Người đàn ông thổi lên nồng độ cồn sau khi ăn một chiếc bánh
Ông Nick Carson cảm thấy say chuếnh choáng dù không uống rượu bia mà chỉ ăn một chiếc bánh. Cơ thể của ông có khả năng chuyển hóa các món ăn chứa tinh bột, đường thành cồn.
Nick Carson, sống ở Lowestoft, Suffolk (Anh), cho biết chỉ cần ăn một miếng bánh, ông cũng có thể bị say. Ông được chẩn đoán mắc hội chứng tự sinh rượu (ABS). Bởi vậy, ông luôn phải mang theo máy đo nồng độ cồn qua hơi thở bên mình vì không biết lúc nào các triệu chứng bệnh sẽ kích hoạt.
Một miếng bánh cũng làm tăng nồng độ cồn trong cơ thể ông Nick Carson. Ảnh: Mercury
Người đàn ông 62 tuổi cho biết: “Một chút đường hoặc tinh bột cũng có thể nhanh chóng khiến tôi say. Tôi cố gắng tuân thủ chế độ ăn kiêng nhưng điều đó thật khó vì nhiều loại thực phẩm chứa carbs. Có lần tôi thử ăn một lượng nhỏ khoai tây chiên ít béo và say đến mức phải nằm trong phòng khách, nôn mửa, trước khi bất tỉnh 45 phút”.
Đôi lúc ông Carson đi vòng quanh giống như mộng du mà không biết mình đang làm gì: “Tôi có thể từ trạng thái tỉnh táo chuyển sang vượt quá nồng độ cồn cho phép chỉ trong vài phút, điều này khá đáng sợ”.
Người chủ doanh nghiệp được cho đã mắc phải căn bệnh tự sinh rượu (ABS) sau khi tiếp xúc với hóa chất mạnh tại nơi làm việc cách đây 20 năm. Năm 2003, ông Carson lần đầu tiên nhận thấy các triệu chứng của ABS. Sau khi đổ một lớp dung môi mạnh xuống sàn tại chỗ làm, ông về nhà với cảm giác ốm nặng trước khi bất tỉnh. Các triệu chứng ngày càng trở nên tồi tệ nhưng ông không biết lý do.
Video đang HOT
Người đàn ông Anh luôn phải mang theo máy đo nồng độ cồn trong hơi thở. Ảnh: Mercury
Theo The Sun, mọi chuyện trở nên sáng tỏ sau khi Carson và vợ xem một tập phim truyền hình Doc Martin nói về hội chứng ABS. Họ bắt đầu tìm hiểu về căn bệnh này khi người mắc có thể chuyển hóa thức ăn chứa đường và tinh bột thành rượu.
Bác sĩ cho biết yếu tố kích hoạt hội chứng ABS thường liên quan tới kháng sinh nhưng cũng có thể do nguyên nhân khác. Trước đây, ông Carson không thích ăn đồ ngọt nhưng giờ ông rất thèm bánh xốp.
Ông cố gắng hết sức để tránh các tác nhân gây ra triệu chứng bệnh, nhưng ngay cả một miếng thức ăn nhỏ nhất cũng có thể gây khó khăn. Điều đó đồng nghĩa, ông luôn phải mang theo máy đo nồng độ hơi thở để kiểm tra xem mình có say không.
“Đôi khi mọi người coi tình trạng của tôi như một trò đùa và nói rằng tôi không cần tốn tiền mua rượu nhưng thực ra mọi chuyện rất kinh khủng, giống như nhảy trên một bãi mìn. Tôi có một máy đo nồng độ cồn mà tôi sử dụng hàng giờ”, ông Carson tâm sự.
Nhưng ông Carson không để tình trạng trên khiến mình suy sụp và cố gắng kiểm soát mọi chuyện nhờ sự hỗ trợ của vợ là một bác sĩ. Ông cũng chia sẻ câu chuyện cá nhân để nâng cao hiểu biết của mọi người về ABS.
“Tôi cố gắng nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong hệ tiêu hóa qua thông qua những gì tôi ăn. Tôi đang áp dụng chế độ Keto với nhiều rau và protein, tôi cảm thấy tốt hơn nhiều. Bây giờ tôi đã biết nhiều hơn về tình trạng bệnh nên việc kiểm soát trở nên dễ dàng hơn một chút”, ông chia sẻ.
Cùng uống 2 lon bia, tại sao có người 4 tiếng nồng độ cồn về 0, người vẫn còn?
Cùng uống 2 lon bia nhưng 4 tiếng sau có người không phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở, người vẫn còn.
Vì sao lại có tình trạng này?
Tôi và bạn cùng uống 2 lon bia có nồng độ cồn 5%, thể tích 330ml. Tuy nhiên, 4 tiếng sau, khi thổi nồng độ cồn, bạn tôi không phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở, trong khi tôi lại còn ở mức 65,5 mg/100 ml máu, tương đương 0,312 mg/ lít khí thở. Có phải vì bạn tôi thể trạng tốt hơn (nặng 90kg) và tửu lượng tốt hơn tôi (bạn tôi rất hiếm khi say dù uống nhiều) nên đào thải cồn nhanh hơn? (Minh Hoàng, Hà Nội).
Bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), tư vấn:
Về cơ bản, cồn trong rượu bia hay thuốc đều tính mg trên cân nặng, bản chất là đều chuyển hóa qua gan khi đi vào cơ thể. Nhưng cân nặng không phải là yếu tố quyết định việc đào thải, chỉ là một phần. Không có chuyện người nặng 90kg thì khả năng đào thải cồn nhanh hơn, tốt hơn người gầy hơn.
Việc uống rượu bia và giải phóng nồng độ cồn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, vào men chuyển hóa/phân hủy cồn của cơ thể từng người và mức độ đào thải của gan. Đó là lý do có người uống ít thôi cũng say nhưng có người uống nhiều nhưng không say.
Mỗi một bộ máy trong cơ thể của mỗi người là khác nhau. Cân nặng và tửu lượng không quyết định việc đào thải nồng độ cồn hay tốc độ chuyển hóa này. Việc một người dễ say hay không dễ say, có say hay không say cũng không liên quan đến khả năng đào thải cồn khỏi cơ thể.
Hai lon bia tương đương với 3 đơn vị cồn, thông thường sẽ mất khoảng 3 tiếng để thải trừ cồn. Sau khi thải trừ, cơ thể cần 2-3 tiếng để cồn trong hơi thở được phát tán hết. Như vậy, thông thường, cơ thể mất từ 5-6 tiếng để đưa nồng độ cồn về 0 sau khi uống 2 lon bia.
Tuy nhiên, tốc độ đào thải nhanh hay chậm của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào men chuyển hóa, vì thế cùng lượng bia, thời gian sau uống, có người 4 tiếng đã đưa nồng độ cồn về 0 sau khi uống 2 lon bia, nhưng có người vẫn còn nồng độ cồn trong cơ thể.
Theo luật, tại Việt Nam, người điều khiển ôtô, xe máy, mô tô không được phép có cồn trong máu khi đang lưu thông.
Ngủ sau khi uống rượu có giảm nồng độ cồn không? Nồng độ cồn sẽ giảm dần theo thời gian; các yếu tố như ngủ, uống nước không có tác dụng. Khi rượu đã vào máu, cơ thể cần có thời gian để chuyển hóa rượu và quá trình này diễn ra với tốc độ tương đối ổn định. Gan là cơ quan chính chịu trách nhiệm giải độc rượu. Tế bào gan sản...