Người dân Pakistan đổ đi tiêm vaccine COVID-19 sau cảnh báo của chính phủ
Hàng nghìn người Pakistan đã xếp hàng tại các điểm tiêm vaccine COVID-19 sau khi giới chức nước này công bố hình phạt đối với những cá nhân từ chối tiêm vaccine, bao gồm chặn SIM điện thoại, không được đến nhà hàng, trung tâm mua sắm…
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine COVID-19 tại Karachi, Pakistan. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết người dân đã xếp hàng dài hơn 1km tại một số địa điểm tiêm chủng trong tuần đầu tháng 8 này.
Chính phủ Pakistan vào cuối tháng 7 tuyên bố sẽ cấm người không có chứng chỉ tiêm vaccine đến trường học, nhà hàng, trung tâm mua sắm, phương tiện công cộng… Đây là động thái nhằm hạn chế nguy cơ lây lan của biến thể Delta và hỗ trợ giảm gánh nặng với hệ thống y tế tại quốc gia này.
Ngay sau thông báo, tỷ lệ tiêm vaccine tại Pakistan tăng mạnh khi tuần trước ghi nhận mức 1 triệu liều/ngày.
Tỉnh miền Nam Sindh còn cương quyết hơn khi cảnh báo có thể giữ lương của nhân viên chính phủ và chặn SIM điện thoại của những cá nhân từ chối tiêm vaccine COVID-19.
Video đang HOT
Nhân viên ngân hàng Abdul Rauf tại Karachi chia sẻ với Reuters: “Cá nhân tôi không sợ COVID-19. Nhưng chúng tôi có thể không được nhận lương, SIM điện thoại bị chặn, do vậy tôi đi tiêm mũi vaccine thứ hai”.
Theo Trung tâm Vận hành và Chỉ huy Quốc gia (NCOC) – đơn vị quân đội giám sát các chiến dịch liên quan đến COVID-19, mới chỉ có 6,7 triệu trong tổng số 220 triệu người dân Pakistan được tiêm đủ hai liều vaccine.
Ngày 5/8, Pakistan ghi nhận 5.661 ca mắc COVID-19 mới, mức cao nhất theo ngày trong hơn 3 tháng qua. Khoảng 70% số ca mắc mới có liên quan đến biến thể Delta.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Pakistan ghi nhận trên 1 triệu ca mắc và 23.600 trường hợp tử vong.
Ấm lòng bữa ăn miễn phí cho lao động nghèo Pakistan giữa đại dịch
Đây là một phần sáng kiến của Chính phủ Pakistan có tên "Không để ai phải ôm bụng đói đi ngủ" nhằm hỗ trợ hàng triệu người nghèo, người cần được giúp đỡ và những người thu nhập bấp bênh trên cả nước.
Thủ tướng Pakistan Imran Khan phát thức ăn miễn phí cho người lao động nghèo bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. (Nguồn: nation.com.pk)
Đại dịch COVID-19 bùng phát khiến nhiều hoạt động kinh tế gián đoạn, kéo theo tình trạng thất nghiệp gia tăng trên toàn cầu. Trong khi không ít người người lao động chính thức, có hợp đồng và chế độ đầy đủ, vẫn rơi vào cảnh lao đao thì những người lao động phi chính thức thậm chí còn phải đối mặt nguy cơ đói ăn.
Aftab Khan, 46 tuổi, bán phụ kiện điện thoại dạo gần bến xe buýt ở thành phố Rawalpindi, Pakistan, không may mắn nằm trong nhóm đứng trước nguy cơ hiện hữu này.
Suốt 10 năm bán hàng dạo tại thành phố nhỏ của Pakistan, Aftab Khan cho biết thu thập hằng ngày của mình dao động từ 1.000-1.200 rupee (hơn 300.000 đồng) nhưng phần lớn số tiền này anh gửi về nhà ở huyện Swabi, miền Tây Bắc Pakistan, nơi có 6 miệng ăn đang trông mong vào anh.
Kể cả khi dịch bệnh chưa xảy ra thì việc được ăn ngon mỗi ngày với anh cũng thật xa xỉ. Vì vậy, khi chính quyền áp dụng các biện pháp phong tỏa, hầu hết những hoạt động kinh doanh tạm ngừng, anh cũng gần như "đứt bữa" vì tiền nuôi sống gia đình thậm chí còn chưa đủ nên anh không thể nghĩ nhiều tới nhu cầu bản thân.
Trong lúc khó khăn bủa vây, Aftab Khan đã biết đến một sáng kiến hỗ trợ người lao động tự do tránh cảnh đói ăn với thực phẩm miễn phí và tươi ngon.
Khan chia sẻ trước đây, anh dành khoảng 300 rupee mỗi ngày để mua thức ăn nhưng từ khi biết đến chương trình hỗ trợ trên, anh đã được nhận những phần thực phẩm chế biến tươi ngon và miễn phí từ những chiếc xe tải rong ruổi khắp thành phố. Nhờ đó, cuối tháng Khan có thêm một khoản tiền tiết kiệm để gửi về cho gia đình.
Đây là một phần sáng kiến của Chính phủ Pakistan có tên "No one goes to sleep hungry" (Không để ai phải ôm bụng đói đi ngủ) nhằm hỗ trợ hàng triệu người nghèo , người cần được giúp đỡ và những người thu nhập bấp bênh trên cả nước.
Theo đó, những người cần giúp đỡ có thể nhận những bữa ăn miễn phí 2 lần/ngày tại nhiều địa điểm như gần các bệnh viện, các bến xe buýt và những địa điểm công cộng.
Chính phủ Pakistan dự định triển khai thí điểm sáng kiến tại thành phố Islamabad và Rawalpindi trước khi mở rộng ra các vùng khác trên cả nước. Chính phủ Pakistan hoan nghênh cả các nhà tài trợ tư nhân tham gia đóng góp để tạo cơ sở tài chính bền vững hơn cho chương trình.
Nhà kinh tế học và cựu cố vấn chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ Pakistan Talat Anwar cho rằng chương trình này sẽ tạo ra thay đổi tích cực cho người dân và phù hợp với mô hình giảm nghèo của thế giới.
Theo chuyên gia này, những cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19 gây ra những khó khăn khôn lường với những cộng đồng dễ chịu tác động, khi trực tiếp làm gia tăng tình trạng thất nghiệp trên diện rộng, đẩy giá cả leo thang, làm gián đoạn các chuỗi cung ứng, giảm kiều hối, gián đoạn giáo dục và cản trở các dịch vụ y tế.
Chính vì vậy, việc chăm sóc cho các cộng đồng này là trách nhiệm và nghĩa vụ hàng đầu của các chính phủ để tiến tới đạt mục tiêu bảo vệ xã hội tối ưu và không để ai bị bỏ lại phía sau.
Pakistan chìm trong bóng tối do sự cố mất điện hàng loạt Theo hãng tin RT (Nga), trước đêm 9/1, hệ thống lưới điện quốc gia của Pakistan đã gặp sự cố khiến gần như toàn bộ đất nước chìm vào bóng tối. Pakistan chìm trong bóng tối. Ảnh: Reuters "Tình trạng mất điện trên toàn quốc là do tần số trong hệ thống truyền tải điện đột ngột giảm xuống", Bộ trưởng Năng lượng...