Người đàn ông nuôi nấng ‘con ma rừng’ trở thành một thiếu nữ xinh đẹp
“ Con ma rừng” năm nào nay đã thành một thiếu nữ, ước mơ trở thành một nữ hộ sinh để giúp những số phận có hoàn cảnh giống mình, cũng để báo đáp công ơn người cha nuôi đã vượt mọi khó khăn để cứu mình năm xưa.
Phụ nữ sinh con nếu không may tử vong thì đứa con sẽ được chôn sống theo mẹ. Nếu sinh đôi, thì những đứa con sẽ được mang lên rừng bỏ làm mồi cho thú dữ… Những luật tục chết người ấy đến nay vẫn còn là nỗi ám ảnh bủa vây những số phận, những sinh linh bé nhỏ giữa rừng thẳm….
Lời nguyền hãi hùng
Nam Trà My là huyện miền đất nằm lọt thỏm giữa đại ngàn Trường Sơn cách trở. Có đến 90% là người dân tộc nghèo khó nằm rải rác trong các cánh rừng, văn hóa bản làng của họ vẫn còn chứa đựng nhiều luật tục huyền bí. Trong đó tồn tại một luật tục khắc nghiệt nếu không muốn nói là hãi hùng.
Chuyện kể rằng: Có một vợ chồng trẻ, khi người vợ sinh đôi nhưng không chịu mang con bỏ vào rừng, một thời gian sau cả gia đình ấy đều mắc bệnh mà chết, riêng người chồng thì trở nên khờ dại và cứ lang thang mãi trong rừng. Rồi cũng một câu chuyện khác, có một người phụ nữ bị băng huyết và chết khi đứa trẻ vừa cất tiếng khóc chào đời.
Thế nhưng, đứa trẻ ấy lớn lên lại không có được hình thù của một con người, trong khi đó, những người thân của cậu cũng lần lượt chết yểu không rõ nguyên nhân… Vì vậy, họ nghĩ, trẻ sinh đôi hoặc mẹ đã chết thì đứa con là con của ma rừng nên buộc phải trả về cho ma rừng; để nó sống, dân làng sẽ bị ma rừng về quấy phá, đòi con…
Những chuyện trên đã và đang được truyền tụng ở các bản làng mỗi ngày lên rẩy tía lúa, đi săn… lâu dần nó ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân, trở thành một lời nguyền chết chóc đến kinh hoàng.
Đêm kinh hoàng ở nóc Ông Méo – Ẵm trộm “con của ma rừng” về nuôi!
Bằng tình thương bao la đối với đứa trẻ, anh đã mang “con ma rừng” về nhà nuôi. (Ảnh: PLO)
Tối 14/1/2000, trời vùng cao mét mướt, mưa rả rích. Y sĩ tuổi 27 Nguyễn Thanh Hải (quê ở Bắc Trà My) – lúc này đang là cán bộ Trạm y tế xã Trà Leng, huyện Nam Trà My – chuẩn bị quấn chăn đi ngủ thì nghe tiếng gọi í ới. Trong bản có một sản phụ chuyển dạ đẻ khó cần sự giúp đỡ của cán bộ y tế. Sản phụ là một phụ nữ người M’Nông đã 47 tuổi, tình trạng lúc này rất nguy cấp, máu ra nhiều.
Hải cùng một cán bộ của trạm lao vội vào nóc Ông Méo, thôn 1 giữa trời mưa tầm tã. Sau một giờ nỗ lực, đứa bé được cứu sống, nhưng chị Trần Thị Hồng đã ra đi vì bị băng huyết. Một bé nặng 1,9kg còn đỏ hỏn được đặt nằm giữa cái giường cũ kỹ với tiếng khóc oe oe xen lẫn tiếng mưa rừng nặng hạt.
Dân làng kéo đến nhà mỗi lúc một đông, tiếng xì xầm mỗi lúc một lớn hơn. Một cuộc họp của làng diễn ra ngay trong đêm. Người làng quyết định chôn sống đứa bé theo mẹ, vì đó là tục lệ của làng. Do mẹ mất, người làng gọi đó là cái chết xấu, đứa bé sẽ mang đến điều xui xẻo cho bản làng.
“Kể cả gia đình họ cũng muốn vậy. Dân làng nói đó là con ma rừng, nếu để nó sống sẽ mang đến xui xẻo cho làng” – anh Hải nhớ lại.
Video đang HOT
Nghe dân làng bảo nhau chôn sống đứa trẻ còn đỏ hỏn, chàng y sĩ rùng mình. “Tôi sẽ nhận nuôi đứa bé” – anh thuyết phục lũ làng. Đó là cả một cuộc đấu trí, đấu lý gay go. Sau một hồi giằng co, giành giật với người nhà, anh đã nhanh tay hơn và ôm đứa bé bỏ chạy về trạm y tế, cởi chiếc áo trên người quấn vội ủ ấm cho đứa bé.
Có lẽ những bước chạy đó vội hơn bao giờ hết trong cuộc đời mình. Anh sợ những người trong gia đình chạy theo giành lại đứa bé và dành cho nó cái chết lạnh lẽo.
Nhưng biết không thể giấu lâu, anh quyết bồng bế cháu băng rừng, lội bộ về huyện Bắc Trà My. Suốt trong 10 ngày vật vả vì không thuê được xe thồ, không ai đến giúp đỡ vì sợ “con của ma”, chỉ với lon sữa, một cái ly con và một bình thủy tinh mượn được ở quán nước gần trạm, thay cho bầu sữa mẹ để nuôi đứa trẻ thơ ngây còn sống sót này. Cuối cùng, trời cũng thương, anh Hải cũng đến được nhà mình ở thị trấn Trà My an toàn.
Thị Giang chăm sóc bà nội Nguyễn Thị Nên – nay đã già, người đã nuôi nấng em nên người khi còn đỏ hỏn.(Ảnh: Báo Tuổi Trẻ)
Tại đây, sau khi nghe câu chuyện bất hạnh của cháu bé, mẹ anh Hải đã khuyến khích, động viên con nuôi nấng cháu bé ngày một khôn lớn. Lý giải về cái tên Nguyễn Trần Thị Giang, anh Hải cho biết: “Nguyễn là họ của anh, Trần là họ của mẹ cháu”. Anh cũng chẳng ngại nếu nhận Giang làm con nuôi thì có cô gái nào sẽ dám cưới anh làm chồng.
Với đồng lương ít ỏi lúc đó, chỉ 350.000 đồng mỗi tháng, Hải đã dành dụm để mua sữa nuôi cháu bé. Thiếu tiền, anh vay thêm bạn bè. Đứa bé thể chất yếu ớt, mắc nhiều chứng bệnh, nhưng được chăm sóc bằng tất cả tình thương nên cũng dần lớn lên. Giang nay đã là cô con gái ngoan hiền, học giỏi và còn biết giúp đỡ vợ chồng anh trông coi em…
Nối nghiệp cha, về giúp bản làng
Sinh viên Nguyễn Trần Thị Giang quyết tâm học hành để về giúp bản làng. (Ảnh: Lê Trung)
Năm bé Giang được 5 tuổi, anh Hải lập gia đình, đến nay đã có hai con, một trai một gái.
Chị Trương Thị Hồng Vân (40 tuổi, vợ anh Hải) cũng là cô giáo miền xuôi đến bản dạy học nói rằng lúc mới quen, chị thực sự rất nể phục hành động của anh nên mới đem lòng thương mến. “Dường như cái duyên của mình sinh ra để kết chặt với rừng núi”, anh Hải kể với nụ cười ùa vào tuổi tác hiển hiện trên gương mặt.
Sau bao nhiêu năm công tác ở Trạm y tế Trà Leng, đến nay Nguyễn Thanh Hải đã chuyển công tác và làm trạm trưởng Trạm y tế xã Trà Vân, huyện Nam Trà My. Anh học liên thông và đã lấy bằng đại học y dược TP.HCM, nay đã là bác sĩ.
“Con ma rừng” đỏ hỏn ngày nào giờ đã là một thiếu nữ tuổi 19 và là sinh viên năm nhất Trường cao đẳng Y tế Quảng Nam. Giang kể từ nhỏ đã sống trong tình thương của bà và ba, nên cảm thấy hạnh phúc, không phải tủi hổ với bạn bè.
Giang chọn học lớp hộ sinh, khoa sản của trường để nối nghiệp cha làm một cán bộ y tế. Đó như là một cách tri ân với tình thương bao la của người cha không máu mủ ruột rà dành cho mình. “Mạng sống của em là do ba giành giật lại, nên em sẽ quý trọng. Em muốn sau này ra trường, về lại các bản vùng cao để giúp đỡ bà con dân làng, nhất là phụ nữ, trẻ em” – Giang tâm sự.
Theo DKN
5 năm sau "Bố ơi mình đi đâu thế?", bé Bo nhà MC Phan Anh giờ như thiếu nữ, đã sang Úc du học
Bé Bo - con gái MC Phan Anh ngày càng xinh đẹp và chững chạc tựa thiếu nữ. Cô bé đã rời Việt Nam du học tại 1 trường cấp 2 tại Uckland.
Bé Bo cùng bố Phan Anh tham gia chương trình thực tế "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" từ mùa đầu tiên và nhanh chóng nhận được sự yêu mến của khán giả truyền hình.
Mới 5 năm trước, cô bé còn trẻ con, có phần nhút nhát, thường xuyên khóc nhè vì nhớ mẹ. Ấy vậy mà giờ, tới thời điểm hiện tại bé Bo đã cao lớn phổng phao, gương mặt xinh như thiếu nữ. Vẻ ngoài khác lạ của cô bé ở độ tuổi dậy thì khiến nhiều người "nhận không ra".
Bé Bo khi tham gia "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" và hiện tại.
Đến bố Phan Anh còn phải hài hước tự nhận mình với bé Bo là "anh - em" vì cô bé đã quá chững chạc.
MC Phan Anh gọi con là em gái vì cô bé đã rất chững chạc, trưởng thành.
Sau khi nổi tiếng từ chương trình "Bố ơi! Mình đi đâu thế?", bé Bo thường xuyên tham gia các show diễn thời trang. Cô bé cũng là gương mặt đắt giá thường xuyên xuất hiện trên các trang báo, tạp chí.
Cô bé xuất hiện trong nhiều show diễn thời trang.
Mới đây, cô bé đã rời Việt Nam sang Úc du học. Trên trang cá nhân, bé Bo khoe nhiều hình ảnh về vùng đất mới với sự hào hứng và vui vẻ. Có vẻ, sự nhút nhát 5 năm trước đã hoàn toàn không còn. Bé Bo của hiện tại trưởng thành, độc lập, tự tin, cô bé có thể rời xa vòng tay của bố mẹ và tự lập ở 1 phương trời mới.
Bé Bo và bố Phan Anh hào hứng chụp ảnh ở đất nước mới.
Thông qua các bình luận trò chuyện với bạn bè trên mạng xã hội, có thể thấy bé Bo chuẩn bị nhập học tại một trường cấp 2 ở Auckland, New Zealand.
Bé Bo đã ra dáng thiếu nữ lắm rồi.
Theo helino
Chân dung bà mẹ bỉm sữa được dân mạng Việt nhắc đến liên tục những ngày qua Ngắm nhìn những hình ảnh của người phụ này, dân mạng không khỏi bất ngờ khi biết chị đã là mẹ của 2 đứa con. Một ngày làm việc của bà mẹ hai con xinh đẹp như thiếu nữ Trước nay, trong hình dung của mỗi người, khi một cô gái trở thành bà mẹ bỉm sữa thì chắc hẳn sẽ trở nên...