Người đàn ông ở Vĩnh Long được chi trả BHYT 4,7 tỉ đồng
Bệnh nhân được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh 4,7 tỉ đồng ở Vĩnh Long được cấp thẻ BHYT theo diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng.
Ảnh minh họa
Theo thông tin từ hệ thống thông tin Giám định bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, trong 10 tháng năm 2018, 1 bệnh nhân ngụ tỉnh Vĩnh Long, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh cao nhất là trên 4,7 tỉ đồng.
Chiều 16-11, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Bé, Giám đốc BHXH huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long), cho biết bệnh nhân được Quỹ BHYT thanh toán phí khám chữa bệnh trên 4,7 tỉ đồng là anh Phan H.N (SN 1984; ngụ xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm).
Anh N. được cấp thẻ BHYT khoảng 10 năm nay thuộc diện BT (diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật).
Theo ông Bé, thẻ BHYT cấp cho anh N. thuộc diện ngân sách nhà nước chi trả. Bệnh nhân này mắc bệnh thiếu yếu tố VIII di truyền (Hemophilia A, bệnh rối loạn đông máu) và hiện nằm tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Video đang HOT
“Nhà anh N. cũng thuộc diện khó khăn ở địa phương. Do mắc bệnh rối loạn đông máu nên phải nằm nội trú liên tục tại bệnh viện và có mẹ đi theo nuôi” – ông Bé thông tin.
Ca Linh
Theo Người lao động
Bệnh não mô cầu nhanh chóng cướp đi sinh mạng người bệnh
Bệnh lây qua đường hô hấp, có thể làm chết một người đang khỏe mạnh chỉ trong 24 giờ sau triệu chứng sốt cao, đau đầu, cứng gáy, phát ban...
Nam quân nhân 24 tuổi tại Gia Lai đột ngột sốt cao, đau đầu, buồn nôn, cứng gáy, phát ban huyết hình sao rải rác ngoài da. Bác sĩ chẩn đoán viêm màng não mô cầu, cách ly điều trị nhưng chàng trai đáp ứng kém. Các ban nổi ngoài da nhanh chóng có dấu hiệu hoại tử, bệnh nhân suy thận cấp, rối loạn đông máu nặng.
Bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM) đã hội chẩn cùng đồng nghiệp Gia Lai, xác định bệnh nhân có nguy cơ suy đa cơ quan tiến triển, xuất huyết nội tạng, khả năng tử vong cao. Sau hơn 80 giờ điều trị tích cực và lọc máu liên tục, bệnh nhân mới thoát sốc, qua giai đoạn nguy hiểm. Bệnh nhân được chuyển về TP HCM điều trị hồi sức 16 ngày mới ổn định, hồi phục các cử động tay chân.
Tại hội nghị khoa học vừa diễn ra, tiến sĩ, đại tá Trương Đình Cẩm, Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 175, cho biết cùng với thanh niên trên, 15 người khác cũng mắc mô cầu phải chuyển từ Gia Lai về TP HCM điều trị. Các bệnh nhân đều ở độ tuổi ngoài 20. Đây là ổ dịch mô cầu được xác định tại Gia Lai.
Ban xuất huyết đặc trưng của bệnh viêm não mô cầu. Ảnh bác sĩ cung cấp.
Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis. Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn. Trong vụ dịch, có thể trên 25% người nhiễm vi khuẩn không có biểu hiện lâm sàng và trên 50% người khoẻ mang vi khuẩn não mô cầu, tuy không phát bệnh nhưng nguy cơ lây lan.
Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh, gặp nhiều vào mùa đông - xuân. Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh. Nhóm tuổi nguy cơ mắc bệnh cao là trẻ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên 14-20 tuổi, người suy giảm miễn dịch...
Bệnh xuất hiện đột ngột với triệu chứng sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể có đau họng, chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước. Bệnh nhân thường lơ mơ hoặc hôn mê. Có trường hợp biểu hiện mệt lả đột ngột, xuất hiện mảng xuất huyết. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào sốc, suy đa tạng và có thể tử vong trong 24 giờ.
Vi khuẩn Neisseria meningitidis. Ảnh: dreamstime
Để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
- Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, đeo khẩu trang nơi công cộng.
- Chủ động tiêm phòng vắcxin phòng bệnh cho trẻ, vắcxin được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.
- Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Lê Phương
Theo VNE
Bác sĩ Phú Yên bỏ y tế huyện tìm cơ hội làm việc ở tuyến trên Phú Yên đang thiếu 161 bác sĩ dù tỉnh "trải thảm đỏ" mời, tỷ lệ 10.000 dân chỉ có 6 bác sĩ khám chữa bệnh. Ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, những ngày này vô cùng đau đầu về tình trạng thiếu bác sĩ ở đây. Trung tâm có 150 giường bệnh, chỉ...