua hàng về dự trữ trong đêm 10.3 ở Phan Thiết ảnh: Quế Hà
Sáng nay 11.3, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lương Văn Hải đã ký ban hành công văn yêu cầu các ngành ở tỉnh này, bình ổn giá cả lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm, chống găm hàng để tăng giá.
Bình Thuận chuẩn bị kịch bản “xấu nhất” sau bệnh nhân thứ 34 nhiễm Covid-19
Trước đó, tại tỉnh này xuất hiện ca nhiễm Covid-19 (bệnh nhân thứ 34) là người dân địa phương, sống ở TP.Phan Thiết. Ngay sau đó, đêm 10.3 xảy ra tình trạng, một số người dân đổ xô đi mua lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm về dự trữ.
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, điều này là không cần thiết vì hàng hóa, lương thực, nhu yếu phẩm ở TP.Phan Thiết không thiếu. UBND tỉnh khuyến cáo người dân không cần thiết phải đi mua dự trữ.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường xây dựng phương án dự trữ, cung ứng hàng hóa trong dài ngày tại địa phương. Đồng thời, phải đảm bảo cung cầu không để thiếu hàng, hay xảy ra tình trạng găm hàng để lợi dụng việc có dịch tăng giá bán.
Đặc biệt, ngành Công thương, Quản lý thị trường phải siết chặt việc quản lý, kiểm soát; không để lợi dụng để sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái cho người dân trong lúc có dịch.
Hành trình một vòng trái đất của nữ doanh nhân – bệnh nhân thứ 34 nhiễm Covid-19
Bệnh nhân thứ 34 nhiễm Covid-19 nói trên được Bộ Y tế công bố thông tin vào hôm qua (10.3). Bệnh nhân thứ 34 này đi Mỹ, có quá cảnh Hàn Quốc, Qatar trước khi bay về sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Theo thanhnien.vn
Những nữ doanh nhân công nghệ Đông Nam Á có gì đặc biệt?
Quốc tế Phụ nữ 2020, cùng tìm hiểu những nữ doanh nhân nổi bật trong lĩnh vực công nghệ Đông Nam Á như Tan Hooi Ling (Grab), Cheryl Yeoh (MaGIC), Rachel de Villa (Cropital)...
Cũng như nhiều lĩnh vực khác, kinh doanh và công nghệ do nam giới thống trị. Tuy nhiên, điều đó đang dần thay đổi khi ngày càng nhiều phụ nữ đóng vai trò quan trọng tại các công ty. Trong báo cáo năm 2018, Apple cho biết 39% lãnh đạo của hãng là nữ.
Công nghệ ngày càng phát triển, chúng ta càng có thể nhìn thấy nhiều "chị em" đảm nhận vị trí cao hơn trong doanh nghiệp. Dưới đây là một số nữ doanh nhân tiêu biểu trong hệ sinh thái công nghệ Đông Nam Á.
Tan Hooi Ling (Grab)
Grab có lẽ là startup thành công nhất Đông Nam Á. Khởi đầu là ứng dụng đi chung xe nhỏ bé, Grab nay đã trở thành ứng dụng gọi xe hàng đầu khu vực với 2,8 triệu tài xế.
Nhiều người nghĩ Anthony Tan là sáng lập viên duy nhất của Grab, tuy nhiên, nếu không có Tan Hooi Ling, Grab có thể không bao giờ tồn tại. Tan Hooi Ling tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard (HBS) và là bạn cùng lớp của Anthony.
Họ cùng nhau tham gia cuộc thi HBS New Venture Competition năm 2011 với ứng dụng di động "kết nối người tìm taxi trực tiếp với tài xế gần mình nhất tại đô thị Malaysia". Họ giành được 25.000 USD cho ý tưởng này và khởi nghiệp với Grab.
Tan đã làm việc với các công ty như hãng tư vấn McKinsey & Company, Salesforce. Hiện tại, cô là Giám đốc điều hành Grab, phụ trách sản phẩm, nhân sự, trải nghiệm khách hàng.
Cheryl Yeoh (MaGIC)
Cheryl Yeoh là nhà sáng lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Malaysia (MaGIC) - tổ chức do chính phủ tài trợ nhằm hỗ trợ doanh nhân Đông Nam Á. Cô là đồng sáng lập các startup như CityPocket, Reclip.it trước khi được chính phủ Malaysia bổ nhiệm CEO MaGIC.
Ngoài ra, cô còn đồng triển khai chiến dịch #movingforward, khuyến khích các nhà đầu tư mạo hiểm cam kết tạo môi trường làm việc không quấy rối, đa dạng.
Năm 2017, cô có tên trong danh sách Nhân vật của năm của tạp chí Time.
Rachel de Villa (Cropital)
Rachel de Villa nổi tiếng tại Philippines vì sử dụng kỹ năng lập trình của mình để giúp đỡ nông dân trong nước. Cô phát triển Cropital năm 2015. Đây là nền tảng huy động vốn từ đám đông, cho phép người dùng đầu tư vào các nông trại hoặc nông dân. Họ sẽ nhận lại 3 đến 30% sau khi thu hoạch.
Chỉ sau một năm thành lập, de Villa đã nằm trong danh sách Forbes 30 Under 30 Asia 2016 (30 nhân vật xuất sắc dưới 30 tuổi), lĩnh vực Tài chính và đầu tư mạo hiểm.
Cropital được ủng hộ tại nhiều quốc gia như Mỹ, Hà Lan, Malaysia.
Josephine Chow (ShopBack)
Josephine Chow là đồng sáng lập ShopBack, ứng dụng liên kết người bán hàng và nền tảng thương mại điện tử. Nó còn hoàn tiền khi mua sản phẩm từ các nhà cung cấp nhất định.
ShopBack ra đời năm 2014 với mục tiêu giúp mua hàng qua mạng trở nên dễ dàng hơn và thưởng cho người dùng vì đã chi tiêu. Hiện tại, Chow phụ trách mở rộng thị trường quốc tế cho ShopBack.
Tính đến năm 2020, người dùng Malaysia đã được thưởng tổng cộng 14,43 triệu USD. Mức hoàn cao nhất của một người là 16.627 USD.
Vivy Yusof (Fashion Valet)
Vivy Yusof mở Fashion Valet năm 2010 với chồng. Fashion Valet tập trung vào bán mặt hàng thời trang, giầy dép, phụ kiện. Khởi nghiệp với số vốn 25.000 USD, tới nay, công ty đã có hơn 150 thương hiệu.
Từ một cửa hàng trực tuyến ở Malaysia, Fashion Valet nay hoạt động tại 15 quốc gia, bao gồm Singapore, Bruinei, Anh, Mỹ, Trung Đông, Úc.
Theo GenK
Cự cãi vì bụi bẩn, người đàn ông bị đâm tử vong Tối 4/3, Công an tỉnh Bình Thuận đã hoàn tất khám nghiệm hiện trường, đồng thời tiến hành lấy lời khai của Phạm Hoàng Ân (23 tuổi, quê tỉnh Đồng Tháp, tạm trú phường Phú Hài, TP.Phan Thiết) - nghi phạm vụ án giết người vừa xảy ra tại phường Phú Hài. Công an Bình Thuận khám nghiệm hiện trường vụ án mạng....