Người dân phải mang thẻ, giấy phân công nhiệm vụ khi lưu thông trên đường tại TP Hồ Chí Minh
Theo Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, hiện nay các lực lượng chức năng ở TP Hồ Chí Minh đã ra quân chốt chặn và tuần tra kiểm soát lưu động ở khắp các phường, quận để nhắc nhở, xử lý người dân vi phạm giãn cách.
TP Hồ Chí Minh siết chặt kiểm tra việc ra đường của người dân trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16.
Sáng 27/7, nhiều chốt kiểm soát trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tiếp tục siết chặt kiểm tra việc đi lại của người dân. Tại nhiều chốt, người dân ra đường vẫn rất đông, trong đó nhiều người đi nhưng không trình bày được lý do chính đáng nên đã bị xử phạt. Cụ thể, tại chốt kiểm soát tại đường Phan Văn Trị – Phạm Văn Đồng, quận Bình Thạnh đã lập 6 biên bản xử phạt với mức phạt từ 1-3 triệu đồng đối với hành vi ra đường không có lý do chính đáng.
Lực lượng giao hàng được kiểm tra lịch trình đi chuyển và thông tin giao hàng.
Tại chốt này, lực lượng chức năng liên tục kiểm tra giấy tờ của người dân và người giao hàng. Có thời điểm hàng trăm người đứng đợi để chờ kiểm tra khiến cơ quan chức năng phải tạm xả chốt, tránh ùn ứ và tập trung đông người.
Trước đó, tối 26/7, Công an TP Hồ Chí Minh cũng phối hợp với Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh ra quân tuần tra kiểm soát người ra đường sau 18 giờ nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố. Theo đó, Cảnh sát liên ngành ra quân trên Đại lộ Võ Văn Kiệt. Các lực lượng gồm cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, lực lượng quân đội đồng loạt xuất quân, tỏa ra các tuyến đường để thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát.
Video đang HOT
Từ ngày 26/7, chỉ những mặt hàng thiết yếu mới được vận chuyển trong thành phố.
Cùng ngày, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cũng vừa ban hành văn bản số 8087/SGTVT-KT về việc thực hiện tăng cường các biện pháp giảm mật độ lưu thông trên đường. Theo đó, đối với các đối tượng được phép lưu thông trong thời gian TP Hồ Chí Minh thực hiện Chỉ thị 16, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP đề nghị Thủ trưởng các đơn vị quản lý hạ tầng kỹ thuật khẩn trương chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi tham gia lưu thông trên đường phải mang thẻ ngành nơi đơn vị công tác, mặc đồng phục (nếu có), giấy phân công, lệnh điều động hoặc các giấy tờ có liên quan đến công tác để thuận lợi trong công tác nhận diện, kiểm tra và xác minh của lực lượng chức năng trên đường .
UBND TP Hồ Chí Minh cũng có văn bản khẩn về việc sau 18 giờ người dân nên hạn chế ra đường, nếu vi phạm sẽ bị xử lý hành chính.
Sở GTVT đề nghị Công an TP Hồ Chí Minh, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tăng cường công tác tuần tra, xử lý nghiêm các trường hợp lưu thông không đúng quy định. Đồng thời, tạo điều kiện cho việc hoạt động của các đơn vị công ích thực hiện công tác tuần tra, vệ sinh công cộng, duy tu các lĩnh vực giao thông đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.
Tối 26/7, các lực lượng chức năng cũng đồng loạt ra quân kiểm tra việc đi lại trên đường của người dân.
Sau khi kiểm tra, có khá nhiều người bị xử lý hành chính vì vi phạm ra khi đường sau 18 giờ.
Tài xế nhậu rồi lái xe tông chết 2 người bị xử lý như thế nào?
Với hành vi điều khiển xe mà trong hơi thở có nồng độ cồn, tông tử vong 2 người và làm 5 người bị thương, Châu Văn Ánh có thể bị xử lý hành chính lẫn hình sự.
Ngày 11/4, đại tá Nguyễn Giới, Trưởng công an huyện Đại Lộc, Quảng Nam, cho biết cơ quan điều tra đang tạm giữ hình sự Châu Văn Ánh (46 tuổi) để làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Ông Ánh là người điều khiển ôtô khi đã sử dụng rượu bia, gây tai nạn khiến 2 người tử vong, 5 bị thương.
Theo dõi sự việc, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng ông Ánh có thể bị xử lý hành chính và cả hình sự.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: N.L.
Luật sư Hùng nhận định ông Ánh đã vi phạm theo khoản 8, Điều 5, Nghị định 100 về hành vi điều khiển ôtô trên đường mà hơi thở có nồng độ cồn.
"Theo khoản 8, Điều 5, hành vi của ông Ánh là điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/l khí thở. Với mức nồng độ cồn 0,33 mg/l khí thở, người này có thể bị phạt tiền từ 16 đến 18 triệu đồng", luật sư Hùng cho hay.
Ngoài ra, với hành vi điều khiển ôtô trên đường mà hơi thở có nồng độ cồn 0,33 mg/l khí thở gây tai nạn giao thông làm chết 2 người và làm 5 người bị thương thì ông Ánh có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự.
"Căn cứ theo khoản 2, Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người này có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Nếu hậu quả nghiêm trọng hơn hình phạt tù có thể lên 7 đến 15 năm tù với hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 201%", luật sư Hùng nhận định.
Tối 9/4, ông Châu Văn Ánh điều khiển ôtô biển số 92A lưu thông trên đường ĐH3 qua xã Đại An, huyện Đại Lộc. Khi đến xã Đại An, xe do ông Ánh điều khiển tông trúng 4 xe máy và va chạm với ôtô tải chạy chiều ngược lại.
Tai nạn khiến bà Phạm Thị Bích Liên (49 tuổi) và Nguyễn Thị An (33 tuổi, cùng ở xã Đại An) tử vong. Ngoài ra, 5 người khác đi xe máy cũng bị thương, phải đi cấp cứu.
Gia đình nguyên Viện trưởng KSND tỉnh Đắk Lắk xây nhà trái phép Ngày 9/12, UBND phường Tân Lợi cho biết, gia đình ông Trần Tuấn H (SN 1991) vừa bị UBND TP Buôn Ma Thuột xử phạt 8 triệu đồng vì xây nhà trái phép. Căn nhà gỗ của gia đình ông Sơn xây dựng trái phép "Ông H, đã xây dựng nhà gỗ, móng đá hộc, tường gạch, mái lợp ngói trên đất nông...