Người đàn ông tử vong sau 10 phút do rắn cực độc cắn
Anh Chamaleá Hiếu (43 tuổi, nguyên bí thư xã Phước Trung, huyện Bác Ái, Ninh Thuận) bị con rắn nhỏ cắn vào má trong bàn chân phải và chết sau 10 phút. Được biết đây là con rắn chàm quạp, loại rắn cực độc ở Việt Nam, chỉ đứng sau rắn biển.
Theo thông tin từ báo Tuổi trẻ, Anh Hiếu tử vong sau khi bị rắn chàm quạp cắn. Chị Pinăng Thị Phanh, vợ nạn nhân cho biết: “Tối 21-8, vợ chồng tôi đi rẫy về. Anh Hiếu đi tắm, bị một con rắn nhỏ cắn vào má trong bàn chân phải. Anh rệu rã người, toàn thân toát mồ hôi. Con tôi chở anh đi cấp cứu nhưng anh đã chết dọc đường”.
Theo ông Dương Tử Giang, cán bộ ngành Kiểm lâm tỉnh Ninh Thuận, đây là loài rắn chàm quạp (hay còn gọi là rắn khô mộc, khô mộc xà), có tên khoa học là Trimeresurus mucosquamatus.
Con rắn cắnanh Chamaleá Hiếu – Ảnh Tuổi trẻ
Rắn chàm quạp là một trong những loại rắn cực độc và cực hiếm ở Việt Nam. Độc tố của loại rắn này chỉ sau rắn biển (đẻn biển).
Mõm rắn chàm quạp nhọn và chĩa lên phía trên. Sống mũi kéo dài từ mắt đến mõm.
Thân rắn không dày lắm, các vảy trơn nhẵn. Hoa văn trên thân gồm từ 19 đến 31 dấu hình tam giác sẫm màu trên nền nâu đỏ tía hoặc hung đỏ đậm nhạt.
Rắn chàm quạp
Rắn chàm quạp chỉ dài khoảng 50cm-100cm, tiết nọc cực độc. Loài này được tìm thấy ở Việt Nam chỉ với hai tiêu bản, nhưng gần đây lại phát hiện lại ở các tỉnh miền Trung, Đông Nam Bộ. Loài rắn này thường nằm cuộn tròn trong lá cây khô nên rất khó phát hiện.
Nọc độc của rắn chàm quạp rất độc. Nó nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của con mồi và khiến tim ngừng đập chỉ trong 1 phút.
Rắn chàm quạp cực độc, chỉ đứng sau rắn biển
Đề phòng rắn cắn
- Biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp.
- Đi ủng, dày cao cổ và quần dài, đặc biệt khi đi trong đêm tối, đội thêm mũ rộng vành nếu đi trong rừng hoặc đi ở khu vực nhiều cây cỏ.
- Càng tránh xa rắn thì càng tốt, đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người. Không bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín.
- Không sống ở gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như các đống gạch vụn, đống đổ nát, đống rác, nơi nuôi các động vật của gia đình.
- Để tránh bị rắn biển cắn, người dân không nên bắt rắn ở trong lưới hoặc dây câu.
- Dùng đèn nếu ở trong bóng tối hoặc vào ban đêm.
Theo T.A/Infonet
Loài rắn thuộc Tứ đại nọc độc Ấn Độ khổ sở nôn con mồi ra: Vì đâu nên nỗi?
Điều gì đã khiến loài rắn thuộc Tứ đại nọc độc của Ấn Độ phải khổ sở nôn con mồi ra?
Tại ngôi làng Kerala, Ấn Độ gần Công viên Động vật Hoang dã Kottiyoor, một câu chuyện khó tin đã diễn ra khi kẻ ăn thịt lại từ chối con mồi vừa nuốt được.
Một con rắn cạp nia Ấn Độ (có danh pháp khoa học Bungarus caeruleus, là một loài rắn độc thuộc chi Cạp nia trong họ Rắn hổ) đã có một hành động đầy bất ngờ khi đã nuốt đến phần đuôi của con mồi của mình là một con rắn xanh (Oxybelis fulgidus).
Rắn cạp nia nôn con mồi ra. Ảnh: Newslions
Đây là một con mồi cũng sở hữu nọc độc nhưng thuộc loại trung bình, vậy lý do gì khiến con rắn cạp nia cực độc (vốn là một trong Tứ đại nọc độc (Big Four) gây chết người nhiều nhất ở Ấn Độ) phải nôn ra khi đã gần nuốt hết.
Thì ra vấn đề nằm ở kích thước của con rắn xanh, Sujith Wayanad, một người giải cứu rắn tình nguyện cho biết nạn nhân có chiều dài tới 140 cm, trong khi con rắn cạp nia chỉ dài 100 cm. Vì thế con rắn cạp nia đã phải ợ nạn nhân ra vì biết không thể nuốt trọn.
Xem video:
Rắn cạp nia nhả con mồi vì không thể nuốt trọn. Nguồn: VALIYORAonline channel
Nguồn: VALIYORAonline channel
Theo Helino
Lạ lùng loài lươn biển như "bóng ma" đại dương, có dạ dày "đa năng" Lươn biển Gulper là một loài sinh vật biển kỳ dị, có thể dài tới 1m và đặc biệt chúng có thể phồng lên ngay lập tức và nuốt chửng con mồi lớn hơn cơ thể nó. Ảnh: fishesofaustralia. Lươn biển Gulper có tên khoa học là pelecanoides Eurypharynx. Đây có lẽ là một trong những sinh vật kỳ lạ nhất trong đại...