Người đàn ông suy thận vì ăn hải sản, chuyên gia chỉ ra thói quen nấu nướng nguy hiểm
Sau hai ngày ở nhà, sức khỏe ông Vương trở nên yếu hơn. Khi gần rơi vào tình trạng hôn mê, ông mới bấm gọi cấp cứu, khi tới nơi họ phát hiện ông Vương bị suy thận cấp, kèm theo nhiều lần ngừng tim.
Vào ngày 21 tháng 8 vừa qua, ông Vương, 65 tuổi (Trung Quốc) bất ngờ cảm thấy bụng và lưng rất khó chịu, sau đó triệu chứng phát triển thành nôn mửa và tiêu chảy. Ban đầu, ông Vương nghĩ rằng mình đau dạ dày nên đã tự uống một số loại thuốc chống tiêu chảy và thuốc chống viêm. Nhưng đến ngày hôm sau, ông Vương bắt đầu bị sốt cao, đau bụng, đau lưng dữ dội, thậm chí có máu trong phân.
Ông Vương bị đau bụng, đau lưng dữ dội
Sau hai ngày ở nhà, sức khỏe ông Vương trở nên yếu hơn. Khi gần rơi vào tình trạng hôn mê, ông mới bấm gọi cấp cứu. Đội ngũ y tế đã đến ngay sau đó và sơ cứu kịp thời, họ phát hiện ông Vương bị suy thận cấp, kèm theo nhiều lần ngừng tim.
Nhận thấy tình hình của bệnh nhân rất nguy hiểm, các bác sĩ đã đưa ông vào phòng cấp cứu. Sau vài giờ tích cực giải cứu, bệnh nhân tạm thời vượt qua được cơn nguy hiểm. Khi tỉnh lại được bác sĩ đã hỏi han về chế độ ăn uống và sinh hoạt, ông Vương tiết lộ rằng vào đêm đầu tiên bị đau bụng, ông đã ăn món mực xào được cất trong tủ lạnh từ ngày hôm trước. Được biết, ông Vương đã sống một mình trong nhiều năm, thường tự mình nấu nướng mỗi ngày và món yêu thích nhất của ông là hải sản.
Ông Vương không ngờ món ăn yêu thích lại là nguyên nhân khiến mình bị suy thận.
Qua chia sẻ của ông Vương, bác sĩ kết luận lý do đẩy ông Vương đến bờ vực tử vong là nấu nướng hải sản sai cách.
Tại sao ăn một món ăn lại gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy? Sau nhiều thử nghiệm nuôi cấy vi khuẩn, vi sinh vật, bác sĩ phát hiện ra rằng thủ phạm gây ra suy thận cấp của ông Vương thực sự là vi khuẩn E. coli phổ biến trong nhiều thực phẩm, đặc biệt là hải sản.
Nhiều người cho rằng hải sản không cần nấu quá kỹ, chỉ cần vừa chín tới để đảm bảo chất dinh dưỡng và hương vị nhưng điều này là sai hoàn toàn, đặc biệt là hải sản từng được cất trong tủ lạnh. Nếu nấu nướng hải sản không chín kỹ, vi khuẩn E.coli sẽ không bị tiêu diệt, sẽ tạo ra độc tố Shiga, gây sốt, tiêu chảy, buồn nôn, nôn và sốc sau khi vào cơ thể. Trong trường hợp nghiêm trọng, suy thận cấp xảy ra và dẫn đến tử vong.
Không chỉ sai lầm khi nấu hải sản như ông Vương mới gây hại sức khỏe, dưới đây là những thói quen trong khi nấu ăn nhiều người mắc làm tăng nguy cơ mắc ung thư:
1. Để dầu ăn trên chảo nóng già, bốc khói
Video đang HOT
Nhiều người thường quan niệm khi rán hay xào nên cho dầu ăn trên chảo nóng già, thậm chí bốc khói mới bắt đầu cho thực phẩm vào để hương vị thơm ngon hơn. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm vì khi dầu ăn bốc khói chính là lúc các thành phần bị biến đổi, nếu tiếp tục xào nấu sẽ sản sinh ra các chất gây ung thư, có hại cho cơ thể.
2. Đậy nắp lại khi nấu món xào
Khi chế biến các món xào nhiều bà nội trợ thường hay đậy kín vung nồi để cho thực phẩm nhanh chính và mềm hơn. Nhưng đây lại là thói quen được cần phải bỏ gấp vì không chỉ khiến đồ ăn mất đi chất dinh dưỡng mà còn gây hại cho sức khỏe cả gia đình.
3. Không lựa chọn dầu ăn phù hợp
Bạn nghĩ rằng tất cả dầu ăn trên thị trường đều giống nhau? Điều này là sai hoàn toàn, các thương hiệu kém uy tín hoặc dầu ăn tự làm được bán giá rẻ thường khả năng cao được tạo ra từ nguyên liệu bẩn, mốc không đảm bảo. Chúng chứa rất nhiều aflatoxin là chất gây ung thư số 1 cho cơ thể.
4. Rửa thịt dưới vòi nước
Cách tốt nhất để diệt sạch vi khuẩn trên thịt đó chính là nấu thật kỹ, sao cho nhiệt độ trong thịt gà phải đạt 74 độ C (đo bằng nhiệt kế thực phẩm).
Thực tế, nước bắn tung tóe là cách lây lan vi khuẩn có hại trong bồn rửa chén và những bề mặt xung quanh. Vì thế, việc rửa thịt dưới vòi nước rất có hại.
5. Để chung đồ sống và chín trong tủ lạnh
Vi khuẩn từ đồ tươi sống có thể nhanh chóng lây lan đến những thực phẩm khác cùng các bề mặt trong tủ lạnh.
Các chuyên gia khuyên rằng khi bảo quản thực phẩm, thịt sống phải trữ ở tầng dưới cùng tủ lạnh, nên tách rời thịt sống và thịt đã nấu chín.
An An (Dịch theo QQ)
Theo vietnamnet
Cẩn thận với những triệu chứng kéo dài đang ngầm cảnh báo nguy cơ suy thận sắp xảy ra
Thận vốn là một cơ quan rất quan trọng nên nếu không chú ý thì nguy cơ cao sức khỏe của thận của bạn sẽ dần suy yếu theo thời gian.
Thận là hai cơ quan nằm sau lưng hai bên cột sống, ngay phía trên eo. Trong đó, thận đảm nhận vai trò chính là lọc bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì sự cân bằng muối và chất điện giải trong máu, từ đó giúp điều chỉnh huyết áp hiệu quả. Khi thận bị tổn thương, các chất thải và nước sẽ tích tụ trong cơ thể, từ đó gây phù mắt cá chân, nôn mửa, suy nhược, ngủ kém, khó thở...
Đặc biệt, khi thận bị tổn thương nghiêm trọng, bạn sẽ gặp phải những dấu hiệu kéo dài sau đây.
Đau vùng thắt lưng
Tình trạng suy thận có thể dẫn đến nguy cơ đau lưng vùng eo, dưới xương sườn. Trong một vài trường hợp, vùng bị đau có thể lan tỏa ra phía trước hoặc vùng hông, xuất hiện thêm triệu chứng buồn nôn, ói mửa. Bên cạnh đó, khi thận bị suy yếu, chất thải trao đổi chất không được bài tiết qua nước tiểu và nó sẽ dần tích tụ trong thận. Người bệnh thường có các triệu chứng như mất năng lượng, mệt mỏi...
Sưng phù nề
Khi chức năng thận làm việc không ổn định, cơ thể không chuyển hóa nước được sẽ làm độc tố tích tụ lại bên trọng. Vô tình, điều này sẽ gây rối loạn bài tiết hormone thận. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó sẽ dần tích nước và natri, dẫn đến tình trạng phù ở người bệnh. Do đó, sau khi thức dậy vào buổi sáng, nếu thấy khuôn mặt hoặc chân tay bị sưng phù và điều này kéo dài lâu thì bạn nên chủ động đi khám ngay.
Nôn mửa nhiều
Những người mắc bệnh thận mãn tính có thể gặp một vài vấn đề về đường tiêu hóa, từ đó dẫn đến tình trạng suy thận và làm gia tăng hàm lượng urê trong máu. Lượng urê này sẽ dần phân giải thành amoniac trong ruột, gây kích thích lớp niêm mạc đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng buồn nôn và nôn.
Nước tiểu thay đổi khác thường
Do chức năng chính của thận là tạo ra nước tiểu nên khi chức năng thận suy yếu, nước tiểu sẽ xuất hiện một vài triệu chứng sau:
- Có máu trong nước tiểu.
- Nước tiểu có bọt.
- Nhu cầu đi tiểu xuất hiện nhiều hơn ngày bình thường, đặc biệt là vào ban đêm.
Khó ngủ
Khi thận của bạn dần suy yếu, độc tố trong cơ thể sẽ khó thoát ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và dễ tồn đọng lại trong máu. Nồng độ độc tố tăng lên cũng khiến bạn khó ngủ hơn, giấc ngủ không sâu và điều này kéo dài sẽ gây tổn thương cơ quan thận theo thời gian.
Vậy phải làm gì để phòng ngừa các bệnh về thận?
Việc xét nghiệm nước tiểu thường xuyên là điều cần thiết giúp bạn đoán biết được sức khỏe vùng thận của mình đang tốt hay xấu. Bên cạnh đó, những người có tiền sử mắc bệnh thận mãn tính cũng nên quan tâm nhiều tới sức khỏe vùng thận để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh thận nói chung và suy thận nói riêng.
Theo Gà (Helino)
Trẻ sơ sinh tử vong tại trung tâm y tế do sặc sữa Cháu H - con của sản phụ N.T.T.H. (24 tuổi, ngụ TP Quy Nhơn) tử vong nghi do sặc sữa, biến chứng ngừng tim, ngừng thở. Ngày 24/8, Trung tâm Y tế (TTYT) TP Quy Nhơn (Bình Định) cho biết, sản phụ N.T.T.H. (24 tuổi, ngụ TP Quy Nhơn) sinh bé gái đầu lòng tại TTYT TP Quy Nhơn lúc 9h50 ngày 20/8....