Người đàn ông Nhật xây hầm trú ẩn hạt nhân
Trong lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng, ông Kenji Oribe bận rộn gia cố hầm trú ẩn hạt nhân ngay sau nhà.
Ông Oribe mất khoảng nửa năm xây hầm tránh tên lửa hạt nhân. Theo ông Oribe, căn hầm này có khả năng chịu được áp lực nổ của một quả bom nguyên tử có sức công phá tương đương loại Mỹ từng dùng để ném xuống thành phố Hiroshima trong Thế chiến II, với điều kiện quả bom rơi cách hầm từ 660m trở lên. Những người trốn trong hầm có thể sống sót được ít nhất hai tuần.
Kenji Oribe ngồi cùng bà Nobuko Oribe, giám đốc quản lý công ty của ông, trong căn hầm trú ẩn ở Suma, phía tây Nhật Bản.
Vào tuần trước, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đe dọa sẽ phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tới đảo Guam, lãnh thổ hải ngoại của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, nhiều người dân Nhật lo lắng vì những quả tên lửa này sẽ bay ngang qua ba tỉnh của Nhật Bản. Ông Oribe cho biết số lượng đơn đặt hàng xây hầm trú ẩn đã tăng đột biến sau lời đe dọa của Bình Nhưỡng.
Cánh cửa hầm có độ dày gần 50 cm được gia cố bằng nhiều lớp xi-măng chắc chắn. Nếu Triều Tiên thực sự tấn công đảo Guam như đe dọa, những quả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân sẽ bay ngang qua tỉnh Shimane, Hiroshima và Shikoku của Nhật Bản. Dù chính phủ Nhật trấn an người dân rằng hệ thống tên lửa phòng không hiện đại Patriot PAC-3 có thể bắn hạ bất cứ tên lửa nào bay vào không phận nước này, ông Oribe cho biết đơn đặt hàng xây hầm trú ẩn hạt nhân vẫn tới tấp gửi đến.
Ông Oribe chỉ cho phóng viên xem nơi ông cất trữ thực phẩm và giấy vệ sinh. Ngoài những đồ dùng thiết yếu, hầm trú ẩn này còn được trang bị hệ thống lọc không khí của Thụy Sĩ. Chi phí xây dựng một căn hầm như thế này còn tùy thuộc vào vị trí của công trình.
Ông Oribe cầm những gói thức ăn được chế biến sẵn đóng kín trong túi chân không. Loại thức ăn này chuyên được sản xuất dành cho các nhà du hành vũ trụ.
Video đang HOT
“Xây hầm trú ẩn hạt nhân rất tốn kém và mất thời gian nhưng trong bầu không khí căng thẳng này thì ai cũng cảm thấy cần phải có kế hoạch phòng ngừa mọi biến cố”, ông Oribe nói. Ông còn cho biết thêm khách hàng yêu cầu nhân viên công ty ông đến khảo sát nhà của họ để xây hầm càng sớm càng tốt.
Ông Oribe giới thiệu cách sử dụng máy lọc không khí sản xuất ở Thụy Sĩ.
Công ty của Seiichiro Nishimoto, một công ty chuyên thi công xây dựng hầm trú ẩn, cho biết đơn đặt hàng đã tăng lên đáng kể từ đầu năm. Công ty có trụ sở tại Osaka, đã bán được hơn 10 hầm trú trong tháng 5 và tháng 6, gấp đôi số đơn hàng doanh nghiệp từng bán trong một năm.
“Đa số khách hàng lo ngại về nguy cơ Triều Tiên tấn công hạt nhân”, giám đốc Nishimoto, 80 tuổi, nói. “Tôi nghĩ chúng tôi phải xây hầm trú khắp Nhật Bản. Mọi người hay kêu tốn kém nhưng loại nhỏ nhất không đắt hơn một chiếc xe hơi gia đình”.
Bánh quy, mỳ ăn liền và thức ăn dành cho các phi hành gia chất đầy trên kệ thực phẩm.
“Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng lắp hầm, mà chính phủ sẽ không tài trợ khoản này”, Oribe nói. “Chúng tôi đã trải qua thảm họa Hiroshima và Nagasaki. Bây giờ, sau hơn 70 năm, mọi người lại lo lắng về tấn công hạt nhân lặp lại”.
Ông Oribe kiểm tra lối thoát hiểm đằng sau hầm, được ngụy trang kỹ càng bằng cây cỏ. Bất chấp đe dọa liên tục của Triều Tiên, giới phân tích dự đoán sẽ khó xảy ra chiến tranh.
An Hồng
Ảnh: EPA
Theo VNE
Những lực lượng Mỹ trên tuyến đầu với Triều Tiên
Dù căng thẳng đã hạ nhiệt, các binh sĩ Mỹ đóng tại Hàn Quốc hay Guam vẫn phải đề cao cảnh giác với mối đe dọa từ Triều Tiên.
Bên trong căn cứ không quân Andersen của Mỹ trên đảo Guam. Ảnh: ABC.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hạ nhiệt đáng kể sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố hoãn kế hoạch phóng tên lửa đạn đạo tới Guam. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng quan hệ Mỹ - Triều có thể nóng lên bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi Mỹ và Hàn Quốc sắp tiến hành một cuộc tập trận lớn.
Trong trường hợp khủng hoảng Triều Tiên leo thang trở lại, lực lượng Mỹ đóng quân ở Hàn Quốc và Guam sẽ là những người đầu tiên đối mặt với mối đe dọa từ chương trình tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.
Phóng viên Vladimir Duthiers từ CBS News đã tới những căn cứ của Mỹ quanh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương nhằm tìm hiểu cách mà các lực lượng quân sự tại đây phản ứng trước kịch bản chiến tranh với Triều Tiên hay họ đang và sẽ làm gì để ngăn nó xảy ra.
Căn cứ Kunsan
Phóng viên Vladimir Duthiers tại căn cứ không quân Kunsan, Hàn Quốc. Ảnh: CBS News.
Một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ dẫn tới kết quả vô cùng thảm khốc: Hàng triệu người chết, hàng nghìn tỷ USD thiệt hại về vật chất, trật tự kinh tế, chính trị và quân sự toàn cầu đảo lộn.
Nếu Triều Tiên phát động tấn công nhằm vào Mỹ hay các đồng minh ở khu vực, căn cứ không quân Kunsan tại Hàn Quốc, cách biên giới hơn 300 km, sẽ trở thành cơ sở chiến lược tối quan trọng. Những phi công thuộc Không đoàn Tiêm kích số 8 ở đây, với biệt danh "Đàn sói", sẽ nhận nhiệm vụ tung đòn đáp trả Bình Nhưỡng.
"Nếu có chiến tranh, căn cứ chúng tôi sẽ chuyển sang trạng thái phòng vệ", Brent Pico, phi công thuộc Phi đội An ninh số 8, cho hay. Lực lượng này, với quân số khoảng 300 phi công, được huấn luyện hàng ngày để chuẩn bị cho kịch bản căn cứ Kunsan bị kẻ thù tấn công chiếm quyền kiểm soát.
Nhiệm vụ bảo vệ Kunsan mang ý nghĩa sống còn bởi căn cứ này đóng vai trò như vùng đệm trung gian để Mỹ, đối tác và đồng minh phát động các cuộc tấn công chống lại Triều Tiên.
Phóng viên Duthiers từ CBS News có cơ hội tham gia một cuộc diễn tập tấn công giả định của Phi đội An ninh số 8. Họ tới một ngọn đồi mang tên Sói đồng cỏ Lớn, điểm cao nhất ở Kunsan. Tại đây, các binh sĩ thảo luận về chiến thuật sử dụng kết hợp vũ khí nhằm đẩy lùi tất cả những cuộc tấn công vào căn cứ.
Duthiers ngồi sau tiêm kích F-16 khi tham gia một bài huấn luyện tại căn cứ không quân Kunsan. Ảnh: CBS News.
Với tầm quan sát bao quát từ đồi Sói đồng cỏ Lớn, lực lượng an ninh có thể bảo vệ an toàn được các đường băng cho chiến đấu cơ F-16 thuộc Không đoàn Tiêm kích số 8 cất cánh, thực hiện sứ mệnh dội bom Triều Tiên hay đối phó với những cuộc không kích.
Căn cứ Andersen
Một điểm đến khác của Duthiers là đảo Guam ở Tây Thái Bình Dương, nơi Mỹ đặt nhiều căn cứ quân sự chiến lược quan trọng, đồng thời là nơi Triều Tiên tuần trước đe dọa sẽ tấn công tên lửa "bao trùm" nó.
Tư lệnh Không quân Mỹ Sam White, chỉ huy 36 nhóm tác chiến tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam, giải thích tầm quan trọng của cơ sở này. "Nó có vị trí độc nhất vô nhị giúp Mỹ vươn sức mạnh tới mọi vị trí thuộc Thái Bình Dương", ông nói.
Mặt khác, các oanh tạc cơ chiến lược B1 Lancer với ưu thế về "tốc độ, thời gian hoạt động và tải trọng" tại căn cứ Andersen sẽ là vũ khí hàng đầu chống trả Triều Tiên.
"Chúng tôi ở Guam, xa hơn bất cứ ai, nhưng chúng tôi thực sự có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên toàn cầu từ đây, từ căn cứ không quân Andersen", ông White nhấn mạnh.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Vũ khí "khủng nhất" Ấn Độ đối đầu tên lửa mạnh nhất TQ Một khi chiến tranh nổ ra, các tên lửa đạn đạo hạt nhân mạnh nhất của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ trở thành tâm điểm chú ý bởi sức tấn công hủy diệt đáng sợ. Ấn Độ lần đầu phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 vào năm 2012. Theo IB Times, nguồn tin quân sự Trung Quốc và...