Người đàn ông nôn ói đến vỡ thực quản
Một người đàn ông nôn ói dữ dội sau tiệc nhậu đến mức vỡ thực quản vừa được các bác sĩ cấp cứu kịp thời
Sáng 28/4, các bác sĩ Bệnh viện Nhân Dân 115 TP HCM cho biết đã cứu chữa một người đàn ông bị vỡ thực quản sau tiệc nhậu.
Nam bệnh nhân 46 tuổi này nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng trên rốn, lan ra khắp bụng, đau vùng thượng vị lan ra sau lưng nhiều đến mức khó thở nhưng vẫn tiêu tiểu được. Bệnh nhân bị nôn rất nhiều lần trước đó sau tiệc nhậu tại nhà.
Chỗ thủng thực quản của bệnh nhân qua kết quả nội soi
Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ban đầu là theo dõi viêm tụy cấp, chưa loại trừ thủng dạ dày tá tràng. Kết quả CT-Scan cho thấy có thâm nhiễm mỡ bụng dưới phải, nghi ngờ chưa rõ là khí trung thất hay thoát vị dạ dày. Kết quả nội soi dạ dày cho thấy bị rách tâm vị thực quản dưới nham nhở, diện rách rộng, gồ cao, đáy sâu chưa loại trừ thủng bít.
Ngay lập tức các bác sĩ quyết định phẫu thuật. Khi mở ngực trái bệnh nhân thì thấy góc tâm hoành trái nhiều giả mạc trắng, tụ dịch đục, khối viêm dạng đám quánh ở trung thất sau bọc thực quản kéo dài một đoạn 20cm từ cơ hoành đến ngang rốn phổi trái, tụ mủ đóng kén.
Video đang HOT
Các bác sĩ đã bóc tách, mở rộng, rửa ổ áp- xe và đặt vào khoang lồng ngực hệ thống tưới rửa cùng với ống dẫn lưu màng phổi trái. Kiểm tra vùng thực quản thì phát hiện đường rách dài 3 cm.
Bệnh nhân đã được phẫu thuật khâu lại lỗ thủng thực quản, đắp một phần mạc nối lớn lên đường khâu, được đặt thêm 2 ống dẫn lưu và mở dạ dày nuôi ăn. Sau phẫu thuật, hồi sức, hiện sức khỏe bệnh nhân ổn, tự thở, giao tiếp được.
Theo các bác sĩ, đây là một trong những ca vỡ thực quản hiếm gặp và nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Theo các chuyên gia, khi người bệnh bị vỡ thực quản thì điển hình thường xuất hiện 3 triệu chứng:
- Bệnh nhân sẽ nôn ói nhiều: Lặp đi lặp lại, thường gặp ở đàn ông trung niên có chế độ ăn uống nhiều và hay uống rượu.
- Xuất hiện đau ngực: Khởi phát đột ngột sau nôn, đau ở ngực dưới và bụng trên, đau có thể lan lên vai trái hay sau lưng, đau tăng khi nuốt.
- Tràn khí dưới da: Đây là triệu chứng gặp ở 28-66% bệnh nhân và rất có tác dụng giúp cho chẩn đoán xác định bệnh. Chụp cắt lớp thấy hình ảnh tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, ứ khí trung thất.
90% ca đột quỵ có thể phòng ngừa
Khoảng 90% ca đột quỵ xuất phát từ tăng huyết áp, tiểu đường, hút thuốc lá, béo phì... có thể phòng ngừa bằng cách kiểm soát các yếu tố này.
PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Phó Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP HCM), cho biết chỉ khoảng 10% không tìm được nguyên nhân, còn lại hầu hết bệnh nhân đột quỵ đều mang ít nhất một hoặc thậm chí nhiều yếu tố nguy cơ. Một người béo phì, hút thuốc lá, cao huyết áp, đôi khi kèm tiểu đường, nếu không kiểm soát hiệu quả các vấn đề thì biến cố đột quỵ xảy ra gần như chắc chắn.
Theo bác sĩ Thắng, bệnh nhân đột quỵ thường nhập viện với hai tình huống. Thứ nhất, người bệnh không biết mình mang yếu tố nguy cơ, đến khi bị đột quỵ, đo huyết áp, thử đường huyết mới phát hiện. Thứ hai, bệnh nhân biết nhưng chủ quan, không điều trị hoặc bỏ dở, bởi các thủ phạm này thường có triệu chứng khá mơ hồ, trong khi tăng huyết áp, tiểu đường phải dùng thuốc kiểm soát lâu dài, hầu như điều trị suốt đời theo chỉ định của bác sĩ.
"Nhiều người đánh giá rất thấp các bệnh lý tiềm tàng này, đến lúc bùng phát thì trở tay không kịp", bác sĩ Thắng chia sẻ. Chẳng hạn, nhiều người bệnh tăng huyết áp tâm thu cao trên 180 mmHg vẫn cảm giác khoẻ mạnh bình thường nên nghĩ rằng không cần phải uống thuốc hằng ngày. Một số người sau vài tháng dùng thuốc, huyết áp ổn định thì tự ý ngưng vì ngại uống thuốc, hoặc sợ uống thuốc sẽ làm tụt huyết áp. Trong khi đó, mức huyết áp được duy trì là nhờ thuốc, khi ngưng thuốc huyết áp sẽ tăng cao trở lại.
Bác sĩ Thắng nhấn mạnh, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đầu trên thế giới, nhưng điều đáng sợ không kém là gánh nặng tàn phế. Một người đang khoẻ mạnh, sau cơn đột quỵ có thể trở nên liệt, rối loạn nuốt, suy giảm trí nhớ.... Các thống kê thấy khoảng 70% bệnh nhân đột quỵ một lần không thể quay lại cuộc sống bình thường. Bệnh nhân đột quỵ may mắn phục hồi tốt, cũng cần phải sử dụng thuốc để phòng ngừa tái phát.
Cách đây khoảng 25 năm, thế giới hầu như đầu hàng với đột quỵ vì không có biện pháp được xem là hữu hiệu làm giảm sự phá huỷ tế bào não gây ra do đột quỵ. Hiện nay, đột quỵ là bệnh chữa được nhưng đòi hỏi bệnh nhân đến sớm những giờ vàng đầu tiên để chạy đua thời gian cứu những tế bào não chưa chết, nếu đến trễ hậu quả rất lớn.
"Do đó, điều quan trọng là nên phòng ngừa, tầm soát phát hiện sớm các bệnh lý nguy cơ và quan tâm kiểm soát. Nếu chờ đến lúc bị đột quỵ và dựa vào việc bác sĩ điều trị thì khả năng thất bại rất cao nếu đến viện trễ, kể cả đến sớm thì tỷ lệ thành công cũng chỉ khoảng 50%", bác sĩ Thắng nói.
Theo bác sĩ Thắng, bệnh đột quỵ khá dễ nhận biết vì hầu hết bệnh nhân có triệu chứng liệt, yếu nửa người cùng một bên cơ thể. Triệu chứng thường gặp nữa là bệnh nhân đột nhiên méo miệng, nói không rõ, tiếng bị đớ.
"Các triệu chứng này đều xảy ra rất đột ngột, không có cơn báo trước", bác sĩ Thắng nói.
Dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ theo quy tắc FAST. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Bác sĩ Thắng khuyến cáo cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng điều trị đột quỵ càng sớm càng tốt, hầu hết nạn nhân đều tỉnh táo nên không cần sơ cứu gì khác. Việc xử trí tại nhà như cho uống thuốc hạ huyết áp, đâm kim, chích lễ... vừa không có tác dụng, vừa gây nguy hiểm bệnh nhân, đồng thời làm chậm trễ "thời gian vàng".
7 người ngộ độc do ăn củ lạ 7 người ở huyện Bảo Thắng sau khi ăn canh nấu với một loại củ rừng mua tại chợ, chóng mặt, nôn, tê lưỡi và tê đầu tay chân. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, ngày 3/11 thông tin 7 người này thuộc 3 gia đình, mua loại củ rừng tại chợ Cốc Lầu và thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai,...