Người đàn ông nhận mũi vaccine Pfizer đầu tiên trên thế giới đã qua đời, không vì COVID-19
Cụ ông 81 tuổi ở Anh, người làm nên lịch sử khi trở thành người đàn ông đầu tiên được tiêm vaccine COVID-19 trên thế giới, đã qua đời nhưng vì căn bệnh không liên quan COVID-19.
Y tá tiêm vaccine cho cụ William Shakespeare. Ảnh: PA
Theo truyền thông Anh, ông William Shakespeare đã được tiêm vaccine COVID-19 vào ngày 8/12/2020 tại bệnh viện Đại học Coventry và Warwickshire.
Ông được tiêm liều vaccine Pfizer đầu tiên tại cùng bệnh viện và ngay sau cụ bà 91 tuổi Margaret Keenan, người phụ nữ đầu tiên được tiêm vaccine trên thế giới.
Video đang HOT
Bạn bè của ông cho biết ông đã qua đời ngày 20/5 và khi còn sống, ông Bill (tên thân mật) luôn coi món quà tốt nhất là đã được tiêm vaccine COVID-19. Ông qua đời sau một thời gian mắc các bệnh không liên quan tới COVID-19, tại chính bệnh viện ông đã tiêm vaccine.
Tổ chức Lao động West Midlands bày tỏ chia buồn với gia đình ông và nhắc lại trên Twitter: “Ông Bill đã xuất hiện trên báo chí toàn cầu khi là người đàn ông đầu tiên được tiêm vaccine COVID-19″.
Người Thái lưỡng lự tiêm vaccine Covid-19
Một cuộc thăm dò cho thấy gần 40% dân Thái ngần ngại tiêm vaccine Covid-19, dù nước này sắp khởi động chiến dịch tiêm chủng hàng loạt.
Cuộc khảo sát do YouGov, tổ chức phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường có trụ sở ở Anh, cho thấy số người Thái Lan sẵn sàng tiêm vaccine Covid-19 vào tháng này là 63%, giảm mạnh so với con số 83% hồi tháng một và thấp hơn 66% ở Philippines.
Một cuộc thăm dò khác từ Suan Dusit, có trụ sở tại Thái Lan, hôm 23/5 cũng cho thấy chỉ khoảng 64% người được hỏi sẵn sàng tiêm vaccine Covid-19, giảm 2% so với kết quả hồi đầu năm.
Khi được hỏi quan điểm cụ thể về việc tiêm chủng ở Thái Lan, chỉ khoảng 57% người tham gia khảo sát cho rằng vaccine Covid-19 sẽ giúp phát triển khả năng miễn dịch và giảm thiểu tác động từ virus, trong khi 59% tỏ ra lo lắng về các tác dụng phụ của vaccine.
Nhân viên y tế chuẩn bị ống tiêm vaccine Covid-19 tại Bangkok, Thái Lan, hôm 4/5. Ảnh: Reuters.
Chiến dịch tiêm chủng của Thái Lan, dự kiến bắt đầu vào ngày 7/6, chủ yếu sử dụng vaccine của AstraZeneca. Tuy nhiên, cuộc khảo sát cho thấy 66% người Thái Lan được hỏi tin vào loại vaccine này, kém hơn so với 75% tin tưởng vào vaccine Pfizer của Mỹ.
Thái Lan đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số vào cuối năm, con số mà các điểm nóng du lịch cần phải đạt được trước khi mở cửa đón người nhập cảnh đã tiêm vaccine.
Nước này đang thực hiện đăng ký tiêm vaccine cho 16 triệu người đầu tiên, gồm những người trên 60 tuổi hoặc có vấn đề sức khỏe. Tới nay đã có 7,8 triệu người Thái Lan đăng ký tiêm.
Phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri cho biết ông tin rằng người dân sẽ nhanh chóng chấp nhận vaccine khi chương trình tiêm chủng khởi động.
"Khi Thái Lan nhận được nhiều liều vaccine hơn, sẽ có nhiều điểm tiêm chủng hơn. Điều này sẽ giúp tạo ra nhận thức của cộng đồng khi họ chứng kiến phần lớn những người đã tiêm vaccine đều không gặp tác dụng phụ nghiêm trọng", Burapachaisri nói.
Thái Lan gần đây đương đầu đợt bùng phát Covid-19 mới từ các cụm dịch trong nhà tù. Nước này hiện ghi nhận hơn 135.000 ca nhiễm và hơn 830 ca tử vong kể từ khi xuất hiện Covid-19 vào năm ngoái.
Mỹ điều tra các trường hợp viêm cơ tim ở người trẻ tiêm vaccine COVID-19 Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã ghi nhận một số trường hợp thanh thiếu niên bị viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine COVID-19. Nhân viên y tế ở Los Angeles (Mỹ) chuẩn bị liều vaccine Moderna phòng bệnh COVID-19. Ảnh: Getty Images Theo trang The Guardian (Anh), trong một tuyên bố hôm 17/5, Uỷ ban Cố...