Người đàn ông ở Hà Nội uống thuốc chữa bệnh đái tháo đường chứa chất độc Phenformin
Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mới đây bệnh viện tiếp nhận trường hợp bệnh nhân ngộ độc chất Phenformin do sử dụng thuốc chữa bệnh đái tháo đường không rõ nguồn gốc.
Bệnh nhân là nam giới 61 ( Hà Nội), mắc bệnh đái tháo đường từ nhiều năm trước, đã tự ý mua “ thuốc y học cổ truyền” không rõ nguồn gốc về để điều trị.
Tối 22/2 bệnh nhân uống rượu, đi ngủ đến sáng sớm 23/2 thì bị hạ đường huyết, hôn mê. Bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng nhiễm toan chuyển hóa nặng, hôn mê.
Sau khi khai thác tiền sử, các bác sĩ được biết, bệnh nhân có uống một loại “thuốc y học cổ truyền” từ nhiều năm nay để điều trị bệnh tiểu đường. Thuốc này có hình tròn, nhỏ, đường kính khoảng 0,5cm, màu nâu.
Xét nghiệm loại “thuốc y học cổ truyền” trị bệnh tiểu đường phát hiện chứa chất cấm Phenformin. Ảnh: BVCC.
Nghi ngờ thuốc chứa chất độc, các bác sĩ đã yêu cầu xét nghiệm loại thuốc này. Kết quả xét nghiệm cho thấy thuốc chứa chất cấm Phenformin.
Video đang HOT
Theo TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai, Phenformin là chất cấm, ngay từ những năm 70-80 của thế kỷ trước đã bị cấm sử dụng làm thuốc điều trị bệnh.
“Phenformin là một chất có độc tính cao, gây nhiễm toan chuyển hóa nặng, người uống phải nguy cơ tử vong cao. Trường hợp nam bệnh nhân nêu trên có thể là do may mắn chỉ uống liều lượng thấp, vẫn bị nhiễm độc hàng ngày nhưng nhẹ. Lần vừa rồi có thể do bệnh nhân uống rượu nên triệu chứng nhanh chóng nặng lên”, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên cho hay.
Giám đốc Trung tâm chống độc khuyến cáo, trên thực tế ở nước ta đã phát hiện nhiều trường hợp ngộ độc chất Phenformin gây tử vong. Chất này cũng được phát hiện trong các viên thực phẩm chức năng quảng cáo chữa đái tháo đường, hoặc thuốc y học cổ truyền không rõ nguồn gốc.
“Chính vì vậy bệnh nhân khi mắc bệnh cần được thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh việc tự ý mua thuốc về sử dụng, nhất là với những loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thị trường”, chuyên gia chống độc nhấn mạnh.
Vì sao ngày càng có nhiều người bị đái tháo đường?
Nếu như trước đây đái tháo đường là bệnh thường gặp ở người cao tuổi thì hiện nay có nhiều người trẻ mắc đái tháo đường hơn và ngày càng có nhiều người mắc căn bệnh này.
Gia tăng số người mắc đái tháo đường
Càng ngày càng có nhiều người béo phì, thừa cân do vậy tỷ lệ người mắc đái tháo đường gia tăng. Trong tương lai, số lượng bệnh nhân mắc đái tháo đường sẽ tăng dần vì đó là xu hướng tất yếu. Theo xu hướng phát triển, ngày càng có nhiều người béo phì, thừa cân đặc biệt là giới trẻ do lối sống thiếu khoa học, lười vận động. Những người có nguy cơ mắc đái tháo đường là những người có chỉ số BMI từ 23 trở lên (hơi thừa cân, béo phì).
Ngoài ra, còn có một số đối tượng nguy cơ cao bao gồm:
- Có bố, mẹ mắc đái tháo đường thường con cũng sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường. Các trường hợp thế hệ cận kề (bố hoặc mẹ) sẽ làm gia tăng tỷ lệ đái tháo đường ở con lên tới 15-20%. Trong trường hợp cả bố và mẹ đều mắc đái tháo đường có thể làm tăng 40-50% nguy cơ mắc bệnh ở con cái. Tuy nhiên không phải trường hợp nào bố, mẹ mắc đái tháo đường con cũng mắc đái tháo đường.
- Người có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa như: mỡ máu, tăng huyết áp...
Tỷ lệ người mắc đái tháo đường ngày càng tăng do số người thừa cân, béo phì ngày càng nhiều.
- Với phụ nữ mang thai đã có tiền sử đái tháo đường thai kỳ trong quá trình mang thai cần lưu ý tầm soát và thăm khám kỹ hơn. Những người đang mắc đái tháo đường sau đó mang thai hoặc đang mang thai mắc đái tháo đường cần kiểm soát đường huyết tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Do vậy, những đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường cần tầm soát định kỳ đái tháo đường để phát hiện bệnh sớm.
Đái tháo đường có nguy hiểm không?
Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính diễn biến âm thầm, khi người bệnh có các biểu hiện, triệu chứng thì bệnh thường ở giai đoạn nặng. Kèm theo đó, người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết không tốt có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ chế độ điều trị để phòng ngừa các biến chứng.
Các biến chứng đái tháo đường thường gặp là:
- Trường hợp nhẹ: chuột rút, chân tay tê bì, nhìn mờ...
- Biến chứng nặng: suy tim, suy thận
- Một số trường hợp nặng hơn nữa là biến chứng nhiễm trùng hoặc biến chứng bàn chân đái tháo đường.
Điều đáng nói, người bệnh đái tháo đường thường có tâm lý chủ quan, không thăm khám định kỳ hoặc thấy bệnh có dấu hiệu ổn định là tự ý ngừng thuốc, mua các loại thuốc không rõ nguồn gốc để sử dụng. Người bệnh đái tháo đường cần biết, đây là bệnh lý mạn tính, không thể điều trị khỏi và cần chung sống với bệnh cả đời. Tuy nhiên, người bệnh chỉ cần tuân thủ điều trị của bác sĩ thì bệnh có thể ổn định suốt đời. Việc sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc để chữa đái tháo đường có thể gây ra các biến chứng như suy tim, suy thận, khiến sức khỏe của người bệnh ảnh hưởng nặng nề.
Kiểm soát bệnh đái tháo đường, phòng biến chứng Thời điểm sau Tết, nhiều bệnh viện ghi nhận tình trạng quá tải bệnh nhân đái tháo đường. Số ca nhập viện cấp cứu do biến chứng nặng đái tháo đường cũng tăng lên so với cùng kỳ các năm trước. Kiểm soát đường huyết trong ngày có thể giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát bệnh tốt hơn, từ đó phòng...