Người đàn ông nghi nhiễm corona tử vong khi trở về từ Trung Quốc là do viêm phổi
Một người đàn ông Quảng Bình vừa trở về từ Trung Quốc xét nghiệm âm tính với virus corona nhưng đã tử vong. Nguyên nhân được các bác sĩ xác định là do viêm phổi.
Theo Sở Y tế tỉnh Quảng Bình, người đàn ông 46 tuổi này ngụ ở xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch.
Cách đây 2 tháng, ông này trở về quê sau khi làm tại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sau đó ông phát bệnh và được người thân đem vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới cách ly, điều trị vì nghi nhiễm virus corona (nCoV).
Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới
Bệnh nhân trên được Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình lấy mẫu gửi vào viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm cùng 9 trường hợp khác và kết quả âm tính với nCoV.
Sau đó, bệnh nhân được chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế điều trị với triệu chứng viêm phổi, sau đó đã tử vong. Bệnh viện Trung ương Huế cũng khẳng định nguyên nhân tử vong không phải bị nhiễm nCoV.
Báo cáo nhanh của Sở Y tế tỉnh Quảng Bình cho biết, tính đến ngày 10/2 đã có 10 trường hợp nghi ngờ nhiễm virus corona được điều trị cách ly tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới.
Sau khi lấy mẫu gửi vào viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm, đều cho ra kết quả âm tính đối với 10 bệnh nhân này.
Hồng Hải
Video đang HOT
Theo vietnamdaily
Liên tiếp những vụ tử vong do mắc cúm A/H1N1: Chuyên gia cảnh báo không được chủ quan
Giới chuyên gia nhận định, cúm A/H1N1 là bệnh cúm có diễn biến không hề đơn giản, có thể gây tử vong. Khi bệnh đang vào mùa dịch cần hết sức cẩn trọng với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Mùa cúm hoành hành, xuất hiện nhiều trường hợp tử vong do mắc cúm A/H1N1
Mới đây, tại Phú Yên xuất hiện trường hợp bệnh nhi 27 tháng tuổi tử vong do mắc cúm A/H1N1 khiến nhiều người lo sợ dịch bệnh cúm diễn biến bất thường. Theo đó, cháu N. bắt đầu có triệu chứng sốt, ho từ 29/11. Người nhà tự mua thuốc cho cháu uống nhưng không rõ thuốc gì. Hôm sau, khi thấy cháu N. không có dấu hiệu thuyên giảm, gia đình đưa đến điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Phú Yên và được chẩn đoán viêm phổi nặng.
Đến 4/12, tình trạng của bệnh nhi nặng hơn, được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định và cũng được chẩn đoán bị viêm phổi nặng. Sau đó, kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur Nha Trang xác định bệnh nhân N. dương tính với cúm A/H1N1. Đến 9/12, bệnh nhân bị tiên lượng xấu, người nhà xin đưa về và cháu N. đã tử vong trên đường. Nhiều người có tiếp xúc với bé được khoanh vùng theo dõi thêm.
Mới tháng trước, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum cũng cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do mắc bệnh cúm A/H1N1. Bệnh nhân tử vong là một nhà sư, tên là N.T.T (37 tuổi, ni cô chùa Pháp Hoa, ở xã Hòa Bình, TP Kon Tum).
Theo đó, bệnh nhân T khởi phát bệnh từ ngày 25/10 với biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, tiếp xúc chậm, chân tay lạnh. Đến ngày 3/11, bệnh tình chuyển biến nặng, bệnh nhân đã nhập viện điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc (BV Đa khoa tỉnh Kon Tum).
Ngày 6/11, kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên khẳng định mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1. Qua 5 ngày điều trị, bệnh nhân qua đời và được chẩn đoán tử vong do bệnh cúm A/H1N1.
Có thể nói, dịch bệnh cúm đang vào mùa hoành hành và có diễn biến vô cùng phức tạp. Giới chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh mọi người cần phải hết sức cẩn trọng. Đừng nghĩ chỉ là mắc cảm xoàng rồi tự ý ra hiệu thuốc mua uống khi chưa rõ bệnh tình ra sao. Thực tế cho thấy một cơn cảm cúm đôi khi có diễn biến khó lường, thậm chí cướp mạng sống của bạn chỉ trong tích tắc.
Không được chủ quan với bệnh cúm, cần đi tiêm chủng cũng như dắt túi những cách phòng tránh cực đơn giản ngay lúc này!
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), bệnh cảm cúm là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên, lây nhiễm qua đường hô hấp, trực tiếp từ người bệnh sang người khỏe. Tại Việt Nam, các virus gây nên bệnh cúm thường gặp là cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và cúm B.
Căn bệnh này có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng thường trở nên phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, người già, người làm việc cường độ cao, người đang mắc phải một số bệnh mãn tính...
Theo Cục Y tế dự phòng, virus cúm A/H1N1 có thể dễ dàng lây lan từ người sang người giống như cách lây lan của cúm thường qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Người bệnh cũng có thể nhiễm virus cúm do tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm virus, chạm vào khăn giấy đã dùng có nhiễm virus sau đó đưa tay lên mũi, miệng hoặc dụi mắt. Việc dùng chung đồ dùng, ly uống nước, hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh cũng có thể lây nhiễm virus cúm A/H1N1.
Theo BS Dũng, căn bệnh này có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng thường trở nên phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, người già, người làm việc cường độ cao, người đang mắc phải một số bệnh mãn tính, khả năng chống chọi virus, vi khuẩn yếu kém hơn những người khác.
Tiêm phòng cúm là giải pháp cấp thiết vì nó có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm virus từ 10-60%.
Nhóm bệnh nhân mắc cúm có diễn biến thất thường nhất, đáng lo ngại nhất là nhóm những người mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh về phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản... Đặc biệt là nhóm bệnh nhân có vấn đề sẵn ở đường hô hấp, khi mắc cảm cúm, các triệu chứng của bệnh mãn tính càng được thể bùng phát và diễn biến nặng nề hơn, thậm chí là tử vong. Do đó, đừng bao giờ nghĩ chỉ một cơn cảm cúm xoàng thì chẳng có nghĩa lý gì với sức khỏe con người.
Điều vô cùng đáng lo ngại hiện nay chính là người dân luôn có suy nghĩ nhầm lẫn giữa cảm cúm với cảm lạnh thông thường. Để phân biệt, bác sĩ Dũng lưu ý, các triệu chứng của bệnh cảm cúm nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.
Nếu cảm thấy mệt mỏi quá mức so với bình thường, chuyên gia khuyên người dân nên nhập viện càng sớm càng tốt. Nếu thấy xuất hiện hiện tượng sốt cao sau vài ngày sốt nhẹ, đau nhức toàn thân, đau ngực, khó thở... thì càng phải đến viện sớm. Đây chính là những biến chứng cực nguy hiểm của bệnh cảm cúm, không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi... phòng tránh mắc bệnh cúm.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, trong thời điểm dịch bệnh cúm diễn biến bất thường, người dân nên chú ý thực hiện phòng tránh bệnh cúm như sau:
- Tiêm phòng cúm vì nó có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm virus từ 10-60%.
- Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi; hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm.
- Ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm.
- Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.
- Những trường hợp sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử lý, phòng tránh lây lan.
Tiểu Nguyễn
Theo baodansinh
Bỉ ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên nghi do thuốc lá điện tử Trả lời chất vấn trước Quốc hội Bỉ, Bộ trưởng Y tế Maggie De Block cho biết nhà chức trách nghi ngờ ca tử vong vì viêm phổi nặng nói trên có liên quan tới thuốc lá điện tử. Người dân hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: AFP/TTXVN) Nhà chức trách Bỉ ngày 15/11 ghi nhận trường hợp một thanh niên 18 tuổi...