Người đàn ông trả lại ví có hàng chục triệu đồng
Nhặt được ví khi đi tập thể dục buổi sáng, ông Bùi Huy Hoàng đem đến công an nhờ trả lại cho người đánh mất. Trong ví có hơn 10 triệu đồng, sổ tiết kiệm cùng nhiều giấy tờ quan trọng.
Sáng 29/11, đang đi tập thể dục trên đường Lý Thường Kiệt (Hà Nội), khi chuẩn bị sang đường thì ông Bùi Huy Hoàng (Ấu Triệu, Hoàn Kiếm) nhìn thấy một vật màu sẫm. Cúi xuống nhặt, ông mới biết đó là chiếc ví, liền mang đến trạm gác của một công an nhờ trả cho người mất.
“Khi cả hai cùng mở ra, thấy bằng lái xe ôtô, sổ tiết kiệm cùng các giấy tờ ghi chủ nhân ở Hải Dương, tôi bảo anh công an nhận để người mất đến hỏi thì trả, nhưng anh bảo phải báo lên công an phường. Tôi đi bộ đến chỗ công an điều tra thì được các anh ấy đưa sang phường Trần Hưng Đạo làm thủ tục trình báo”, ông Hoàng kể lại.
Ông chia sẻ, ngay khi nhặt được ví, biết bên trong có giấy tờ, ông đã nghĩ phải tìm cách trả lại cho người mất bởi nếu làm lại rất mất thời gian. Còn tiền bạc, ai cũng phải rất gian khổ mới làm ra được.
Ông Bùi Huy Hoàng đem đến công an nhờ trả lại ví tiền cho người đánh mất. Ảnh:Hoàng Thùy.
Đại diện công an phường Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm) cho biết, chiếc ví ông Hoàng nhặt được có 9,7 triệu đồng tiền mặt, một số đôla Mỹ, một sổ tiết kiệm và nhiều loại giấy tờ như bằng lái xe ôtô, chứng minh thư nhân dân. Do ví không có số liên lạc của người mất nên công an đã liên hệ với ngân hàng nhờ tìm giúp từ thông tin trên sổ tiết kiệm, từ đó gọi về báo thông tin cho gia đình.
“Sáng nay người mất đã đến nhận lại đồ làm rơi và cảm ơn tôi. Họ kể là sáng qua đi đón dâu từ Hải Dương đến Lê Duẩn, qua Lý Thường Kiệt thì xuống xe và bị rơi. Bản thân không biết là bị mất ở đâu, đang rất buồn phiền thì được tin báo lên nhận lại ở công an Hà Nội”, ông Hoàng cho hay.
Video đang HOT
Từng làm việc ở đội tự quản của phường Hàng Trống, ông Hoàng nhiều lần cùng công an bắt tội phạm, nghiện hút, trộm cắp, cờ bạc. Từ tháng 6 năm ngoái, ông bị tai biến mạch máu não nên nghỉ làm để điều trị. Hiện ông đi bộ hàng ngày để hồi phục và phụ giúp vợ kinh doanh gạo.
Nhận xét về việc làm của ông Hoàng, đại diện công an phường Trần Hưng Đạo cho rằng, hành động của ông rất đáng ghi nhận khi cả nước đang hướng tới việc xây dựng nếp sống văn minh. “Những người mang đồ nhặt được đến công an nhờ tìm người đánh mất là rất hiếm, cũng đã rất lâu rồi phường mới tiếp nhận”, vị công an phường nói.
Theo VNE
Cán bộ chính sách xã ăn chặn tiền an dưỡng của dân
Từ năm 2008 đến nay, với thủ đoạn giả chữ ký, ký khống hồ sơ, cán bộ chính sách xã Kỳ Giang (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã biển thủ hàng chục triệu đồng tiền an dưỡng dành cho các đối tượng chính sách trên địa bàn.
Mạo chữ ký ăn chặn hàng chục triệu đồng
Thực hiện đẩy mạnh công tác đãi ngộ, chăm sóc người có công với cách mạng, từ năm 2008 đến nay, Đảng, nhà nước đã triển khai nhiều chính sách đãi ngộ, chăm sóc đối với các đối tượng là mẹ VNAH, thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ... Các chính sách này được quy định rất rõ ràng tại Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 12/4/2007 về hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng, sau đó đã được liên Bộ: Lao động - Thương Binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Y tế sửa đổi bằng Thông tư liên tịch số 25/2010/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 11/9/2010.
Theo nội dung thông tư nêu trên, các đối tượng chính sách sẽ được phân thành hai nhóm: nhóm điều dưỡng mỗi năm một lần và nhóm điều dưỡng luân phiên 5 năm một lần căn cứ từ thực tế (ý nguyện, tình hình sức khỏe của đối tượng được hưởng) cán bộ thực thi chính sách sẽ quyết định đưa đối tượng đi cơ sở an dưỡng với chi phí được quy định là 1.500.000 đồng/người/lần, hay tự an dưỡng ở nhà chi phí 800.000 đồng/người/lần.
Thế nhưng trong suốt 4 năm, từ 2008 đến nay, hàng chục đối tượng trong diện được hưởng chính sách đãi ngộ trên ở xã Kỳ Giang vẫn chưa một lần được hưởng chế độ. Nhiều người đã trực tiếp lên xã hỏi nhưng lần nào cán bộ chính sách xã Kỳ Giang cũng né tránh trả lời. Bất bình, ngày 24/7/2012, một số người dân nằm trong diện được hưởng chế độ trên tại xóm Tân Đình đã tìm đến Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Anh để hỏi rõ thực hư. Tại đây, cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết huyện đã hoàn thành chi trả tiền an dưỡng cho người dân. Kiểm tra hồ sơ cho thấy phần chế độ của người dân đã bị ông Phan Văn Sơn, cán bộ chính sách xã Kỳ Giang ký mạo danh và ăn chặn hết.
Phần gạch xanh là một trong số những hộ bị cán bộ chính sách xã Kỳ Giang giả mạo chữ ký ăn chặn tiền an dưỡng.
Thông tin trên lan nhanh, một ngày sau, những người thuộc diện được hưởng chế độ đãi ngộ tại xã Kỳ Giang đã kéo đến UBND xã yêu cầu làm rõ. Từ đây chuyện cán bộ chính sách xã ăn chặn tiền của các đối tượng chính sách nhanh chóng được phơi bày. Tổng cộng trong suốt 4 năm, từ 2008 - 2012, có đến hơn 40 trường hợp là thương binh, thân nhân liệt sỹ... bị cán bộ chính sách xã Kỳ Giang giả mạo ký khống, ăn chặn tiền an dưỡng, với tổng số tiền hơn 30 triệu đồng.
Bà Hoàng Thị An, thương binh hạng 4/4, trú tại xóm Tân Đình, bị ăn chặn 700.000 đồng tiền điều dưỡng tại nhà năm 2010, bất bình: "Tui đã nhiều lần lên xã hỏi rất cặn kẽ, lúc nào xã cũng ấm ứ, bảo chưa đến lượt, nhưng không ngờ là họ lừa dối tui. Còn mỗi đồng tiền Đảng, nhà nước dành cho những người đã đổ xương máu phục vụ cách mạng mà họ cũng ăn chặn".
Bà Hoàng Thị An, bà Nguyễn Thị Sinh, hai trong số những đối tượng chính sách bị cán bộ chính sách xã ăn chặn tiền an dưỡng
Bà Nguyễn Thị Sinh, cùng xóm với bà An, cũng bị cán bộ chính sách xã Kỳ Giang ăn chặn 700.000 đồng, đưa bảng danh sách nhận tiền điều dưỡng năm 2010 có chữ ký khống của bà, bực tức nói: "Người dân cúng tôi còn nghèo, nhưng nếu họ nói thiếu tiền xin mượn tạm, chúng tôi sẵn lòng. Đằng này, họ đã không nói một lời còn lừa trên, dối dưới, ký khống để ăn chặn tiền của chúng tôi".
Nửa đêm ôm tiền đi xin... thông cảm!
Sau khi sự việc trên vỡ lở, từ đêm 26/7/2012, ông Phan Văn Sơn đã âm thầm đi xe máy đến từng nhà đối tượng chính sách xin trả lại tiền. Ông Sơn viện dẫn hàng loạt lý do như thất lạc hồ sơ, tiền ở trên chuyển về chậm... mong được người dân... thông cảm.
Ông Nguyễn Trung Thành, thương binh hạng 4/4, thẳng thắn bày tỏ: "Nếu người dân chúng tôi không đấu tranh, tìm hiểu thì sai phạm này họ sẽ ém nhẹm, lấp liếm rồi. Tội chi thì người dân chúng tôi còn du di, châm chước, còn tội ăn chặn tiền xương máu này chúng tôi đề nghị cấp trên phải làm cho ra nhẽ, phải xử cho nghiêm".
Người dân xã Kỳ Giang bức xúc, yêu cầu làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm cán bộ sai phạm
Cũng theo ông Thành, vì bất bình mà tính đến thời điểm này vẫn có một số người dân kiên quyết không nhận lại tiền từ tay ông Sơn để chờ cơ quan chức năng làm rõ mọi việc. "Sự việc này có trách nhiệm của UBND xã, vì theo bảng danh sách nhận tiền điều dưỡng mà chúng tôi nắm được, ngoài chữ ký của cán bộ chi trả còn có cả chữ ký xác nhận của chủ tịch UBND xã. Điều chúng tôi muốn được rõ là việc ăn chặn này có hay không sự tiếp tay của Chủ tịch UBND xã?".
Chiều 27/9, trao đổi với Dân trí, một cán bộ của UBND xã Kỳ Giang cho biết, gần hai tháng nay, sau khi sự việc vở lỡ, xã đã thành lập một đoàn thanh tra tiến hành thanh tra toàn diện vụ việc. Kết quả thanh tra chưa được công bố bằng văn bản, nhưng sai phạm của ông Phan Văn Sơn, cán bộ chính sách xã trong việc ăn chặn tiền của đối tượng chính sách là có thực, số tiền sai phạm đã xác định được hơn 30 triệu đồng.
Vị cán bộ này cho biết, ông Phan Văn Sơn đã bị tạm đình chỉ công tác để dành thời gian khắc phục, hoàn trả lại tiền cho người dân theo yêu cầu của cấp trên. "Anh Sơn mới chỉ bị xã đình chỉ công tác, còn việc xử lý kỷ luật như thể nào thuộc thẩm quyền của UBND huyện vì anh Sơn là công chức, thuộc diện quản lý của UBND huyện"- vị cán bộ này nói.
Hỏi trách nhiệm của UBND xã về vụ việc này, vị cán bộ này từ chối trả lời.
Theo Dantri
Rắc rối từ CMND mới Chứng minh nhân dân (CMND) là giấy tờ quan trọng liên quan đến hàng loạt giao dịch của người dân. Việc đổi giấy mới có 12 số thay cho 9 số liệu có ảnh hưởng đến những giao dịch trước đây? CMND cũ và mới có điểm khác nhau là 9 số và 12 số nhưng đều có giá trị như nhau, tồn...