Người đàn ông rách hậu môn, trực tràng do chữa táo bón sai cách
Bệnh nhân nhập viện với nhiều vết rách phức tạp ở trực tràng, máu chảy nhiều từ hậu môn.
Theo đó, bệnh nhân Nguyễn Văn T. (sinh năm 1969, Long Biên, Hà Nội) nhập viện đa khoa Đức Giang trong tình trạng có vết thương chảy nhiều máu từ hậu môn. Qua thăm dò, các bác sĩ nhận thấy vết thương có nhiều vết rách phức tạp ở trực tràng.
Ông T cho biết, bản thân ông có tiền sử táo bón lâu ngày do ít ăn rau và các chất xơ. Bệnh nhân thường tự dùng vòi sen xịt và dùng tay tháo thụt phân ra ngoài mỗi khi bị táo bón.
Tại bệnh viện, sau khi cầm máu và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân T. được chuyển lên phòng mổ cấp cứu. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi, khâu vết thương, đồng thời làm hậu môn nhân tạo cho bệnh nhân. Sau mổ, tình trạng bệnh nhân hiện đã ổn định, đang nằm viện để tiếp tục điều trị.
Bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật nội soi, làm hậu môn nhân tạo – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo bác sĩ Phan Văn Thành, Khoa Ngoại tổng hợp, bệnh viện đa khoa Đức Giang: Thương tổn hậu môn trực tràng có hình thái lâm sàng rất đa dạng, do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn giao thông, vết thương do bị vật nhọn đâm trực tiếp vào vùng tầng sinh môn, những tai nạn lao động như đá gỗ đè…
Video đang HOT
“Vùng hậu môn, trực tràng là nơi chứa nhiều vi khuẩn kỵ khí, cấu tạo giải phẫu nhiều mô lỏng lẻo nên các vết thương ở vùng này rất dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt khi viêm tấy lan toả sẽ rất khó xử lý. Trường hợp bệnh nhân T. rất may vì nhập viện kịp thời, nên việc cấp cứu diễn ra suôn sẻ”, bác sĩ Thành nhấn mạnh.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo: Trong trường hợp gặp chấn thương vùng hậu môn, trực tràng, bệnh nhân nên tới ngay các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, tránh những hệ quả đáng tiếc, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng và những di chứng nặng nề cho cuộc sống sau này.
Để phòng tránh táo bón, người dân nên bổ sung chất xơ đầy đủ, uống nhiều nước. Khi khó đại tiện, người bệnh nên đi khám, tham khảo ý kiến bác sĩ để chữa bệnh đúng cách thay vì tự ý thụt rửa.
Nguyễn Liên
Theo vietnamnet
Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ táo bón nặng, biến chứng nhiều bệnh
Những sai lầm của cha mẹ thường khiến tình trạng táo bón của trẻ nặng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng như rách hậu môn, trĩ.
Chất xơ là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ nhưng cần bổ sung hợp lý. Ảnh minh họa
Chỉ chú trọng đến quá nhiều chất xơ
Tại hội thảo "Tầm quan trọng của chất xơ đối với hệ tiêu hóa của trẻ", PGS.TS.BS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, chất xơ rất quan trọng với hệ tiêu hóa của trẻ. Trong đồ ăn có hai dạng là hòa tan và không hòa tan. Trong đó, chất xơ không hòa tan thường gặp trong rau.
Hầu hết mọi người đều cho rằng, táo bón là do ăn không đủ chất xơ. Nhưng dù ăn nhiều rau và hoa quả một cách đột ngột cũng không giải quyết được tình trạng. Ngược lại, thay đổi chế độ ăn quá nhanh, trẻ bị táo bón ăn nhiều rau sẽ khiến khối phân lớn nhưng rất cứng, trẻ càng khó đi đại tiện. Nhiều trường hợp khác ăn rất nhiều rau nhưng vẫn táo.
Ăn quá nhiều rau không phải là có lợi vì quá tải đường tiêu hóa làm cho trẻ đi đại tiện nhiều. Điều này khó giúp trẻ hấp thu được thức ăn mà còn "quét" theo các chất dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng phải vào viện. Vì vậy cha mẹ cần chú ý cho trẻ bổ sung theo các gợi ý dưới đây:
Ít chú trọng đến chất béo: Nhiều cha mẹ thường ít quan tâm đến chất béo. Khi đó thức ăn sẽ khó nhu động hơn trong bộ máy tiêu hóa khiến việc đào thải phân khó khăn hơn. Hơn nữa, chất béo ít thường không đủ cung cấp năng lượng cho bé. Thấy trẻ không đủ năng lượng, cha mẹ lại ép cho trẻ ăn nhiều lên để bù dẫn tới thể tích vượt quá khả năng co bóp, tiêu hóa của bộ máy tiêu hóa, nhất là dạ dày làm cho chức năng vận động của bộ máy tiêu hóa kém đi. Thêm vào đó tiết dịch của bộ máy tiêu hóa không đủ tiêu hóa thức ăn khiến trẻ biếng ăn dần do bị đầy bụng, khó tiêu.
Cho trẻ uống nhiều sữa: Có nhiều cha mẹ nghĩ khi trẻ táo bón cho uống nhiều sữa bột để kích thích nhu động ruột. Tuy nhiên, sữa bột chứa ít chất xơ, có nhiều đường và sẽ làm cho trẻ táo bón nặng hơn. Các sản phẩm làm từ sữa thường khiến trẻ có cảm giác đầy bụng, khó chịu vì ruột không đủ enzym lactase để phá vỡ lactose trong sữa thành các loại đường đơn giản để ruột non có thể hấp thụ được.
Không quan tâm cho trẻ uống nước: Việc chỉ chú trọng đến ăn mà không quan tâm đến uống của trẻ của nhiều bậc cha mẹ cũng không tốt. Không cung cấp nước cho trẻ làm cho hoạt động của các tuyến tiêu hóa, tiết dịch tiêu hóa và nhu động của ống tiêu hóa không bình thường. Bởi vậy là phân rắn lại, đại tiện khó khăn. Uống đủ nước sẽ tạo chuyển hóa cơ thể tốt, khiến khối phân đủ mềm, gây cho trẻ nhu cầu đi đại tiện.
Dùng các thuốc thụt hậu môn: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, trẻ táo bón chỉ có 5% là do bệnh lý, cấu trúc của đường tiêu hóa hoặc liên quan đến nội tiết, còn lại 95% là do lối sống và cách trẻ đi đại tiện. Nhiều cha mẹ khi thấy con bị táo thường giải quyết bằng thuốc thụt hậu môn. Loại thuốc này có tác dụng kích thích phân ra dễ dàng, giải quyết tình trạng khó chịu cho trẻ nhưng chỉ là giải pháp tức thời.
Ngược lại, lạm dụng thuốc thụt hậu môn lại để lại cho trẻ nhiều hệ lụy. Hệ tiêu hóa của trẻ khá non nớt, khu vực hậu môn lại nhạy cảm, dễ bị tổn thuơng. Dùng lâu ngày còn làm mất đi phản xạ đi cầu ở trẻ. Hơn nữa, các thành phần hóa học trong thuốc thụt có nguy cơ xâm nhập vào đường ruột của trẻ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tác động này khiến trẻ không còn cảm giác thèm ăn, biếng ăn, dần suy dinh dưỡng.
Điều nên làm khi trẻ táo bón
Trẻ nhỏ bị táo bón nếu không được điều trị triệt để, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ở những trẻ bị táo bón lâu ngày thường khó tính, bẳn gắt do chất độc ứ đọng trong cơ thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Về lâu dài, táo bón làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như làm cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, táo bón cũng là nguyên nhân khiến không ít trẻ bị rách hậu môn, sa trực tràng, trĩ. Khi đau, trẻ càng cố nhịn dẫn đến tình trạng táo càng trầm trọng hơn.
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết, đa số trẻ gặp táo bón thông tường có thể khắc phục được bằng việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung chất xơ, nhất là tăng lượng chất xơ mịn trong khẩu phần ăn. Bổ sung một số loại thức ăn chứa nhiều chất xơ mịn như hẹ, yến mạch, đậu Hà Lan, các loại đậu, táp, các loại trái cây thuộc họ cam, quýt, cà rốt... Loại cây dễ tìm, dễ dùng và có hàm lượng chất xơ tự nhiên cao là cây hẹ. Trong y học, các nhà sản xuất thường dùng các chất xơ này để điều trị và phòng ngừa táo bón cho trẻ em, các bậc cha mẹ có thể cho con dùng để cải thiện tình trạng táo.
Việc bổ sung chất xơ chỉ có tác dụng một phần, điều quan trọng cha mẹ phải tạo phản xạ cho não để đi ngoài, luyện vào giờ nhất định. Tốt nhất cần luyện cho trẻ đi ngoài vào buổi sáng vì sau một đêm ruột được nghỉ ngơi, sáng dậy vận động sẽ kích thích nhu động ruột tăng lên, trẻ dễ có phản xạ đi ngoài.
Theo giadinh.net
Trị đau nhức đầu gối bằng tiêm khớp, người đàn ông suýt mất đôi chân Sau 6 năm liên tục tiêm khớp để trị tình trạng đau nhức ở gối, bệnh nhân mới phát hiện mình bị thoái hóa khối gối. Các bác sĩ buộc phải phẫu thuật, tiêm tế bào gốc và huyết tương tiểu cầu để cứu đôi chân của bệnh nhân. BS Bùi Hồng Thiên Khanh cùng ê kíp phẫu thuật điều trị thoái hóa...