Người đàn ông ‘phát minh’ ra ngành du lịch Scotland
Những hình ảnh lãng mạn về Scotland hút du khách cho tới ngày nay, phần lớn đều do một tay Walter Scott tạo nên qua các tác phẩm của mình.
Walter Scott, một tiểu thuyết gia và thi hào lỗi lạc của nền văn học thế kỷ 19, là người truyền cảm hứng cho khách du lịch ghé thăm Scotland từ rất sớm. Những hình ảnh lãng mạn về Scotland đến nay vẫn còn sức hấp dẫn du khách, phần lớn đều do Scott tạo dựng nên. Đó là lý do, ông được biết đến với biệt danh là người phát minh ra ngành du lịch nơi này.
Walter Scott được vua Anh phong nam tước. Nhiều tác phẩm của ông được coi là kinh điển trong nền văn học Scotland và Vương Quốc Anh. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là tiểu thuyết Waverley, Old Mortality…
Vào một ngày cuối tháng 10, Sarah Baxter, nhà báo Anh quyết định thực hiện một chuyến hành trình theo chân Scott, để đến tham quan những nơi gắn bó với nhân vật nổi tiếng này.
Baxter bắt đầu chuyến đi từ Old Town, Edinburgh. Vào năm 1771, trong căn hộ trên tầng ba ở College Wynd, một con hẻm nhỏ dẫn từ phố Cowgate đến cổng Đại học Edinburgh ngày nay, Walter Scott đã chào đời. Ngày nay, khu vực này đã bị phá hủy, thay vào đó là các hội trường rộng lớn của trường đại học. Từ thủ đô, nữ du khách đi về phía nam tới Đường sắt Biên giới (Borders Railway). Trước khi tuyến đường này bị đóng cửa vào những năm 1960 và mở lại một phần từ năm 2015, nó có tên là Waverley Lins – lấy theo tên của cuốn tiểu thuyết vô cùng nổi tiếng của Scott.
Thị trấn Peebles đẹp như tranh vẽ với dân số gần 9.000 người. Ảnh: TripAdvisor
Điểm đến tiếp theo của nữ du khách là Peebles, một thị trấn nằm ở phía tây với những ngôi nhà mang kiến trúc truyền thống. Tại đây có một ngôi nhà đổ nát và đã được xây lại. Nhiều người tin rằng nó được xây trên mộ của thánh Nicholas. Dọc theo sông Tweed, chẳng bao lâu Baxter đã tới lâu đài Neidpath. Scott cũng từng đến lâu đài – nơi truyền cảm hứng để ông sáng tác bài thơ The Maid of Neidpath (Người hầu gái ở Neidpath). Đứng từ trên lâu đài, bạn có thể ngắm nhìn thung lũng Manor trước mặt, nơi sông Tweed có màu nước đen như mực đang chảy hiền hòa.
Đi về phía đông của sông Tweed là thị trấn Innerleithen. Hầu hết khu đất ở đây thuộc sở hữu của Traquair Estate, nơi săn bắn của hoàng gia được thành lập vào thế kỷ 12. Điền trang hiện nay đã giảm diện tích đi đáng kể, nhưng lâu đài kiên cố nằm ở trung tâm khu đất vẫn còn hoạt động. Ngày nay, nó được biết đên là ngôi nhà lâu đời nhất ở Scotland, bên trong chứa rất nhiều đồ tạo tác vô giá như những bức tranh thêu cổ đến chiếc giường của nữ hoàng Mary của Scotland. Tại đây, du khách có thể đi tham quan nhà máy bia, và thưởng thức những ly bia mát lạnh. Đây cũng là nơi nam tước Scott từng ghé thăm để gặp nữ nhà văn Lady Louisa Stuart. Thế hệ sau tin rằng, cả hai từng bí mật hẹn hò.
Nơi được mọi người háo hức ghé thăm nhất, trong đó có cả Baxer là Abbotsford, một tòa nhà lịch sử và là nơi sinh sống của đại thi hào. Từ xa nhìn lại, tòa lâu đài đẹp như trong một khung cảnh của truyện cổ tích.
Video đang HOT
Nơi ở của Walter Scott cho đến lúc ông qua đời. Ảnh: Scottsabbotsford
Người ta nói rằng, nam tước Walter Scott qua đời tại Abbotsford vào một ngày đẹp trời của tháng 9/1832. Mọi cửa sổ đều mở toang và tiếng sóng vỗ rì rào nhẹ nhàng của sông Tweed – thứ âm thanh được miêu tả là êm tai nhất – cất lên, như đang hát ru Scott đi vào giấc ngủ cuối cùng. Có lẽ, ngày hôm đó cũng đẹp như hôm nay, khi Baxter tới thăm lâu đài của vị nam tước xứ Scotland đó. Ánh nắng mùa thu nổi bật trên những tán cây màu vàng và dòng sông rộng.
“Ông ấy là người khởi đầu ngành du lịch Scotland. Mọi người đều muốn tới xem những nơi ông ấy đã viết”, Hamish, hướng dẫn viên du lịch của Baxter, giới thiệu về nhân vật nổi tiếng này khi dẫn khách qua thư viện rộng lớn của Scott. Đây là nơi trưng bày các tác phẩm lịch sử của ông.
Melrose Abbey, cách đó không xa, là một nơi yêu thích đặc biệt của Scott. Ông đã giám sát việc trùng tu tàn tích có từ thế kỷ 12 này và đưa nó vào các tiểu thuyết của mình, đặc biệt là The Monastery, xuất bản cách đây đúng 200 năm. Cách đó không xa là đồi Eildon, nơi có những gò đất dốc đứng tuyệt đẹp được Scott miêu tả là “những ngọn núi tuyệt đẹp”. Scott đã đi xa, nhưng vẻ lãng mạn mà ông gieo mầm trên những cảnh quan tuyệt đẹp này đến nay vẫn còn thu hút khách du lịch.
Du khách có thể mua tour du lịch 6 ngày để tham quan khu vực này (theo hành trình giống Baxter) với giá từ 640 bảng. Một trong những điểm tham quan không thể bỏ lỡ là lâu đài Abbotsford, nơi bạn được giới thiệu chi tiết về cuộc đời, sự nghiệp của Walter Scott. Khu Traquair hiện chỉ mở cửa cho các chuyến tham quan có hướng dẫn viên. Tu viện Melrose và Tu viện Dryburgh gần đó (nơi chôn cất Walter) cũng là mọt trong những điểm đến hút khách.
Ảnh chụp cầu Phú Mỹ trong top đẹp nhất năm 2020
Trong top 50 tác phẩm đạt giải thưởng về ảnh góc rộng, Epson International Pano Awards, có bức chụp cầu Phú Mỹ ở TP HCM.
Epson International Pano Awards - Giải thưởng ảnh toàn cảnh Epson quốc tế năm 2020 vừa công bố kết quả. Năm nay sự kiện thu hút 5.859 ảnh dự thi ở các mục của 1.452 tác giả chuyên nghiệp và không chuyên từ khắp thế giới gửi về. Giải có 2 mục ảnh chia theo chủ đề là Thiên nhiên/phong cảnh và Môi trường xây dựng, đều có 2 phần là cuộc thi mở và cho người không chuyên.
Người đạt danh hiệu nhiếp ảnh gia của năm là Matt Jackisch (Canada) với bức ảnh cây cô đơn bị tuyết phủ trắng xóa ở British Columbia, Canada.
Ngoài ra, giải ảnh cao nhất cho người không chuyên chủ đề Môi trường xây dựng là Juan Lopez Ruiz với bức "Sáng và tối trên các tòa tháp" chụp ở Madrid, Tây Ban Nha.
Ngoài những bức ảnh đạt giải còn có nhiều ảnh đáng chú ý vào top 50 của từng chủ đề dự thi. Trên ảnh là một bức góc rộng thuộc phần thi mở chủ đề Môi trường xây dựng chụp cầu Phú Mỹ, TP HCM của tác giả Nguyễn Tấn Tuấn.
Ảnh "Mắt rồng" của Manish Mamtani chụp ở Iceland đạt giải nhì cuộc thi ảnh mở chủ đề Thiên nhiên/phong cảnh.
Ảnh đạt giải 3 cùng mục ảnh mở chủ đề Thiên nhiên/phong cảnh là "Rừng cây quiver dưới trời sao" của tác giả Laurent Lacroix chụp tại miền nam Namibia. Đây là loại cây đặc biệt kỳ lạ khi các cây có vẻ ngoài hùng vỹ, to lớn nhưng thực chất rỗng và dễ bị tổn thương. Dù sống ở nơi hoang mạc khô hạn nhưng cây quiver vẫn cao tới 7 - 9 m với thân trụ mập mạp đường kính có thể tới 1 m và quanh thân phủ đầy vảy màu nâu vàng.
Một bức ảnh vào top 50 của chủ đề Thiên nhiên/phong cảnh là "Cascader Crown" do nhiếp ảnh gia Blake Randall chụp tại Bella Coola, British Columbia, Canada.
Bức ảnh "Băng giá" chụp ở Slovenia của Glenn McKimmin. Slovenia là một quốc gia nhỏ nhưng rất đa dạng về phong cảnh và địa lý khi có cả núi cao như dãy Alps, đồi hay vùng đất thấp cho tới bờ biển Địa Trung Hải. Trên ảnh là cảnh Bled - hồ nước nổi tiếng nhất Slovenia vào mùa đông.
Người thắng giải cao nhất ở cuộc thi cho người không chuyên chủ đề Thiên nhiên/phong cảnh là nhiếp ảnh gia Tây Ban Nha Carlos F Turienzo. Ảnh có tên "Janela" chụp tại đảo Madeira, Bồ Đào Nha. Hiện đảo là một điểm nghỉ mát, hàng năm đón khoảng 1 triệu lượt khách. Madeira nổi tiếng với rượu vang, ẩm thực, giá trị lịch sử, văn hóa, hệ động thực vật phong phú và nghề thủ công. Đây còn là quê hương của ngôi sao bóng đá Cristiano Ronaldo.
Ảnh đáng chú ý khác ở cuộc thi cho người không chuyên chủ đề Thiên nhiên/ phong cảnh là "Cầu Cổng Vàng" chụp tại San Francisco, Mỹ của tác giả Jennie Jiang. Cây cầu màu vàng ẩn hiện trong làn sương mây dày tạo khung cảnh thật huyển ảo.
Nằm trong cuộc thi mở chủ đề Môi trường xây dựng là ảnh "Ngõ baobab" chụp người dân đội đồ đi qua con đường toàn cây baobab ở Madagascar. Ảnh do nhiếp ảnh gia người Nga Dmitry Arkhipov ghi lại.
Tác phẩm đạt giải nhất cuộc thi mở chủ đề Môi trường xây dựng là "Mỏ rác" chụp tại Collie, miền tây Australia của nhiếp ảnh gia Colin Leohardt.
Tác phẩm "Bình minh trên Venice" của Carten Bachmeyer được chụp tại thành phố kênh đào Venice, Italy. Đây là một thành phố cổ xinh đẹp ở đông bắc Italy, biểu tượng cho tình yêu, sự lãng mạn và huyền bí vì tên Venice trong tiếng Latin có nghĩa là "tình yêu". Venice sở hữu gần 200 kênh đào và 444 cây cầu kết nối các đảo với nhau.
Mùa thu vàng Châu Âu Châu Âu đang bước vào mùa thu với một vẻ đẹp riêng biệt, không còn sắc xanh của mùa hè mà thay vào đó là màu vàng chủ đạo của lá rụng. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa lãng mạn vừa cổ điển cho mùa thu châu Âu. Cảnh đẹp mùa thu trong công viên Leopold ở Brussels, Bỉ, ngày 26/10/2020....