Người đàn ông suýt chết vì suy đa tạng, viêm phổi, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân là chiếc điều hòa trong xe hơi 2 tháng không sử dụng
Anh Lưu, 42 tuổi, sống ở thành phố Ninh Hương (Hồ Nam, Trung Quốc) sau khi lái xe về quê ngoại chơi vào khoảng giữa tháng 5/2021 thì phải nhập viện trong tình trạng suy đa chức năng vô cùng nguy kịch.
Thời tiết giao mùa xuân – hè thất thường, độ ẩm cao, mưa nhiều nên anh Lưu đã không dùng đến chiếc ô tô của gia đình trong 2 tháng. Đến giữa tháng 5 vừa qua, nhân ngày trời quang mây tạnh, thời tiết dễ chịu, anh tự lái xe về quê ngoại chơi, cũng là để kiểm tra hệ thống điều hòa và động cơ xe sau thời gian dài ô tô “bất động”.
Không ngờ, 2 ngày sau, anh Lưu đột nhiên thấy đau cơ, đau đầu, ớn lạnh, đau ngực và ho. Tưởng mình bị cảm lạnh do thời tiết, anh mua thuốc cảm về uống nhưng không có tác dụng, lại xuất hiện thêm các triệu chứng sốt cao và khó thở, anh lập tức đến bệnh viện gần nhất. Tại đây, anh được chẩn đoán bị suy đa chức năng gồm phổi, gan, thận và tình trạng rất nguy kịch, cần chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Ngày 16/5, anh Lưu được đưa đến Khoa Cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) trong tình trạng sốt trên 40 độ C. Kết quả kiểm tra CT phát hiện tràn dịch 2 bên ngực, viêm phổi cấp, xét nghiệm máu cho thấy xuất hiện tình trạng giảm oxy máu nghiêm trọng, suy hô hấp, buộc phải thở máy, lập tức chuyển đến phòng cấp cứu đặc biệt (EICU).
Tại đây, các hội chẩn đa khoa chuyên sâu hơn cho thấy chức năng gan, thận, men tim và các chỉ số chức năng đông máu của anh Lưu đều ở tình trạng báo động. Xét nghiệm chỉ ra anh Lưu bị nhiễm vi khuẩn Legionella pneumophila, gây ra tình trạng suy đa tạng cấp tính dẫn đến viêm phổi và suy hô hấp.
Bác sĩ Zhang Xingwen, Trưởng phòng Cấp cứu đặc biệt đã tiến hành thực hiện liệu pháp lọc máu, hỗ trợ chức năng thận liên tục tại giường để loại bỏ các yếu tố gây viêm, đồng thời cho thở máy 24/7 để duy trì mạng sống cho bệnh nhân. Những tưởng sức khỏe của anh đã khả quan hơn thì ngày 26/5, anh Lưu bất ngờ bị viêm cơ tim và suy tim, may mắn là đã được kiểm soát kịp thời.
Video đang HOT
Sau nửa tháng được chăm sóc tích cực, tình trạng của anh Lưu cuối cùng đã ổn định. Ngày 1/6, anh được chuyển đến khoa tổng hợp và xuất viện sau đó 2 ngày.
Nguy cơ từ chiếc điều hòa lâu không dùng
Bác sĩ Zhang Xingwen cho biết nguyên nhân mắc bệnh của anh Lưu là do nhiễm khuẩn Legionella pneumophila khi sử dụng điều hòa trên xe hơi (do xe để lâu ngày, bị nấm mốc). Ông cũng nhấn mạnh rằng mầm bệnh này rất dễ lây lan trong nước ấm và nơi ẩm thấp, do đó, vòi hoa sen, hồ nước, đài phun nước và thiết bị điều hòa không khí dễ dàng trở thành “điểm nóng” cho sự sinh sôi của loại vi khuẩn này.
Tổn thương phổi do Legionella pneumophila gây ra.
Bệnh viêm phổi do Legionella pneumophila tiến triển rất nhanh, mức độ cực kỳ nguy hiểm nên hãy đi khám kịp thời nếu có các triệu chứng nhiễm trùng phổi như sốt cao, nôn, khó thở, rối loạn ý thức, buồn ngủ, tiêu chảy, đau bụng… sau khi sử dụng máy điều hòa không khí đã không được sử dụng trong một thời gian dài hoặc tiếp xúc với nguồn nước có khả năng bị ô nhiễm.
Để ngăn ngừa nhiễm Legionella pneumophila, bác sĩ Zhang Xingwen đưa ra lời khuyên nên làm sạch điều hòa không khí sau thời gian dài không sử dụng. Tương tự, máy nước nóng và vòi hoa sen lâu ngày không sử dụng nên xả hết nước còn sót lại để tránh tích tụ vi khuẩn. Ngoài ra, nên tăng cường tập thể dục thể thao để nâng cao khả năng miễn dịch và tránh xa thuốc lá.
Nguồn và ảnh: QQ, Healthline, Sohu
Virus lây lan thế nào khi người mắc Covid-19 không có triệu chứng?
Thông thường, SARS-CoV-2 chủ yếu lây truyền từ những người mắc Covid-19 đã có triệu chứng. Vậy những người người mắc bệnh không xuất hiện triệu chứng có thể làm lây lan virus hay không? Và mức độ nguy hiểm của sự lây lan này như thế nào?
Ánh Dương - Hà Nội
Ảnh minh họa
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC):
Thông thường, triệu chứng phổ biến của người mắc Covid-19 là sốt, ớn lạnh, ho, hụt hơi, khó thở, mệt mỏi, đau cơ... Tuy nhiên, không phải ai nhiễm bệnh cũng xuất hiện triệu chứng.
Một điểm chung là người nhiễm bệnh có thể lây truyền virus cả khi họ có hay không xuất hiện triệu chứng.
Người mắc Covid-19 không xuất hiện triệu chứng nghĩa là họ có mầm bệnh trong cơ thể nhưng vẫn khỏe mạnh hoặc đã bị nhiễm virus, nhưng không có dấu hiệu nào. Mặc dù không bị ảnh hưởng bởi chính mầm bệnh, người này vẫn có thể lây lan virus cho người khác.
Đặc biệt, những người mang mầm bệnh không triệu chứng có nguy cơ làm lây lan dịch nhanh hơn vì họ và những người xung quanh không biết mình đã nhiễm virus.
Điều nguy hiểm nhất là mầm bệnh rất dễ lây lan ra xung quanh, lây cho những người giao tiếp, đặc biệt là tiếp xúc gần người mắc. Do đó, chúng ta cần xác định người mắc Covid-19 bằng cách xét nghiệm.
WHO khuyến cáo các biện pháp nhằm ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 từ người sang người:
- Hạn chế tiếp xúc gần giữa người nhiễm bệnh và những người khác. Đảm bảo khoảng cách tiếp xúc ít nhất 1 m với mọi người.
Tại các vùng dịch bệnh Covid-19 đang lưu hành và không thể đảm bảo áp dụng biện pháp này, mọi người cần đeo khẩu trang.
- Nhanh chóng xác định những người mắc bệnh để cách ly và chăm sóc. Đồng thời, mọi đối tượng tiếp xúc với người này phải được cách ly tại các cơ sở phù hợp.
- Rửa sạch tay và luôn che miệng bằng khăn giấy hoặc mặt trong khuỷu tay khi ho khạc hay hắt hơi.
- Tránh nơi đông người, những địa điểm tiếp xúc gần, không gian kín và không thông thoáng khí.
- Đảm bảo thông thoáng không khí ở môi trường trong nhà, gồm nhà ở và văn phòng làm việc.
- Hãy ở nhà nếu bạn cảm thấy không khỏe, cần liên lạc với cơ sở y tế càng sớm càng tốt để xác định xem bạn có cần chăm sóc y tế không.
Sốt vài ngày không khỏi, đi khám ra ung thư hiểm ác Sau nhiều lần thấy người sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, anh T đi khám mới biết mình mắc căn bệnh máu trắng. Dấu hiệu nhầm lẫn sốt thông thường Anh Nguyễn Minh T. (35 tuổi, ở Thái Bình) bị ung thư máu, đã được điều trị 1 năm. Anh T. tâm sự đúng bằng giờ năm ngoái, anh vẫn đi làm bình thường...