Người đàn ông “tái sinh” thành công loài bướm tưởng như đã tuyệt chủng
Tim Wong đã nuôi dưỡng và phát triển thành công loài bướm hiếm. Anh đã làm được điều kỳ diệu.
Với đôi cánh màu ánh kim, Swevtail Pipevine thực sự xứng đáng trở thành một trong những loài bướm đẹp nhất. Các nhà sưu tập đã coi nó là loài bướm quý hiếm chỉ có thể tìm thấy ở Bắc California.
Loài bướm Swevtail Pipevine phát triển mạnh ở khu vực vịnh San Francisco nhưng dần biến mất vào đầu những năm 1900 vì quá trình đô thị hóa liên tục ở nơi đây.
Nhận thấy sự nguy cấp, một nhà Thủy sinh vật học, Tim Wong, ở Học viện Khoa học, California, đã quyết định thực hiện sứ mệnh “tăng dân số” cho chủng loài này.
Nhà sinh vật học Tim Wong đã thành công tái sinh loài bướm Swevtail Pipevine.
Để thực hiện được dự án của mình, đầu tiên Wong đã phải xây dựng một khu vườn bách thảo “tí hon” ngay trong sân nhà để những con bướm có môi trường sinh sống. Bên cạnh đó, anh còn xây dựng một hàng rào để bảo về loài bướm khỏi động vật ăn thịt, điều này làm tăng tỷ lệ giao phối của loài bướm, đồng thời Wong còn có thể quan sát và hiểu rõ hơn về về tập tính của chúng.
Sau 6 tuần nghiên cứu, Wong đã thành công phát triển loài bướm với số lượng cá thể vượt qua tưởng tượng. Có thể nói, Tim Wong là người đầu tiên thành công trong việc “tái sinh” và nhân rộng cá thể quanh khu vực San Francisco. Tim Wong cho rằng, điểm mấu chốt dẫn đến thành công của mình chính là môi trường an toàn và thân thiện mà anh tạo ra, nơi mà không chứa thuốc diệt cỏ hay thuốc trừ sâu.
Han
Theo nguoiduatin.vn/Elite Reader
Xem hổ vằn thua nhục nhã trong màn đấu vật với nai
Mất đi sự nhanh nhạy khi đi săn liên tục để nuôi 4 đứa con nhỏ, hổ vằn cái không thể khống chế con mồi của mình.
Cảnh tượng kịch tích và ngoạn mục khi một con hổ vằn cái săn nai thất bại được nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Sudhir Shivaram ghi lại được tại khu bảo tồn hổ hoang dã Bandhavgarh Tiger Reserve ở Madhya Pardesh, Ấn Độ.
Theo nhiếp ảnh gia Sudhir Shivaram, con hổ cái này đang một mình nuôi bốn đứa con nhỏ. Do lượng thịt mà đàn con cần có ngày một tăng, hổ mẹ phải đi săn liên tục để nuôi chúng.
Khi Sudhir và đoàn du khách băng qua một con đường nhỏ trong khu bảo tồn, họ được chứng kiến cảnh tượng đặc sắc khi hổ vằn đuổi giết một con nai Sambar.
Như mọi lần, hổ cái sử dụng sức mạnh kinh người và những cú ra đòn chớp nhoáng để hạ gục đối thủ một cách nhanh nhất.
Nó chồm lên người con nai Sambar, cố gắng vật ngã con mồi xuống đất để dễ bề khống chế. (Nguồn Dailymail)
Tuy vậy, có lẽ do đi săn liên tục trong thời gian dài, hổ cái không thể duy trì được phong độ săn mồi đỉnh cao, nó vật vã trong nhiều phút mà không thể quật ngã con nai Sambar như mọi lần.
Thậm chí, ngay cả khi đã cắn được vào cổ họng của con mồi, hổ vằn vẫn không thể tung ra cú đớp tử thần, chấm dứt sinh mạng của nai Sambar một cách chóng vánh.
Về phần con nai Sambar, nhiếp ảnh gia Sudhir Shivaram đánh giá đây thực sự là một chiến binh quả cảm trong vương quốc động vật.
Cực hiếm có động vật ăn cỏ hiền lành nào khi rơi vào nanh vuốt của những con hổ, loài động vật được mệnh danh là chúa tể rừng già, lại có thể bình tĩnh chiến đấu ngoan cường như nai Sambar.
Bị cắn vào cổ, tai, bị tát vào mặt, vào đầu và khắp cơ thể đầy những vết vuốt hổ cào nhưng con nai Sambar vẫn chiến đấu không biết mệt mỏi.
Dường như nó hiểu rằng chỉ cần buông xuôi, chỉ cần dừng phản kháng, chắc chắn nó sẽ chết, còn chiến đấu, còn vùng vẫy là còn hy vọng.
Toàn bộ cuộc chiến kéo dài khoảng 20 phút, một khoảng thời gian cân sức, cân não thực sự đối với cả hổ vằn và nai Sambar.
Sau cùng, với sự dũng cảm kinh người và sự khao khát được sống mãnh liệt, nai Sambar đã có được sự ủng hộ của thần may mắn, trong một tích tắc hổ văn sơ suất, nai Sambar vùng thoát khỏi sự khống chế của hổ vằn.
Nó chạy thoát vào trong rừng với chiến tích khó tin, còn sống khi đối đấu với mãnh thú ăn thịt đứng đầu họ Mèo lớn.
Nhiếp ảnh gia Sudhir Shivaram chia sẻ thêm, trong suốt cuộc chiến, nai Sambar đã chiến đấu không ngừng nghỉ, dành toàn bộ thời gian và sức lực để tìm cách thoát thân, mặc cho con hổ cái cố gắng nhiều lần quật ngã nó.
Sau màn săn mồi thất bại, có lẽ hổ cái sẽ nghỉ ngơi thực sự để lấy lại sức khỏe, tốc độ và tinh thần cho lần đi săn sắp tới, đảm bảo tỉ lệ thành công cao.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Lén trèo tường ăn cắp xoài, voi khổng lồ bị "bắt" tại trận Có lẽ con voi khổng lồ tưởng rằng mình đã nhẹ nhàng hết mức có thể. Thậm chí nó còn không nhận ra rằng mọi hành động đã bị quay chụp lại, rất thản nhiên thực hiện toàn bộ quá trình trộm cắp của mình. Khi một tên trộm muốn đánh cắp thứ gì đó, hắn sẽ cố gắng che giấu bản thân,...